Đặc điểm lâm sàng nhóm triệu chứng thần kinh – cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 67 - 68)

Nhóm thần kinh - cơ gồm các triệu chứng: Rung cơ mặt: co giật 1 phần cơ kéo dài trong vài giây, không đau, run mi mắt, run tay chân: là do sự co cơ xen kẽ cơ chính động và đối động tăng khi có xúc động

Chúng tôi nghiên cứu thu được kết quả, xuất hiện nhiều là nhóm run tay chân với 63,6% con run cơ mặt và run mi mắt đều xuất hiện với tần số thấp với 2 bệnh nhân chiếm 4,6%.

Chúng tôi nhận thấy, kết quả cao hơn so với La Đức Cương khi nghiên cứu bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm tỉ lệ run tay chân là 58,1% , Hồ Thu Yến khi nghiên cứu triệu chứng cơ thể của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ độ tuổi 45-59 với run tay chân là triệu chứng của lo âu có tỉ lệ 55% .

Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có lẽ là do run tay chân là sự hưng phấn hệ thần kinh tự trị biểu hiện đặc trưng của rối loạn lo âu lan tỏa và là một trong các triệu chứng cốt lõi theo tiêu chuẩn của ICD-10 ( một trong các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, run tay chân, khô miệng phải có trong chẩn đoán).

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tần xuất xuất hiện trong ngày của nhóm thần kinh – cơ là rải rác, không tập trung vào một thời điểm. Tỉ lệ gặp run tay chân buổi sáng 32,1%, chiều tối 17,9%, nhiều lần trong ngày 50%, Trong nhóm thần kinh – cơ tỉ lệ nam nữ là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Kết quả của chúng tôi là phù hợp với kết luận của Trần Thị Thu Hà khi nghiên cứu các bệnh nhân lo âu trên 45 tuổi . Điều này có phải chăng triệu chứng cốt lõi, cơ bản theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 luôn xuất hiện tần xuất lớn và phân bố đều ở cả 2 giới không phụ thuộc vào lứa tuổi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w