Đặc điểm lâm sàng nhóm triệu chứng da – giác quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 68 - 70)

Nhóm triệu chứng da – giác quan gồm các triệu chứng: Ra mồ hôi tay chân: sự tăng bài tiết mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân; nổi da gà: xuất hiện do phản ứng với lạnh, cơ dưới da co lại, sau đó là cơ dựng lông;

chóng mặt; tăng cảm giác: khi ngưỡng kích thích giảm thì kích thích nhẹ

cũng như là gây ra mạnh; tê bì.

Nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả, triệu chứng ra mồ hôi tay chân nhiều nhất với 70,5% kết quả này tương đương với Nguyễn Thị Phước Bình (2010) với tỉ lệ 68%.

Triệu chứng tê bì với 50%, chóng mặt 47,7%. Kết quả này của chúng tôi có sự khác biệt và thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phước Bình với tỉ lệ tê bì 67%, chóng mặt 58% , nghiên cứu của Trần Trung Hà (2000) tỉ lệ ra mồ hôi 89,5%, chóng mặt 81,6%, tê bì 63,2% .

Các kết quả nghiên cứu trên tuy khác biệt nhưng tỉ lệ đều rất cao. Điều này phù hợp với nhận xét của David Semple triệu chứng hay gặp trong lo âu là tê bì, chóng mặt . Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả triệu chứng ra mồ hôi tay chân có tỉ lệ cao nhất 70,5% điều này có lẽ phù hợp với tiêu chuẩn đề

ra của WHO, ra mồ hôi tay chân là 1 trong 4 triệu chứng rối loạn thần kinh tự trị cơ bản là yếu tố quyết định chẩn đoán RLLALT .

Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng các triệu chứng phân bố ở 2 giới là đồng đều không có sự khác biệt với ra mồ hôi tay chân nam (34,1%), nữ (36,4%), tê bì nam (22,7%), nữ (27,3%). Kết quả này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thị Phước Bình các triệu chứng trên tương đương ở 2 giới .

Chúng tôi nhận thấy rằng ra mồ hôi, nổi da gà, tê bì xuất hiện nhiều vào chiều, tối với tỉ lệ lần lượt là 54,9%, 66,7%, 46,4%, triệu chứng chóng mặt xuất hiện nhiều vào sáng với 95,2%. Triệu chứng chóng mặt xuất hiện nhiều vào buổi sáng có lẽ ngoài yếu tố lo âu thì dường như con do cơ thể suy nhược sau thời gian dài sống trong lo âu và căng thẳng.

Ví dụ bệnh nhân Trần Thị N 26 tuổi từ nhỏ đến lớn phát triển thể chất tâm thần bình thường, không mắc bệnh nội khoa mạn tính. Hiện chưa có gia đình, sống cùng bố mẹ làm tự do. Khoảng hơn 2 năm nay bệnh nhân tự nhiên xuất hiện hay lo lắng các việc, lo mơ hồ không rõ là lo gì. Bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi cảm thấy không thể thư giãn. Xuất hiện tê bì trên da và hay ra mồ hôi tay chân, nhiều lúc còn thấy ớn lạnh. Mùa hè bệnh nhân cũng phải mặc quần áo dài, trong khi ra mồ hôi tay liên tục. Bệnh nhân lo nghĩ nhiều ăn uống kém, đêm bệnh nhân trằn trọc khó ngủ thường xuyên 2 – 3h sáng mới ngủ được, ngủ sáng ra hay chóng mặt không muốn làm gì. Cứ về chiều bệnh nhân ra mồ hôi tay chân nhiều, nổi cả da gà và tê bì. Lúc nào cũng quần áo dài và ngồi trong nhà để tránh cảm giác ớn lạnh, nổi da gà. Thấy tình trạng bệnh nhân mệt mỏi ăn ngủ kém, lo nghĩ nhiều, các triệu chứng như trên kéo dài, gia đình đưa đi khám tại bệnh viện được chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa và điều trị nội trú.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 68 - 70)