Bản đồ hành chính huyện Phú Tân

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 41 - 48)

Huyện Phú Tân được thành lập vào tháng 12 năm 1968, trên cơ sở tách một phần của hai quận Tân Châu và Châu Phú. Tháng 9 năm 1974, huyện Phú Tân nhập thêm một số xã của huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để chia thành hai huyện Phú Tân A và Phú Tân B. Phú Tân A gồm các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Hoà Lạc, Châu Giang, Long Thuận, Phú Thuận. Phú

Tân B có các các xã: Phú An, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Hồ Hảo, Bình Thạnh Đơng, Tân Huề, Tân Quới và Tân Long.

Năm 1976, lập lại tỉnh An Giang, giải thể 2 huyện Phú Tân A và Phú Tân B, lập huyện mới Phú Tân gồm 10 đơn vị hành chính là các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Hồ Lạc, Châu Giang, Bình Thạnh Đơng và thị trấn Mỹ Lương.

Năm 1979, huyện Phú Tân thành lập thêm 5 xã mới: Phú Thạnh, Phú Thành, Phú Thọ, Phú Bình và thị trấn Chợ Vàm.

Năm 1980, xã Hoà Hảo đổi tên thành xã Tân Hoà, xã Hưng Nhơn đổi tên thành xã Phú Hưng, xã Châu Giang đổi tên thành xã Phú Hiệp, thị trấn Mỹ Lương chuyển thành xã Phú Mỹ, năm 1997 nâng xã Phú Mỹ lên thành thị trấn Phú Mỹ.

Năm 1984, thành lập thêm 2 xã mới là Phú Xuân và Phú Long.

Tháng 5 năm 2003 thành lập xã mới Long Hoà (tách ra từ xã Long Sơn), cuối năm 2003 thành lập thêm xã mới Tân Trung (tách ra từ xã Tân Hòa). Đến năm 2009, xã Long Sơn và một phần xã Phú Hiệp được nhập về thị xã Tân Châu, hiện nay huyện Phú Tân có 16 xã và 2 thị trấn với tổng số 88 ấp.

4.1.2.Điều kiện tự nhiên

Huyện Phú Tân nằm trên cù lao Kết giống hình con Quy giữa hai con sơng lớn, đó là sơng Tiền và sơng Hậu, là một trong 04 huyện cù lao của tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên là 313,499 km2, địa giới hành chính của huyện được xác định:

+ Phía Bắc giáp thị xã Tân Châu;

+ Phía Nam giáp huyện Chợ Mới (ngăn cách bởi sơng Vàm Nao); + Phía Tây giáp huyện Châu Phú, thành phố Châu Đốc (ngăn cách bởi sơng Hậu);

+ Phía Đơng giáp huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền và sông Cái Vừng);

Về phân chia đơn vị hành chính, huyện có 02 thị trấn: Thị trấn Phú Mỹ, thị trấn Chợ Vàm và 16 xã, gồm: Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú An, Phú Thọ, Tân Trung, Tân Hịa, Phú Hưng, Bình Thạnh Đơng, Phú Bình, Hịa Lạc, Phú Hiệp, Phú Long, Phú Thành, Phú Xuân và Hiệp Xương.

Dân số: Tồn huyện có 55.228 hộ, với 209.963 người, thành phần dân cư với 99,6% dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Khơ-me, Hoa và dân tộc Chăm. Người dân huyện Phú Tân phần đơng theo tín ngưỡng đạo Phật giáo Hịa Hảo (chiếm 85% dân số) và các tôn giáo khác như: Phật giáo, Tin Lành, Thiên Chúa, Cao Đài, Hồi giáo, …

Địa hình: Đồng bằng với hệ thống sơng ngịi chằng chịt mang lại lượng phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm nên đại bộ phận người dân sinh sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng lúa, nếp, rồi đến các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và hoa màu. Đồng thời có nguồn thuỷ sản nước ngọt dồi dào.

Khí hậu: Phú Tân năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến

tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khồng 280C, lượng mưa trung bình

năm 1.230mm, có năm lên đến 1.700-1.800mm, độ ẩm trung bình 80%-85% và có sự giao động theo chế độ mưa theo mùa. Khí hậu cơ bản thuận thuận cho phát triển nông nhiệp.

Thủy văn: Nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Có hai con sơng chảy qua địa phận Phú Tân từ Tây Bắc xuống Đông Nam (sông Tiền: 13,5km; sơng Hậu 30km). Ngồi ra, hàng năm cịn có mùa nước nổi tràn ruộng đồng từ tháng 9 và rút vào tháng 11.

Thổ nhưỡng: Được phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm với diện tích 313,499 ha, trong đó đất nơng nghiệp 26.027,97 ha, đất chun dùng 2.245,4 ha, đất ở 1.233,77 ha, đất chưa sử dụng 1.801,68 ha.

4.1.3.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Năm 2014, trong bối cảnh chung vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức, kinh tế vĩ mơ chưa thực sự ổn định, áp lực tăng lạm phát vẫn còn. Nhưng với

sự tập trung, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đưa kinh tế huyện nhà tiếp tục tăng trưởng, nhất là sản xuất nông nghiệp; các chỉ tiêu an sinh xã hội được đảm bảo, giải quyết việc làm và thu nhập của người dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị được giữ vững và trật tự xã hội cơ bản đảm bảo ổn định. Mặc dù một số chỉ tiêu đòi hỏi sự phấn đấu cao như chỉ tiêu về thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm và giảm tỉ lệ hộ nghèo … nhưng qua đánh giá cơ bản thực hiện đạt và vượt 13/18 chỉ tiêu chủ yếu.

Bảng 4.1. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2014 trên địa bàn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2014/2013

Tổng số 9.858.177 11.379.241 115,42

- Khu vực nông nghiệp, thủy sản 2.780.723 3.039.746 109,31

- Khu vực công nghiệp, xây dựng 2.718.346 3.266.819 120,17

- Khu vực thương mại, dịch vụ 4.359.108 5.072.676 116,37

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Phú Tân cuối năm 2014

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh) năm 2014 tăng 15,42 % so năm 2013. Theo giá thực tế đạt 11.379 tỉ đồng. Trong đó thì khu vực cơng nghiệp, xây dựng tăng cao nhất 20,17%, khu vực thương mại, dịch vụ tăng 16,37%, khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng 9,31%. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 24,2 triệu đồng tăng 1,2 triệu đồng so năm 2013. Kết quả cụ thể như sau:

- Khu vực nông nghiệp, thủy sản: Đạt 3.039 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 26,71%, tuy được mùa nhưng không được giá nên giảm 1,50% so với năm 2013. Trong năm 2014, khu vực này có mức tăng trưởng trở lại, có nhiều chuyển biến tích cực, khả quan. Ba vụ sản xuất chính đều đạt thắng lợi tồn

diện trên cả ba mặt là diện tích, năng suất và sản lượng. Sản lượng cây lương thực cả năm đạt 400.378 tấn, tăng 6.262 tấn. Trong đó lúa, nếp là 394.221 tấn, tăng 6.784 tấn.

- Khu vực công nghiệp, xây dựng: Đạt 3.266.819 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 28,71%, tăng 1,14% so với năm 2012. Sản xuất cơng nghiệp ổn định nhờ có sự hỗ trợ bằng nhiều chính sách ưu đãi lãi suất, hỗ trợ vay ngân hàng, tăng kích cầu góp phần hạn chế suy thối kinh tế, nhờ vậy mà sản xuất tăng trưởng. - Khu vực thương mại, dịch vụ: Đạt 5.072.676 tỉ đồng chiếm tỉ trọng

44,58%, tăng 0,36% so với năm 2013. Thương mại phát triển đã bảo vệ được lợi ích của người sản xuất và kích thích sản xuất phát triển.

4.1.4.Tình hình sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.041 tỉ đồng, tăng 0,17% so kế hoạch. Đặc biệt thực hiện chương trình Nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân thông qua triển khai xây dựng 07 nhà lưới trồng rau an tồn ở các vùng có lợi thế chun canh màu. Ngồi ra, thực hiện mơ hình liên kết chuỗi giá trị “Cánh đồng lớn”, trong năm đã có 03 cơng ty kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân với tổng diện tích 429,5 ha tại các xã. Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật ngày một mở rộng, chương trình 3 giảm 3 tăng từ 90-94% diện tích xuống giống; 643 lị sấy và 161 máy gặt đập liên hợp (tăng 03 máy), diện tích thu hoạch bằng máy đạt trên 99,66% (năm trước 97%).

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) ĐVT: Triệu đồng Lĩnh vực Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 Tổng số 5.835.552 6.351.568 516.016 - Trồng trọt 3.368.812 3.617.568 248.756 - Chăn nuôi 794.950 840.500 45.550 - Thuỷ sản 730.890 743.000 12.110 - Dịch vụ 940.900 1.150.500 209.600

Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Phú Tân đến cuối năm 2014

Tập trung điều hành xuống giống đảm bảo đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống. Tổng diện tích gieo trồng đạt 60.686,5 ha (lúa, nếp 58.818 ha; màu 1.868,5 ha) đạt 99,95% so kế hoạch. Với điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, sự quan tâm hướng dẫn của ngành chuyên môn và kinh nghiệm của nông dân nên kết quả sản xuất khả quan, năng suất lúa, nếp bình quân đạt 6,67tấn/ha, tăng 0,21tấn/ha so năm 2013. Tổng sản lượng ước đạt 389.698 tấn, đạt 104,39% kế hoạch.

4.2. Cung tín dụng tại điểm nghiên cứu

Cung các dịch vụ tài chính mà chủ yếu là tiết kiệm và cho vay dành cho nông hộ sản xuất lúa, nếp ở huyện Phú Tân đến nay được chia làm 2 nhóm chính: chính thức và phi chính thức. Nguồn tín dụng chính thức gồm các Ngân hàng thương mại mà chiếm ưu thế là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mạng lưới rộng khắp gồm 01 Hội sở, 14 chi nhánh trên toàn tỉnh, cung cấp các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, cho vay, thanh tốn, … Đối với thị trường nơng thôn An Giang, với đặc điểm môi trường tự nhiên thổ nhưỡng thích hợp cho cây lúa và nếp, là vựa lúa lớn nhất cả nước nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định đây là đối tượng đầu tư chủ đạo. Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 3.677 tỉ

đồng tăng 495 tỉ, chiếm 38,35% tổng dư nợ. Ngồi ra, cịn cho vay theo các chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn như Nghị định 41 của Chính phủ 4.691 tỉ đồng, chiếm 48,93% tổng dư nợ; theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ 155 tỉ đồng, chiếm 1,62% tổng dư nợ. Riêng tại điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Tân, có 2 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chi nhánh huyện Phú Tân và chi nhành thị trấn Chợ Vàm) tập trung thực hiện chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4.2.3. Thực trạng cho vay nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn

Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đến cuối năm 2014 là 525,8 tỉ đồng chiếm 65% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất lúa, nếp 76,8 tỉ đồng, dư nợ cho vay phát triển ngành nông thôn 53,3 tỉ đồng, dư nợ cho vay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là 16 tỉ đồng, dư nợ cho vay chế biến tiêu thụ nông sản là 105 tỉ đồng, dư nợ cho vay kinh doanh sản phẩm phục vụ nông, ngư nghiệp và thủy sản là 108,2 tỷ đồng, dư nợ cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp và thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp nông thôn là 92 tỉ đồng và dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn là 74,5 tỉ đồng.

4.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ

4.3.1.Mơ tả mẫu khảo sát

Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.3, có 114 chủ hộ là nam chiếm 76% và 36 chủ hộ là nữ tỉ lệ 24% trong tổng số hộ được khảo sát. Phần lớn chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 97,33%, dân tộc Hoa chiếm 2% và còn lại là dân tộc Khơme. Về trình độ học vấn, do điều kiện vùng nơng thơn cịn khó khăn, ơng bà cha mẹ chủ yếu lo việc đồng áng nên rất ít quan tâm đến việc học của con cái. Hầu hết trẻ em vùng nơng thơn ít có cơ hội được học tập đầy đủ nên trình độ học vấn khu vực này cịn khá thấp. Do đó, việc tiếp cận và áp dụng những

14.66% 16.67% Không biết chữ Tiểu học THCS THPT trở lên 28% 40.66%

tiến bộ khoa học vào sản xuất của người dân vùng nơng thơn cịn khó khăn nên việc tính tốn hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy có 25 chủ hộ không biết chữ (tỉ lệ 16,67%), trình độ trung học phổ thông trở lên là 22 (tỉ lệ 14,66%), trình độ trung học cơ sở là 42 (tỉ lệ 28%) và số hộ có trình độ tiểu học là 61 (tỉ lệ cao nhất với 40,66%) số hộ được khảo sát.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w