Cơ cấu tuổi của chủ hộ

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 48 - 85)

Độ tuổi nhỏ của chủ hộ nhỏ tuổi nhất là 24 tuổi với 01 hộ, tỉ lệ 0,66% và tuổi lớn nhất là 92 tuổi với 01 hộ, tỉ lệ 0,66%; độ tuổi phổ biến nhất là từ 35 đến 50 tuổi. Nhìn chung, tuổi các chủ hộ được khảo sát rãi đều ở các lứa tuổi, không tập trung nhiều ở khoảng độ tuổi nào nhất định.

Bảng 4.3. Thông tin tổng quan về chủ hộ

STT Chỉ tiêu lượngSố Tỉ lệ 1 Giới tính chủ hộ Nam 114 76 Nữ 36 24 2 Dân tộc Kinh 146 97,33 Hoa 03 2,0 Khơme 01 0,66 Khác 3 Học vấn chủ hộ Không biết chữ 25 16,67 Tiểu học 61 40,66 Trung học cơ sở 42 28

Trung học phổ thông trở lên 22 14,66

4 Quan hệ xã hội

Người thân làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện 34 22,67

Người thân làm ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, TW 09 6

Người thân làm ở các tổ chức tín dụng 07 4,67

Về chỉ tiêu quan hệ xã hội, qua khảo sát có 22,67% số hộ khảo sát có thành viên trong gia đình hoặc có bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện; 6% làm ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trung ương và 4,67% làm ở các tổ chức tín dụng.

Phần lớn các gia đình được khảo sát là thuộc gia đình ba thế hệ (ơng bà - cha mẹ - con cháu) cùng sống chung một nhà với nhau. Bình qn mỗi hộ khảo sát có số nhân khẩu từ 4 đến 5 người, hộ nhiều nhất là 10 người và ít nhất là 02 người. Do đặc điểm của vùng nông thơn là gia đình có nhiều thế hệ sống chung nên số người sống phụ thuộc trong gia đình chiếm tỉ lệ tương đối cao. Qua khảo sát, kết quả bình quân mỗi hộ có 02 người là lao động chính và số người phụ thuộc là 02 người. Tuy nhiên, cũng tùy vào mỗi gia đình khác nhau có số người sống phụ thuộc nhiều hay ít mà gánh nặng về kinh tế nhiều hay ít. Trường hợp hộ gia đình có nhiều ơng bà và cháu nhỏ đi học thì gánh nặng về kinh tế sẽ lớn hơn hộ gia đình có ít người phụ thuộc.

Một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự giàu có của hộ là giá trị tài sản của hộ. Cụ thể các tài sản chủ yếu bao gồm: đất đai, nhà cửa, tàu, xe, ... Đây cũng là các tài sản chủ yếu dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh của nông hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, giá trị tài sản trung bình là 744,5 triệu đồng/hộ, cao nhất là hộ có giá trị tài sản 2.685 triệu đồng và thấp nhất là thấp nhất là hộ có giá trị tài sản 20,5 triệu đồng. Chỉ có khoảng 10,5% số hộ có rất ít tài sản, 89,5% số hộ cịn lại có nhiều tài sản và chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này chứng tỏ rằng, nơng hộ ở vùng nghiên cứu có đầy đủ tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng khi họ có nhu cầu.

Bảng 4.4. Một số đặc điểm của chủ hộ

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Nhân khẩu Người 4,44 02 10

2 Lao động chính Người 2,07 01 05

3 Tổng giá trị tài sản năm 2014 Triệu 749,2 20,5 2.685

4 Thu nhập bình qn năm Triệu 134,8 19 508

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát năm 2014

Một yếu tố khác biểu hiện mức sống là thu nhập bình quân của hộ. Đây cũng là một chỉ tiêu thể hiện khả năng lao động để tạo ra của cải của hộ. Khi một ngân hàng xem xét để ra quyết định cho hộ vay vốn thì chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ chính là thu nhập bình qn của hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, thu nhập trung bình là 134,8 triệu đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, thu nhập của nông hộ khơng đồng đều, có hộ thu nhập quá cao (508 triệu đồng/năm), có hộ thu nhập quá thấp (19 triệu đồng/năm).

4.3.2.Thực trạng vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát:

Kết quả khảo sát cho thấy tất cả đều có nhu cầu vay vốn (150 hộ, tỉ lệ 100%) và có vay vốn một trong ba nguồn là chính thức, bán chính thức hay phi chính thức. Trong đó có 108 hộ, tỉ lệ 72% hộ được vay như mức đề nghị; 42 hộ, tỉ lệ 28% bị từ chối. Qua đó, số hộ bị từ chối chấp nhận vay từ đại lí vật tư nơng nghiệp, vay bạn bè, người thân hoặc chơi hụi để dành vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 4.5 cho thấy ngân hàng vẫn đóng vai trị quan trọng và là kênh đầu tư chủ yếu với số tiền đầu tư khá lớn nhằm mục đích đáp ứng vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 4.5. Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát STT Nguồn vay Lượng tiền vay bình qn (triệu đồng) Lãi suất bình qn (%/ năm) Chi phí vay bình quân (ngàn đồng)

1 Các ngân hàng thương mại 75 11,5 350

2 Ngân hàng NN và PTNT 37,85 10,5 255

3 Quỹ tín dụng 25 12,5 250

4 Ngân hàng Chính sách Xã hội 30 7,5 150

5 Người cho vay chuyên nghiệp 25 48 0

6 Hụi 10,5 30,4 0

7 Vay mượn bạn bè người thân 18 24 0

8 Vay nợ đại lí vật tư nơng nghiệp 35 30 0

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát năm 2014

Lượng tiền vay trung bình tại các ngân hàng thương mại cao nhất với trung bình là 75 triệu đồng/hộ, lãi suất bình quân 11,5%/năm. Như vậy lượng tiền vay từ nguồn tín dụng chính thức cao hơn tại nguồn phi chính thức và lãi suất trung bình cũng thấp hơn. Điều này chứng tỏ rằng tại vùng nơng thơn nguồn tín dụng phi chính thức chiếm tỉ lệ thấp hơn nguồn tín dụng chính thức. Đây là tín hiệu rất tốt vì khi phần lớn người dân nông thôn vẫn xem các tổ chức tín dụng chính thức là nơi đáng tin cậy để vay vốn, thì với lãi suất vay hợp lí nơng hộ sẽ tiết kiệm được chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều có chi nhánh tại trung tâm huyện và rất quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, xem vùng nông thôn như là địa bàn đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Khi vay vốn ở nguồn tín dụng bán chính thức hoặc phi chính thức, nơng hộ thường ít tốn chi phí giao dịch hơn. Ngược lại để được vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, nơng hộ phải mất nhiều chi phí như: chi phí đi lại, chi phí hồ sơ, lệ phí chứng thực, lệ phí đăng ký thế chấp hoặc bồi dưỡng cho cán bộ ngân hàng, ... Kết quả khảo sát cho thấy chi phí bình qn cho một lần

vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức là cao nhất với trung bình 350 ngàn đồng/hộ/. Nhìn chung chi phí vay vốn có xu hướng giảm do hiện nay nơng hộ vay vốn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó tại thị trường tín dụng nơng thơn, vì ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh đã tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn được thuận lợi và nhanh chóng hơn nên hiện tượng cị tín dụng, lót tay cho cán bộ ngân hàng cũng có khuynh hướng giảm. Cũng chính nhờ đó mà nguồn vốn tín dụng chính thức đến với nơng hộ cũng được dễ dàng hơn.

Bảng 4.6. Các nguồn thông tin vay vốn

STT Nguồn cung cấp thông tin Tần số Tỉ trọng %

1 Từ chính quyền địa phương 23 15,33

2 Từ cán bộ của tổ chức tín dụng 51 34

3 Từ giới thiệu của bạn bè, người thân 35 23,33

4 Từ ti vi, báo đài, tạp chí 02 1,33

5 Tự tìm hiểu liên hệ 39 26

Tổng 150 100

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát năm 2014

Một yếu tố quan trọng giúp nông hộ tiếp cận được vốn tín dụng chính thức là nguồn thơng tin vay vốn. Kết quả khảo sát 150 hộ tại bảng 4.6 có 23 hộ có nguồn thơng tin từ chính quyền địa phương (tỉ lệ 15,33%); 35 hộ có thơng tin từ sự giới thiệu của bạn bè, người thân (tỉ lệ 23,33%); 02 hộ có thơng tin từ tivi, báo đài, tạp chí (tỉ lệ 1,33%); 39 hộ tự tìm hiểu, liên hệ (tỉ lệ 26%), và cao nhất với 51 hộ có nguồn thơng tin từ sự tư vấn của cán bộ tín dụng (tỉ lệ 34%). Điều này chứng tỏ ngày càng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư vốn cho vùng nơng thơn và do tính cạnh tranh nên cử cán bộ tín dụng đã hường xuyên tiếp xúc tận nhà để tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của đơn vị mình nhằm chiếm thị phần và tăng trưởng dư nợ.

Bảng 4.7. Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn

STT Tiêu chí Thuận lợi Tỉ trọng

(%) Khó khăn

Tỉ trọng

(%)

1 Thủ tục vay vốn 125 83,33 25 16,67

2 Thời gian chờ đợi 113 75,33 37 24,67

3 Chi phí vay 121 80,67 29 19,33

4 Tài sản thế chấp 145 96,67 05 3,33

5 Gần ngân hàng 100 66,67 50 33,33

6 Tiếp cận tín dụng 108 72 42 28

7 Lãi suất vay 130 86,67 20 13,33

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát năm 2014

Khi vay vốn, nông hộ cũng gặp nhiều khó khăn hay thuận lợi để nhận được một khoản vay như mong muốn. Dựa vào kết quả khảo sát tại bảng 4.7, có thể rút ra một vài nhận xét sau:

- Về thủ tục vay vốn: Kết quả cho thấy có 125 nơng hộ (tỉ lệ 83,33%) cho rằng thủ tục vay đã đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Vì hiện tại do cạnh tranh nên ngân hàng đã cải tiến và giảm bớt thủ tục nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi hơn. Mặt khác, nếu khách hàng vay nhiều lần ngân hàng thì thủ tục vay lại đơn giản hơn do ngân hàng khi quyết định cho vay chỉ cần xem xét dữ liệu và thông tin khách hàng đã được lưu giữ trước đây. Có 25 hộ (tỉ lệ 16,67%) được khảo sát cho rằng thủ tục vay còn quá rườm rà như phải cung cấp đầy đủ giấy tờ, vợ và chồng phải cùng có mặt để kí tên trong hợp đồng trước mặt công chứng viên, hay vợ chồng phải cùng đến ngân hàng kí tên trước mặt cán bộ tín dụng mới được nhận tiền, ... Tuy nhiên, phần lớn đây là các hộ mới vay lần đầu và chưa nắm rõ thủ tục nên gặp khó khăn.

- Về thời gian chờ đợi: Do thủ tục vay đơn giản hơn nhiều nên thời gian chờ đợi cũng ít hơn. Kết quả khảo sát cho thấy có 113 nơng hộ (tỉ lệ 75,33%)

cho rằng thời gian chờ đợi vay vốn là chấp nhận được, thông thường khi hồ sơ đủ điều kiện thì hộ sẽ nhận được tiền vay sau 1 đến 2 ngày nộp hồ sơ. Lí do hiện tại ngân hàng đều có phần mềm máy tính hiện đại dùng in ấn và quản lí hồ sơ khách hàng nhanh chóng, chính xác hơn. Cịn lại 37 hộ (tỉ lệ 24,67%) phản ánh thời gian chờ đợi khá lâu làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh do phải chờ cán bộ tín dụng đến thẩm định, chờ phê duyệt hồ sơ vay hay chờ nguồn vốn giải ngân, ...

- Về chi phí vay: Chi phí vay vốn gồm chi phí đi lại, chi phí hồ sơ, lệ phí chứng thực, lệ phí đăng kí thế chấp, ... Kết quả khảo sát chi phí vay cao nhất là 350 ngàn đồng/hộ và thấp nhất là 150 ngàn đồng/hộ, có 121 hộ (tỉ lệ 80,67%) cho rằng chi phí vay vốn là chấp nhận được và đây là các chi phí bắt buộc để nơng hộ có được một khoản vay. Có 29 hộ (tỉ lệ 19,33%) cho rằng chi phí vay quá cao. Tuy nhiên chi phí vay cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: quãng đường từ nhà đến trung tâm huyện, số tiền vay nhiều hay ít, tài sản tọa lạc nhiều nơi phải chứng thực và đăng kí thế chấp tại địa phương nơi có đất, ...

- Về tài sản thế chấp: Để được vay vốn, phần lớn nơng hộ phải có tài sản thế chấp. Đây là điều kiện quan trọng mà ngân hàng xem xét trước khi cho vay. Thông thường ngân hàng chỉ nhận thế chấp đối với các tài sản đủ điều kiện thế chấp, có tính khả mại cao, có đầy đủ tính pháp lí, ... Kết quả khảo sát có 145 hộ (tỉ lệ 96,67%) cho rằng điều kiện về tài sản thế chấp là chấp nhận được. Tài sản thế chấp của khách hàng vay vùng nông thôn phần lớn là đất nơng nghiệp, có giá trị và rất dễ thanh lí nên rất được ngân hàng ưa chuộng nhận thế chấp, số hộ còn lại cho rằng điều kiện về tài sản quá khó khăn như tài sản ở vị trí khơng thuận lợi, đất nơng nghiệp thế chấp phải có số lượng nhiều, đất ở phải có mặt tiền, ...

- Nơi ở gần ngân hàng: Trong trường hợp ngân hàng gần nhà thì sẽ được nông hộ lựa chọn để vay cao hơn là ở xa. Qua kết quả khảo sát có 100 hộ (tỉ lệ 66,67%) cho rằng ngân hàng gần nhà là điều kiện thuận lợi để vay vốn

hay đi trả tiền gốc lãi hàng tháng sẽ tiết kiệm nhiều thời gian đi lại. Tuy nhiên, còn số lượng khá cao là 50 hộ (tỉ lệ 33,33%) phàn nàn là ở khá xa ngân hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng chỉ có trụ sở tại trung tâm huyện và rất hiếm khi mở phịng giao dịch tại trung tâm xã do đó việc đi lại tiếp xúc ngân hàng của nơng hộ cịn gặp nhiều khó khăn.

- Tiếp cận tín dụng: Kết quả điều tra có 108 hộ (tỉ lệ 72%) được ngân hàng đồng ý cho vay. Qua khảo sát thực tế cho thấy nông hộ thường đề nghị vay với số tiền vay vừa đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh do đó ln được đáp ứng đủ nguồn vốn. Thông thường khi xét cho vay vốn ngân hàng thường căn cứ vào số tiền vay, giá trị tài sản, đánh giá phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ để quyết định số tiền cho vay phù hợp. Với 42 hộ còn lại (tỉ lệ 28%) cho rằng đã bị từ chối số tiền vay làm ảnh hưởng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Về lãi suất vay: Kết quả điều tra có 20 hộ (tỉ lệ 13,33%) nông hộ khảo sát phàn nàn lãi suất vay là khá cao so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, một tỉ lệ tương đối lớn với 130 hộ (tỉ lệ 86,67%) nhận thấy hài lịng vì lãi suất vay từ nguồn chính thức. Một mức lãi suất vay hợp lí sẽ giúp nơng hộ giảm bớt áp lực chi phí, từ đó tạo động lực sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận.

Tóm lại, khi đi vay ở ngân hàng, hầu hết các nông hộ cho rằng có những thuận lợi là thủ tục vay đơn giản, ít mất thời gian chờ đợi, chi phí vay thấp, kì hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ, lãi suất vay hợp lí. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn khi đi vay do thường bị từ chối cho vay, điều kiện ràng buộc về tài sản rất khó khăn, trụ sở ngân hàng cịn khá xa nhà, khơng cập nhật thơng tin mới, tốn nhiều chi phí để vay và lãi suất vay cịn cao.

4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức củanông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện

Như đã đề cập ở Chương 3, đề tài sử dụng mơ hình Logit nhị phân để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của nơng hộ và mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến để ước lượng các nhân tố

ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức từ ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

4.4.1.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

Kết quả phân tích hồi quy bằng mơ hình Logit nhị phân để ước lượng

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 48 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w