Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại VN (Trang 25 - 28)

Các tác giả trong nước không chỉ thực hiện việc đánh giá hiệu quả kinh doanh (hiệu quả về mặt tài chính) của các NHTM mà còn thực hiện trên phạm vi rộng hơn là xem xét tổng thể về hiệu quả hoạt động. Tiêu biểu là

nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy Logarit hai vế hàm lợi nhuận dựa trên hàm Cobb – Douglas để kiểm định

tính hiệu quả của của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005. Dữ liệu được thu thập từ 32 NHTM ở Việt nam bao gồm 5 NHTM nhà nước, 23 NHTM cổ phần, 4 NHTM liên doanh (Nguyễn Việt Hùng, 2008).

– Kết quả nghiên cứu

+ Trong giai đoạn 2001 – 2005: các NHTM Việt Nam đã sử dụng lãng phí

các đầu vào (lao động, vốn, kỹ thuật…). Trong đó, NHTM CP thời kỳ này sử dụng hiệu quả các nguồn lực hơn các NHTM NN. Còn Ngân hàng liên doanh theo thời gian đã sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.

+ Các NHTM NN khi mở rộng kinh doanh thì gây lãng phí các yếu tố đầu

vào nhiều hơn. Và ngày càng nhiều NHTM phải đối mặt với hiện tượng giảm hiệu quả khi mở rộng kinh kinh doanh trong giai đoạn này. Nhiều

NHTM vẫn nghiêng về sử dụng nhiều lao động qua các năm.

+ Hiệu quả hoạt động của khối NHTM nhà nước có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của tồn ngành.

+ Thị phần cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.

Tác giả Nguyễn Phúc Cảnh cũng thực hiện nghiên cứu về tính hiệu quả theo quy mơ của 6 TCTD được niêm yết trên HOSE và HNX trong thời kỳ từ năm 2009 đến năm 2011. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng, tác giả sử dụng phương pháp translog nhưng mở rộng thêm hàm doanh thu, chi phí, và lợi nhuận dựa trên hàm Cobb – Douglas để kiểm định tính hiệu quả

Phúc Cảnh, 2012) Kết quả nghiên cứu:

+ Hiệu quả hoạt động của nhóm 6 NHTM trong giại đoạn 2009 – 2011

không ổn định khi gia tăng quy mơ hoạt động. Trong đó yếu tố đầu vào

khi mở rộng có tác động tích cực lên doanh thu của nhóm NHTM cịn yếu tố đầu ra khi mở rộng cũng giúp tăng doanh thu cho các NHTM nhưng khơng đạt hiệu quả cao.

+ Nhóm NHTM NN có doanh thu tăng cao hơn khi các yếu tố đầu vào được mở rộng vì sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn, nhưng chi phí cũng tăng cao khi mở rộng các yếu tố đầu vào và đầu ra, đồng thời rủi ro tài chính cao hơn so với nhóm NHTM CP.

+ Nhóm NHTM CP hoạt động có tính ổn định và sử dụng nhiều vốn chủ sở

hữu hơn so với nhóm NHTM NN do đó thu nhập và các chỉ tiêu tài chính

ổn định theo thời gian.

1.3.3. Điểm khác biệt của nghiên cứu so với các cơng trình nghiên cứu khác

So với các nghiên cứu đã thực hiện trước đây nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM, nghiên cứu lần này có các điểm khác biệt cơ bản sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tham số theo mơ hình SFA. Như trình bày mục phương pháp nghiên cứu, có hai mơ hình phổ biến được sử

dụng rộng rãi là là DEA và SFA (Berger and Humphrey, 1997). Đa số các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của các TCTD trên thế giới đều áp dụng mô hình DEA. Tuy nhiên, với cách tiếp cận phi tham số bằng mơ hình DEA thì hai nhược điểm lớn nhất là mơ hình địi hỏi nguồn số liệu lớn và

kết quả nghiên cứu phụ thuộc (rất nhạy cảm) với việc xác định chính xác đầu vào và đầu ra cho mơ hình. Các nghiên cứu tại Việt Nam sẽ gặp trở ngại

và độ tin cậy sẽ khơng cao khi áp dụng DEA vì hạn chế trong dữ liệu đầu vào và các biến nghiên cứu chưa thể xác định rõ ràng là biến đầu vào hay

(một biến có thề vừa là biến đầu vào, vừa là biến đầu ra).

Thứ hai, trong đề tài đã kết hợp phân tích, so sánh kết quả từ mơ hình định lượng với các chỉ tiêu tài chính của NHTM trong mẫu nghiên cứu như ROA, ROE để có kết quả tổng hợp về tính hiệu quả kinh doanh của NHTM.

Thứ ba, các nghiên cứu định lượng về tính hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sự kiện khủng

hoảng kinh tế thế giới năm 2008 còn khá khiêm tốn, chỉ một vài nghiên cứu cơ bản. Đa số các đề tài nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của NHTM trong giai đoạn này thực hiện theo phương pháp định tính có kết hợp với

phân tích và tổng hợp các chỉ số tài chính. Việc thực hiện nghiên cứu định

lượng về hiệu quả kinh doanh của NHTM trong giai đoạn này với cách tiếp cận SFA là một khác biệt cơ bản.

1.3.4. Đánh giá khả năng ứng dụng mơ hình Cobb – Douglas để đo lường hiệu

quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Với cách tiếp cận phi tham số bằng mơ hình DEA thì hai nhược điểm lớn

nhất là mơ hình đòi hỏi nguồn số liệu lớn và kết quả nghiên cứu phụ thuộc (rất nhạy cảm) với việc xác định chính xác đầu vào và đầu ra cho mơ hình

vốn dĩ chưa rõ ràng cho ngành ngân hàng (một biến có thề vừa là biến đầu vào, vừa là biến đầu ra). Do thực tế tại Việt Nam tính đầy đủ và sẵn có của các dữ liệu như lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp,… còn hạn chế nên việc áp dụng mơ hình DEA là một khó khăn, trở ngại rất lớn.

Mơ hình Cobb – Douglas với ưu điểm nổi bật của mơ hình có thể thích ứng tốt với điều kiện thực tế tại Việt Nam như mơ hình nghiên cứu đơn giản, có thể xử lý cùng lúc nhiều yếu tố đầu vào ngay cả khi tồn tại những bất hồn hảo trên thị trường và mơ hình có thể xử lý dễ dàng và triệt để các vấn đề về ước lượng trong kinh tế lượng như tương quan chuỗi, phương sai thay

tuyến trong dữ liệu. Thêm vào đó, trên thế giới và trong nước đã có nhiều

nghiên cứu thành cơng như trình bày ở phần trên khi ứng dụng mơ hình Cobb – Douglas để đo lường tính hiệu quả của NHTM ở các phạm vi khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại VN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w