Đặc điểm thang điểm test Hamilton

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 74 - 75)

Rối loạn lo âu lan tỏa được mô tả, hướng dẫn chẩn đoán theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10. Lâm sàng là yếu tố quyết định chẩn đoán, nhưng các nhà khoa học còn sử dụng các công cụ hỗ trợ là các trắc nghiệm tâm lí để hỗ trợ chẩn đoán. Ở Việt Nam phổ biến nhất là 2 bộ test Thang điểm đánh giá lo âu Zung Self – Rating Scale (SAS) và Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale – HARS) đã được chẩn hóa và sử dụng thường quy. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang HARS.

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy 100% bệnh nhân vào viện có thang điểm Hamilton > 7 là có lo âu bệnh lí, khi ra viện 20,5% còn có lo âu bệnh lí trên test Hamilton.

Khi vào viện, 100% bệnh nhân đều có thang điểm Hamilton lo âu bệnh lí. Điều này phù hợp với với nhận định của Haug (2004) cho rằng, số triệu chứng cơ thể càng nhiều thì chỉ số trong các thang điểm đánh giá lo âu càng cao .

Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi ra viện chỉ có 20,5% bệnh nhân còn lo âu bệnh lí trên thang điểm. Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phước Bình (2010) khi còn tới 52% bệnh nhân còn biểu hiện bệnh lí trên thang điểm .

Điểm trung bình của test Hamilton khi vào viện là 17,45 ± 6,23, khi ra viện là 6,07 ± 3,16 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Kalinin (2011) điểm trung bình Hamiton của bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa là 29, sự khác biệt có lẽ nghiên cứu của Kalinin là trên diện rộng ở quốc gia Croatia kinh tế văn hóa y tế có sự khác biệt với nước ta .

Từ các kết quả trên, chúng tôi nhận thấy khi ra viện thang điểm Hamilton có sự cải thiện rõ rệt. Hiện nay trình độ chuyên môn bác sĩ chuyên ngành tâm thần được nâng cao, nhiều loại thuốc tốt và được phối hợp nhiều phương pháp điều trị nên có lẽ bệnh nhân tiến triển tốt hơn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 74 - 75)