Chủ đầu tư: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Ninh Hòa 140
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc Tài ngun và Mơi trường Khánh Hịa
Thuyết minh công nghệ:
- Nước rỉ rác: Chất thải sinh hoạt được tập trung vào khu vực chứa rác. Sau một thời gian phân hủy tạo ra nước rỉ rác. Nước rỉ rác sẽ được bơm về hồ chứa nước rỉ rác sau đó được bơm lên khu vực xử lý.
- Bể trộn vôi: Nước rỉ rác được bơm vào bể trộn vôi. Tại đây một lượng vôi bột được cho trực tiếp vào bể. Vơi bột hịa trộn vào nước thải nhờ một giàn khí dưới đáy bể. Mục đích kiềm hóa nước thải nâng pH khử kim loại nặng, thay đổi cấu trúc, hay bẽ gãy liên kết các chất hữu cơ…nhằm giảm tính độc trong dịng thải cần xử lý.
- Tháp lắng vơi: Nước trong bể trộn vôi được bơm qua 2 tháp lắng vôi. Tại đây bùn vôi (chủ yếu gồm vôi cặn CaCO3 chất hữu cơ, hidroxit kim loại…) được tách ra khỏi dòng thải đưa về bể chứa bùn. Dòng thải sau khi tách bùn đưa về bể trung gian I ổn định lưu lượng.
- Bể trung gian I: Tại bể trung gian I nước thải được điều chỉnh pH lên từ 10,5 - 11,5. Việc tăng pH nước thải nhờ vào hệ thống bơm định lượng bổ sung SODA – xút vảy (NaOH). Lượng NaOH cần bổ sung sẽ được điều chỉnh theo bơm định lượng trong quá trình xử lý được kiểm tra bằng thiết bị đo pH cầm tay.
- Tháp tác Amoni (thổi NH3): Nước thải sau khi được nâng pH lên 10,5 - 11,5 sẽ được bơm vào thiết bị tách khí Amoni. Tại đây nước được bơm qua các giàn ống đục lỗ (giàn mưa), phía dưới quạt thổi trực tiếp khơng khí vào thiết bị để làm thống cưỡng bức tách NH4+ ra khỏi nước thải.
NH4+ + O2à NH3 + H2O
- Bể trung gian II: Nước thải sau khi tách Amoni sẽ được đưa về bể trung gian II ổn định lưu lượng. Tại đây bơm định lượng sẽ bơm dung dịch Acid Sunfuric (H2SO4) điều chỉnh pH xuống 7-8,5. Tạo mơi trường cho hóa chất keo tụ PAC và trợ keo tụ PAM phản ứng, giảm thời gian lưu cho quá trình lắng.
- Tháp lắng sơ cấp: Nước từ bể trung gian II được bơm lên tháp lắng sơ cấp. Cùng việc châm hóa chất keo tụ (PAC) và trợ keo tụ (PAM). Các chất lơ lửng, cặn rắn, các chất kết tủa trong dòng thải sẽ được tách đưa về bể chứa bùn.
- Bể vi sinh hiếu khí (AEROTANK): Nước từ tháp lắng sơ cấp sau khi đã tách bùn được cấp trực tiếp sang hai bể hiếu khí, tại bể hiếu khí, máy nén khí sẽ cung cấp O2 cho quá trình phân giải các chất hữu cơ trong của vi sinh vật. Qúa trình này nhằm xử lý BOD và COD, giảm lượng Nitơ, Phospho trong dòng thải. Nước sau khi được xử lý chảy vào bể lắng điều hòa.
CxHyOz + O2 --------------------à Sinh khối + CO2 + H2O + Bùn (thải sinh khối)
Chất dinh dưỡng (N,P…) Vi sinh vật
Giấy phép môi trường “Hố chôn lấp rác thải sinh hoạt tại bãi rác Hòn Rọ”
Chủ đầu tư: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Ninh Hòa 141
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc Tài ngun và Mơi trường Khánh Hịa
- Bể lắng ngang: Nước thải sau xử lý tại Aerotank đưa qua bể lắng điều hòa ổn định lưu lượng đồng thời tiếp tục quá trình lắng trọng lực, bùn cặn lơ lửng sau xử lý vi sinh.
- Tháp lắng thứ cấp: Nước từ bể lắng ngang được bơm cấp vào tháp lắng thứ cấp đồng thời châm lượng dung dịch PAM, PAC. Tại đây q trình khử màu và lắng cặn cịn xót lại. Phần nước trong sẽ được chảy sang bể khử trùng.
- Bể khử trùng: Tại đây nước thải được khử trùng trước khi đưa về hồ sinh học, hóa chất khử trùng (dung dịch Javel, chlorine) được bơm vào để thực hiện quá trình này. Nước tại hồ sinh học được bơm lên tưới cây và tưới đường nhầm hạn chế bụi.
* Kích thước các cơng trình xử lý: * Bể điều hịa – trộn vơi:
- Bể điều hịa trộn vơi có kích thước D x R x C = 2,1 x 2,55m x 2,3m
- Chínhgiữa có vách ngăn, phía dưới đáy có bố trí hệ thống ống phân phối khí để hịa trộn vơi, kết cấu bê tông cốt thép.
- Bể điều hịa - trộn vơi có bố trí bơm để bơm nước thải sau khi trộn vôi sang tháp lắng vôi.
* Tháp lắng vơi : 2 Tháp
- Tháp lắng vơi có kích thước D x H = 1,5m x 2,7m, hoạt động lắng bằng trọng lực, chính giữa có ống lắng trung tâm, nước sau lắng được thu qua máng thu răng cưa.
- Tháp lắng trung tâm được làm bằng thép, bên ngồi có trán lớp composit.
* Bể trung gian I :
- Bể trung gian I xây dựng bằng vật liệu BTCT, kích thước: D x R x C = 2,1m x 2,55m x 2,3m. Chức năng lưu chứa và ổn định chất lượng nước.
* Tháp đuổi NH3
- Tháp đuổi NH3 được làm bằng thép, bên ngồi trán composit, kích thước D x h = 1,5m x 3,2m. Bên trong tháp đuổi NH3 có bố trí hệ thống phân phối nước theo hình ziczac.
- Tháp đuổi NH3 được cung cấp khí bằng quạt thổi được lắp đặt phía dưới thân tháp.
* Bể trung gian II
- Bể trung gian II xây dựng bằng vật liệu BTCT, kích thước: D x R x C = 2,1m x 2,55m x 2,3m. Chức năng lưu chứa và ổn định chất lượng nước.
Chủ đầu tư: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Ninh Hòa 142
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc Tài ngun và Mơi trường Khánh Hịa
- Tháp keo tụ - lắng sơ cấp có kích thước D x H = 2,5m x 3m, hoạt động lắng bằng trọng lực, chính giữa có ống lắng trung tâm dùng để phản ứng keo tụ dựa vào dòng chảy li tâm, nước sau xử lý được thu qua máng thu.
- Tháp lắng trung tâm được làm bằng thép, bên ngồi có trán lớp composit.
* Bể sinh học hiếu khí lót bạt:
- Bể có thể tích V =200m3 giữa bể có hệ thống cung cấp khí bằng máy khuấy trộn bề mặt cung cấp khí cho hoạt động của vi sinh vật.
* Bể sinh học hiếu khí bằng bê tơng cớt thép
- Bể sinh học hiếu khí được bố trí cụm gồm 02 bể như nhau và hoạt động song song. Bể được xây dựng như sau: xây dựng bằng BTCT, kích thước D x R x C = 4m x 5.25m x 4,3m. Bên trong bể có lắp đặt bể ống và phểu thu nước sau xử lý, dưới đáy bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật.
* Tháp lắng sinh học:
- Tháp lắng sinh học có kích thước D x H = 2,5m x 3m, hoạt động lắng bằng trọng lực, chính giữa có ống lắng trung tâm dùng để phản ứng keo tụ dựa vào dòng chảy li tâm, nước sau xử lý được thu qua máng.
* Tháp keo tụ - lắng thứ cấp
- Tháp keo tụ - lắng thứ cấp có kích thước D x H = 2,5m x 3m, hoạt động lắng bằng trọng lực, chính giữa có ống lắng trung tâm dùng để phản ứng keo tụ dựa vào dòng chảy li tâm, nước sau xử lý được thu qua máng thu răng cưa.
- Tháp lắng trung tâm được làm bằng thép, bên ngồi có trán lớp composit
* Bể khử trùng:
- Bể khử trùng xây dựng bằng vật liệu BTCT, kích thước D x R x C = 1m x 2,55m x 2,6m. Có chức năng khử trùng nước thải và khử một phần màu trong nước thải.
* Bể chứa bùn
- Bể chứa bùn xây dựng bằng vật liệu BTCT, kích thước D x R x C = 1,2m x 1,95m x 2,3m.
(3) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước rửa xe
- Theo qui định về quản lý BCL, tất cả các xe ra khỏi BCL đều phải rửa xe để tránh gây ô nhiễm môi trường trên đường vận chuyển. Lượng nước rửa xe mỗi ngày ước tính khoảng 4,9 m3.
- Nước rửa xe được thu gom về hồ chứa nước rỉ rác nhỏ có diện tích 1.250m2, sau đó bơm về hệ thống XLNT có cơng suất 60m3/ngày.đêm. Nước thải sau khi được xử lý được xả ra hồ sinh học có diện tích 1.300m2 với dung tích hồ chứa 3.258m3.
Giấy phép môi trường “Hố chôn lấp rác thải sinh hoạt tại bãi rác Hòn Rọ”
Chủ đầu tư: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Ninh Hịa 143
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Mơi trường Khánh Hịa
(4) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước mưa chảy tràn
- Hạn chế nước mưa xâm nhập vào trong bãi chôn lấp là một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế và vận hành để giảm thiểu lượng nước rị rỉ sinh ra. Vì thế việc quản lý và vận hành, hạn chế lượng nước mưa xâm nhập vào bãi chôn lấp sẽ được tiến hành như sau:
- Xung quanh bãi chôn lấp và các ơ chơn lấp được thiết kế các mương thốt nước mưa, không cho nước mưa chảy tràn vào bãi chơn lấp. Tồn bộ hệ thống rãnh thu gom nước mặt ở xung quanh bãi thường xuyên được nạo vét lưu thông, hệ thống tường chắn của bãi rác được bảo đảm cách ly tốt.
- Bên ngồi khu vực bãi chơn lấp, để ngăn nước từ các sườn dốc chảy vào khu vực bãi chơn lấp
+ Đối với mương cơ trên (phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam dự án) chạy dọc tuyến bờ bao và xung quanh ô chơn lấp mới: Kết cấu mương cơ trên phía Tây sử dụng mương đất (B đáy+B mặt)xH= (0,8m+2.4m)x0,8m, chiều dài mương đất 472,6m. Mương Phía Bắc và phía Nam sử dụng mương đất (B đáy+B mặt)xH= (1,0m+3,0m)x0,1m, chiều dài mương đất 170,7m.
+ Đối với mương cơ dưới (phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam dự án) chạy dọc tuyến bờ bao: Kết cấu mươngSử dụng mương đất kích thước mương (B đáy+B mặt) x H= (0,8m+2.4m) x 0,8m, chiều dài mương 472.6m.
- Trong giai đoạn đổ chất thải xuống bãi chôn lấp để hạn chế nước mưa xâm nhập vào bãi chôn lấp cần thiết kế các hệ thống vật liệu phủ bằng các tấm nylong chống thấm.
2.3.2. Về cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
(1) Giảm thiểu ơ nhiễm trong q trình thu gom rác thải và vận chuyển về bãi chôn lấp
- Để thực hiện công tác thu gom rác từ các tuyến đường đảm bảo vệ sinh môi trường, dự án sẽ đầu tư các phương tiện thu gom rác chuyên dùng, các thùng chứa rác...
- Khí thải từ các phương tiện giao thơng vận tải có chứa các chất gây ô nhiễm bao gồm: bụi, SO2, NOx, CO, CO2... Để giảm thiểu tác động này, Dự án sẽ áp dụng một số biện pháp như sau:
+ Xe chở rác sẽ được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng xe theo đúng quy định, đảm bảo các thơng số khí thải đạt yêu cầu về kỹ thuật và môi trường.
+ Để hạn chế khí độc, bụi và rị rỉ rác từ các xe trong quá trình vận chuyển, tất cả các xe đều được chuyên chở bằng xe cuốn ép đúng trọng lượng.
Chủ đầu tư: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Ninh Hòa 144
Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc Tài ngun và Mơi trường Khánh Hịa
+ Có kế hoạch điều hành cơng tác vận chuyển thống nhất, tránh giờ cao điểm, nhất là đối với các tuyến vận tải qua Quốc lộ 1A và các tuyến đường qua các trạm trung chuyển có mật độ xe cộ và người đi lại cao.
+ Tất cả các xe ra khỏi BCL đều phải được vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình vận chuyển chất thải cần tăng cường công tác giám sát chặt chẽ đội ngũ cán bộ công nhân viên chịu trách nhiệm chuyên chở chất thải, đảm bảo đi đến nơi về đến chốn theo đúng lộ trình, tránh hiện tượng tiêu cực xảy ra và không để rơi vãi chất thải ra ngồi mơi trường. Mọi vi phạm trong quá trình vận chuyển chủ xe phải chịu trách nhiệm.
(2) Giảm thiểu khí phát sinh tại bãi chơn lấp
Khí phát sinh phải đạt các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo độ ẩm của phế thải rắn từ 40% trở lên; trong trường hợp cần thiết cần phải tưới hoặc phun nước cho phế thải.
+ Giữ pH ≈ 7,0 như môi trường xung quanh, pH < 6,2 sẽ làm ngừng q trình tạo khí metan trong phế thải.
+ Nếu có hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng có thể bù đắp bằng cách phun lên phế thải bùn đặc biệt vét từ cống ngầm.
+ Đảm bảo lớp đất phủ phải đủ dầy và lèn, nén chặt chống thẩm thấu khí qua tầng đất phủ.
- Hệ thống thu gom khí rác được bố trí thành mạng lưới tam giác đều, khoảng cách các ống liên tục cách nhau 50m (thể hiện ở hình minh họa 4.7). Hệ thống ống thu gom khí rác dùng ống PVC D150mm, đục lỗ cách đều suốt chiều dài ống với mật độ lỗ rỗng chiếm tỷ lệ 15-20% diện tích bề mặt ống, xung quanh ống là tầng đá lọc có kích cỡ 4 x 6 cm đảm bảo độ rỗng để thu được tối đa lượng khí. Các ống thu gom khí rác được lắp đặt trong q trình vận hành, quá trình nối ghép, nâng dần độ cao theo độ cao vận hành bãi. Đoạn ống nối ghép được hàn gắn cẩn thận, cao độ cuối cùng của ống thu gom khí rác lớn hơn bề mặt tối thiểu 2m (tính từ lớp phủ trên cùng).