Giới thiệu khái quát và quá trình hình thành:

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 41 - 42)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Giới thiệu khái quát và quá trình hình thành:

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Tân

Huyện Phú Tân được thành lập vào tháng 12 năm 1968, trên cơ sở tách một phần của hai quận Tân Châu và Châu Phú. Tháng 9 năm 1974, huyện Phú Tân nhập thêm một số xã của huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để chia thành hai huyện Phú Tân A và Phú Tân B. Phú Tân A gồm các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Hoà Lạc, Châu Giang, Long Thuận, Phú Thuận. Phú

Tân B có các các xã: Phú An, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Hồ Hảo, Bình Thạnh Đông, Tân Huề, Tân Quới và Tân Long.

Năm 1976, lập lại tỉnh An Giang, giải thể 2 huyện Phú Tân A và Phú Tân B, lập huyện mới Phú Tân gồm 10 đơn vị hành chính là các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Hồ Lạc, Châu Giang, Bình Thạnh Đơng và thị trấn Mỹ Lương.

Năm 1979, huyện Phú Tân thành lập thêm 5 xã mới: Phú Thạnh, Phú Thành, Phú Thọ, Phú Bình và thị trấn Chợ Vàm.

Năm 1980, xã Hoà Hảo đổi tên thành xã Tân Hoà, xã Hưng Nhơn đổi tên thành xã Phú Hưng, xã Châu Giang đổi tên thành xã Phú Hiệp, thị trấn Mỹ Lương chuyển thành xã Phú Mỹ, năm 1997 nâng xã Phú Mỹ lên thành thị trấn Phú Mỹ.

Năm 1984, thành lập thêm 2 xã mới là Phú Xuân và Phú Long.

Tháng 5 năm 2003 thành lập xã mới Long Hoà (tách ra từ xã Long Sơn), cuối năm 2003 thành lập thêm xã mới Tân Trung (tách ra từ xã Tân Hòa). Đến năm 2009, xã Long Sơn và một phần xã Phú Hiệp được nhập về thị xã Tân Châu, hiện nay huyện Phú Tân có 16 xã và 2 thị trấn với tổng số 88 ấp.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w