Phân bố, liều lượng thuốc BZD và CTC trong điều trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 70 - 72)

Trong cơ chế sinh hóa não của rối loạn lo âu lan tỏa có liên quan tới GABA, là chất quan trọng nhất trong cơ chế bệnh nguyên. Vì BZD là chất làm tăng ái lực của thụ thể GABA với GABA và làm tăng lượng GABA trong não giảm triệu chứng lo âu nên BZD được sử dụng nhiều nhất. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 100% bệnh nhân được sử dụng BZD với liều trung bình 9,32 ± 3,51mg. Bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa được điều trị bằng BZD sớm ngay từ khi vào viện cho hiệu quả cao, cải thiện bệnh tốt.

Theo Moira A.Rynn (2004), BZD dùng tốt cả giai đoạn cấp và duy trì. Tuy nhiên, khi giảm thuốc phải từ từ để tránh hội chứng cai xuất hiện. Gliatto khuyến nghị phải giảm từ từ 25% mỗi tuần mặc dù triệu chứng lo âu có thể thoáng xuất hiện nhưng sẽ hết ngay , .

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm là 100%. Như ta đã biết, trầm cảm và lo âu cùng một trục bệnh lí cảm xúc. Trong cơ chế sinh hóa não của rối loạn lo âu lan tỏa, ngoài GABA ra còn liên quan mốt số chất khác trong não như serotonin, norepinephrine tác động lên vùng cảm xúc lo âu là thùy trán, hồi hải mã, hạnh nhân. Do đó, các thuốc chống trầm cảm cũng cho hiệu quả cao trong điều trị lo âu. Đặc biệt, thuốc chống trầm cảm có ưu điểm là không gây tình trạng lệ thuộc thuốc nên có thể sử dụng kéo dài. Theo Kaplan, có tới 25% bệnh nhân tái phát khi ngừng thuốc điều trị và 60 – 80% tái phát ở những năm tiếp theo .

Tỉ lệ sử dụng các thuốc chống trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi là sertralin chiếm 47,7%, mirtazapin 56,8%, paroxetin 2,3% và thuốc duy nhất thuộc nhóm chống trầm cảm 3 vòng là amitriptylin chiếm 27,3%. Như vậy thuốc chống trầm cảm thế hệ mới dùng nhiều hơn CTC 3 vòng. Điều này phù

hợp với nhận xét của Lieberman (2006) là SSRI hiệu quả tốt nhất và ít tác dụng phụ trong điều trị bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa sau đó mới đến thuốc chống trầm cảm 3 vòng và IMAO .

Liều trung bình điều trị các thuốc chống trầm cảm mirtazapin 36,6 ± 12,31mg, sertralin 135,71 ± 45 mg, amitriptylin 50 ± 23,84 mg, paroxetin 40mg. Liều trung bình này cũng nằm trong liều nghiên cứu và khuyên dùng của các nghiên cứu nước ngoài là sertralin 50 – 200 mg, mirtazapin 15 – 60 mg, amitriptylin 50 – 225 mg, paroxetin 20 – 50 mg , , .

Theo Boira Rynn (2004), bệnh nhân được điều trị bằng paroxetin tỉ lệ tái phát chỉ là 10,9% so với giả dược 39,9% và sau điều trị thuyên giảm 73% so với giả dược 34% . Sheehan (2003) cho rằng, paroxetin là thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa hiệu quả nhất trong nhóm SSRI và là tương đương với BZD trong cải thiện các triệu chứng cơ thể, paroxetin cũng là thuốc đầu tiên được FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ chấp nhận điều trị rối loạn lo âu lan tỏa .

Trong nghiên cứu của chứng tôi chỉ có 1 bệnh nhân sử dụng paroxetin còn lại chủ yếu là sertralin thuộc nhóm SSRI và mirtazapin thuộc nhóm NaSSa. Có lẽ cần có những nghiên cứu sâu hơn về các loại thuốc mới cho cho kết quả và giải thích rõ hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 27,3% bệnh nhân điều trị amitriptylin với liều trung bình 50 ± 23,84 mg. Ít sử dụng chống trầm cảm 3 vòng dường như do tác dụng phụ của thuốc nhiều, điển hình là tác dụng khô miệng lại là triệu chứng rối loạn thần kinh tự trị trong lo âu nên cũng ít được sử dụng. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Fricchione (2004) cho rằng khi sử dụng chống trầm cảm 3 vòng giai đoạn đầu có thể gây bồn chồn, mất ngủ điều này có thể khiến bệnh nhân không tuân thủ điều trị, mặc dù có tới hơn 50% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng .

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 36,4% bệnh nhân được sử dụng propranolon với liều trung bình 35 ± 15,5 mg trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Propranolon là – Blocker thuộc nhóm tim mạch nhưng được điều trị trong những cơn lo âu cấp, tim đập nhanh, hồi hộp cho tác dụng rất tốt. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Gliatto (2000) cho rằng propranolon có tác dụng tốt với cơn lo âu của bệnh nhân làm giảm nhịp tim mặc dù không có tác dụng cải thiện các triệu chứng cơ thể .

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w