Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại VN (Trang 28 - 30)

kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Kinh nghiệm từ Đài Loan:

– Trong giai đoạn 1991-2001, Đài Loan tiếp tục đẩy mạnh chính sách tự do hóa tài chính theo hướng hội nhập quốc tế, cho phép thành lập các ngân hàng tư nhân. Với chính sách hội nhập tài chính và cho phép thành lập NHTM tư nhân

đã từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTM nước này

thông qua áp lực cạnh tranh để phát triển.

– Từ giữa năm 1998, Đài Loan bắt đầu bị tác động tiêu cực của khủng hoảng

tài chính Đơng Á 1997, tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh, rủi ro đạo đức và tội phạm ngân hàng tăng mạnh, mà đối tượng vi phạm bao gồm cả một số lãnh đạo

cao cấp của các ngân hàng. Chính vì vậy, từ giữa năm 1999, chính phủ Đài Loan đã tiến hành quản lý các khoản nợ, yêu cầu các ngân hàng tự xử lý nợ xấu, giảm thuế thu nhập của các tổ chức tài chính từ 5% xuống 2%, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW nhằm giúp các ngân hàng có thêm nguồn tài chính để giải quyết nợ xấu.

– Thành lập các công ty quản lý tài sản nhằm thúc đẩy việc phân loại và xử lý nợ xấu, thực hiện các biện pháp để giảm nợ xấu tại các ngân hàng trong nước. Từ tháng 7/2001, Đài Loan tập trung vào việc củng cố hệ thống pháp lý để tái cơ cấu khu vực ngân hàng và giảm nợ xấu tại các ngân hàng trong nước. Bao gồm, luật sáp nhập các tổ chức tài chính, luật cơng ty tài chính cổ phần, hình thành ban quản lý đài tệ, luật thuế giá trị gia tăng, luật chứng khốn hóa tài sản tài chính, thành lập ủy ban giám sát tài chính và tiền tệ, luật chứng khốn hóa bất

động sản, điều chỉnh luật bảo hiểm tiền gửi.

– Chỉnh sửa lại luật ngân hàng, luật cơng ty tài chính cổ phần; phê chuẩn và ban hành các dự luật về cơng ty tín thác, hợp tác xã tín dụng, thị trường chứng khốn, bảo hiểm. Trong đó, đối với các tội phạm tài chính, mức phạt tiền lên tới 500 đài tệ (1,5 triệu USD) và phạt tù tới 10 năm.

– Phê duyệt đề án thúc đẩy trung tâm dịch vụ tài chính khu vực, thực thi năm chiến lược lớn nhằm kiện tồn tổng thể mơi trường tài chính, thúc đẩy trung tâm tài chính khu vực, thúc đẩy nghiệp vụ quản lý tài chính, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, tăng cường thể chế thị trường tài chính.

– Thành lập Ủy ban giám sát tài chính, thực hiện chức năng quản lý thị trường tài chính, bao gồm phát triển, giám sát, quản lý và giám sát nghiệp vụ của tất cả các tổ chức tài chính.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc:

– Tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ngay từ chính sách điều hành.

Trung Quốc đã tiến hành tổ chức lại Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC)

nhằm tăng cường khả năng giám sát và tính độc lập, tự chủ trong quản lý,

điều hành các chính sách tiền tệ của NHTW này.

– Thành lập Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung vào công tác

quản trị rủi ro ở các ngân hàng. Ban hành hàng loạt văn bản và quy định

mới, áp dụng những chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị cơng ty hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, khơi phục, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận diện những ngân hàng có vấn đề để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, xử lý.

– Từ năm 1998 bắt đầu áp dụng các quy tắc, quy định, định mức và tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được nâng lên mức 8%; những quy định mới về phân loại khoản vay.

– Bốn công ty quản lý tài sản được thành lập để xử lý toàn bộ số nợ dưới chuẩn ước tính lên đến 670 tỷ nhân dân tệ, những công ty này được trao

quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý, mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và sinh

lời từ đó. Số nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước vốn chiềm đến 70% số nợ xấu sau khi đưa ra ngồi bảng cân đối kế tốn đã được Chính phủ dành ra 40 tỷ nhân dân tệ dự trù ngân sách trong năm 1998 cho mục đích xóa nợ xấu của những doanh nghiệp này. Con số này là 30 tỷ nhân dân tệ trong năm trước đó và tương tự các năm sau đều có khoản dự trù ngân sách dành để

xóa nợ xấu.

– Đối với vấn đề thanh khoản, kế hoạch tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước được triển khai song song. Số vốn yêu cầu được huy động theo cơ chế ngoài

ngân sách, nghĩa là bằng công cụ trái phiếu Chính phủ được phát hành với thời hạn 30 năm. Bước tiếp theo, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các NHTM nhà nước xúc tiến kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Động thái này buộc các ngân hàng phải xây dựng cơ chế quản trị theo chuẩn

quốc tế, kinh doanh theo định hướng thương mại nhiều hơn, nâng cao hiệu

quả quản lý, điều hành, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, kế

hoạch đầu tư và trên sổ sách kế toán.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại VN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w