Kết luận chương
2.1.1. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm
Có thể nói, đây là giai đoạn ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng đối với nền
kinh tế đất nước nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cũng trong giai đoạn 2005 – 2008 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khốn. Tiếp theo đó là thời kỳ lạm phát tăng cao lên đến 2 con số trong giai đoạn 2008
– 2010. Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam và nhất là hệ thống NHTM chịu nhiều tác động từ diễn biến kinh tế thế giới.
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2007 - 2010
Nguồn: theo số liệu BCTC đã công bố của 40 TCTD. Gần như đặc điểm đáng chú ý nhất của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này có thể tóm tắt cơ bản với các tính chất: hội nhập, đổi
mới và phát triển. Giai đoạn 2007 – 2010 là giai đoạn tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt
6050 53.3 54.48 49.4 48.2 NHTM nhà nước 50 53.3 54.48 49.4 48.2 NHTM nhà nước 40 34.45 33.2 34.7 NHTM cổ phần 31.5 30 Chi nhánh NHNN 20 11.89 11.43 1.36 10.26 1.25 9.6 1.38
1.2 Ngân hàng liên doanh
0
2007 2008 2009 2010
đạt lợi nhuận cao và liên tục mở rộng hệ thống, đẩy mạnh các sản phẩm
mới, cho vay các lĩnh vực mới. Đáng lưu ý là trong giai đoạn này, dư nợ cho vay lĩnh vực chứng khoán và bất động sản gia tăng nhanh chóng. Các NHTM coi mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng trưởng doanh thu là mục
tiêu hàng đầu cho giai đoạn này. So sánh với các quốc gia trong khu vực/
quốc gia có đặc điểm tương từ thì có thể thấy rõ trong thời kỳ này đánh
dấu giai đoạn tăng trưởng tổng tài sản nhanh chóng của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong giai đoạn 2007 – 2010 tổng tài sản của hệ thống đã tăng
2.84 lần từ 1,484 nghìn tỷ đồng lên 3,556 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình duy trì ở mức cao 37.68%, riêng năm 2008 có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản thấp hơn mức trung bình của giai đoạn 2007 – 2010.
Như vậy, trong giai đoạn này tổng tài sản của các NHTM tăng mạnh. Quy
mô tổng tài sản tăng xuất phát từ việc mở rộng quy mô hoạt động, đặc biệt
là hoạt động cấp tín dụng và mở rộng đầu tư tài sản cố định nhằm phát triển
hệ thống kênh phân phối, chiếm lĩnh thị phần sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tài sản của các NHTM theo nhóm giai đoạn 2007 – 2010
Nguồn: theo số liệu BCTC đã cơng bố của 40 TCTD.
60.00%50.00% 30.00%20.00% ROAtrung bình 50.00% 30.00%20.00% ROAtrung bình Tỷ lệ gia tăng TTS 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 10.00% 0.00% -10.00% -20.00% -30.00% %
Tỷ lệ tăng trưởng ROA
2007 2008 2009 2010
giai đoạn 2006 – 2010 các NHTM NN vẫn là những ngân hàng đứng đầu thị
trường về quy mơ tổng tài sản. Các NHTM NN có tổng tài sản vượt trội hơn so với các NHTM CP xuất phát một phần từ yếu tố lịch sử, ngành ngân hàng vốn dĩ được sinh ra và quản lý từ kinh tế nhà nước, các NHTM CP tuy có tốc
độc phát triển nhanh như thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ mới thành lập chưa đủ 20 năm nên việc có khoảng cách khá xa với NHTM NN là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các NHTM CP đã có những tiến
bộ vượt bật, duy trì tăng trưởng tổng tài sản lớn, do đó tỷ trọng của nhóm ngân hàng này tăng lên qua các năm.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ biến động TTS và ROA giai đoạn 2007– 2010
26.40%20.83% 20.83% 48.94% 26.07% 38.12% 37.61 -9.13% -27.00%
Nguồn: theo số liệu BCTC đã công bố của 40 TCTD. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ gia tăng tổng tài sản không đồng nhất trong giai đoạn 2007 – 2010. Tổng tài sản tăng có thể dẫn đến ROA tăng/ giảm tùy theo từng năm. Cụ thể, trong năm 2007 khi các NHTM gia tăng tổng tài sản thì ROA cũng gia tăng với mức độ biến thiên giữa ROA và tổng tài sản thì khơng tương xứng với nhau (tổng tài sản của hệ thống tăng mạnh ở mức 48.91% so với năm 2006 tuy nhiên ROA chỉ tăng 20.83% so với năm 2006). Sang đến năm 2008 thì tổng tài sản tăng
26.07% trong khi chỉ số ROA lại giảm 27% so với năm 2007. Năm 2009 thì ROA và tổng tài sản lại có biến động cùng chiều với mức tăng tương ứng so với năm 2008 là 26.40% và 38.12%.
300,000 270,219 120.00%101.44% 101.44% 250,000 100.00% Vốn CSH (tỷ đồng) 190,289 200,000 80.00% 138,995 150,000 60.00% 105,423 42.00%40.00% 100,000 36.90% 31.85% Tỷ lệ tăng VCSH (%) 50,000 20.00% 0 0.00% 2007 2008 2009 2010
Như vậy, có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn này thì ROA của các NHTM có biến động khơng tương đồng với biến động của tổng tài sản. Đặc biệt
trong các năm 2008 và 2010 trong khi tổng tài sản tăng nhanh thì ROA lại giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút ROA trong các năm này xuất phát từ việc tăng vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng tổng tài sản
tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tăng tổng tài sản dẫn đến ROA giảm so với năm trước đó.
Biều đồ 2.4: Vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2007 - 2010
Nguồn: học viên tự tổng hợp theo số liệu BCTC đã công bố của 40 TCTD. Trong giai đoạn 2007 – 2010 nguồn vốn chủ sở hữu của hệ thống đã tăng 2.56 lần, từ 105 nghìn tỷ đồng lên 270 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình duy trì ở mức cao 53.05% (cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của tổng tài sản 37.68%). Tương tự như biến động trong tổng tài sản thì năm 2008 hệ thống NHTM tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu thấp hơn mức trung bình của cả giai đoạn 2007 –
2010.
Trong thời kỳ này, tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP nhìn chung nhanh hơn các NHTM NN (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Điều này một phần do quy mô vốn chủ sở hữu của nhóm NHTM
150.00%
101.4% ROE trung bình
100.00%
42.0%
36.9% Tỷ lệ tăng trưởng ROE
31.8%50.00% 50.00% 13.34% 4.42% 0.00% -2.10% 2010 Tỷ lệ gia tăng Vốn CSH 2007 2008 -38.74% 2009 -50.00%
CP nhỏ hơn của nhóm này so với các NHTM NN (quy mô càng nhỏ, tăng trưởng càng nhanh). Ở nhóm NHTM NN Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn có vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng trưởng vốn âm trong năm 2008 (giảm nguồn vốn chủ sở hữu) trong khi Ngân hàng Công thương lại có tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu tương đối ổn định trong nhóm NHTM NN. Riêng
nhóm NHTM CP thì biến động vốn chủ sở hữu diễn ra tương tự với xu hướng chung của ngành là tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2007, sau đó
tăng chậm lại vào từ năm 2008.
Như vậy, với mục tiêu mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường đồng
thời đáp ứng các tiêu chuển về an toàn vốn, tỷ lệ cấp tín dụng mà các ngân hàng đã nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu của mình lên. Tuy nhiên, cần phải
nhìn nhận rằng đến thời điểm cuối năm 2010 vẫn chưa có NHTM nào tại
Việt Nam có thể vươn lên là một NHTM xứng tầm khu vực. Đây cũng là điểm cần lưu ý của cơ quan quản lý trong định hướng chiến lược phát triển cho hệ thống NHTM tại Việt Nam trong tương lai.
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ biến động VCSH và ROE giai đoạn 2007– 2010 (%)
Nguồn: theo số liệu BCTC đã công bố của 40 TCTD. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ gia tăng vốn chủ sở hữu có biến động không đồng nhất trong giai đoạn 2007 – 2010. Vốn chủ sở hữu tăng có thể dẫn đến ROE tăng/ giảm tùy theo từng năm. Cụ thể, trong năm 2007 khi các NHTM tăng mạnh vốn chủ sở hữu ở mức 101.4% nhưng ROE chỉ gia tăng
ở mức 4.42%. Sang đến năm 2008 thì vốn chủ sở hữu tăng 31.8% trong khi chỉ số ROE lại giảm 38.74% so với năm 2007. Trong năm 2009 thì ROE và quy mơ vốn chủ sở hữu lại có biến động cùng chiều với mức tăng tương ứng so với năm 2008 là 13.34% và 36.9%.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn này thì ROE của các NHTM có biến động không tương đồng với biến động của vốn chủ sở hữu. Tương tự như biến động của ROA thì trong các năm 2008 và 2010 trong khi vốn chủ sở hữu tăng nhanh thì ROE lại giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút ROE trong các năm này xuất phát từ việc tăng vốn chủ sở hữu nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu dẫn đến ROE
giảm so với năm trước đó.
Trong giai đoạn 2007 – 2010 trong hệ thống NHTM có sự gia tăng mạnh cả về tổng tài sản và quy mô tốn chủ sở hữu. Mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2007 (Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới năm 2006) và giảm trong năm 2008 vì chịu một phần ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, mức độ biến thiên giữa việc gia tăng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và ROA, ROE thì khơng tương xứng.