Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của
nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện
Như đã đề cập ở Chương 3, đề tài sử dụng mơ hình Logit nhị phân để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của nơng hộ và mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến để ước lượng các nhân tố
ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức từ ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
4.4.1.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
Kết quả phân tích hồi quy bằng mơ hình Logit nhị phân để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức được trình bày tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả mơ hình Logit
STT Biến độc lập Hệ số β Hệ số góc dy/dx Giá trị P (1) (2) (3) (4) (5) 1 Hằng số (Constant) -3,8246 - 0,012 2 Tuổi của chủ hộ (X1) 0,0306 0,0017 0,168 3 Trình độ học vấn (X2) 2,2460 0,1258 0,000* 4 Khoảng cách (X3) -0,0669 -0,0038 0,054** 5 Giá trị tài sản (X4) 0,0059 0,0003 0,027** 6 Diện tích đất thổ cư (X5) 0,0225 0,0013 0,001*
7 Thu nhập phi sản xuất (X6) 0,0168 0,0009 0,044**
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5%
Số quan sát = 150
LR chi2 (6) = 59,55
Prob > chi2 = 0,0000
Pseudo R2 = 0,3348
Kết quả mơ hình được xem xét trên từng biến. Hệ số Pseudo-R2 của mơ hình là 0,3348 là mức độ giải thích của các biến, có nghĩa là có 33,48% biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình, cịn lại 66,52% là các nhân tố khác chưa đưa vào nghiên cứu. Trong mơ hình này tỉ lệ dự đốn
chính xác của mơ hình là 81,33% cao hơn nhiều với R2, điều này nói lên rằng khả năng dự báo đúng của mơ hình là rất cao.
Qua kết quả phân tích ở bảng 4.8 cho thấy, trong 6 biến độc lập đưa vào mơ hình nghiên cứu thì có 5 biến có mối tương quan với biến phụ thuộc. Trong đó, có 4 biến tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là các biến: Trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư, thu nhập phi nơng nghiệp có mối tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Hay nói khác hơn là trình độ học vấn, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư, thu nhập phi nơng nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ sản xuất lúa, nếp. Ngược lại, biến khoảng cách từ nơi nông hộ sinh sống đến trung tâm huyện tương quan nghịch với biến phụ thuộc. Nghĩa là biến này làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ.
Cụ thể, từng biến tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ như sau:
- Trình độ học vấn chủ hộ (X2) có ý nghĩa tác động thuận với khả năng tiếp cận tiếp dụng chính thức của nơng hộ với mức ý nghĩa 1% và đúng với dấu kì vọng (β2 = 2,2460). Vì những hộ có trình độ học vấn cao thì quyết định khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và do đó chi phối hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay ở các tổ chức tín dụng nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ càng thuận lợi khi vay vốn. Kết quả phân tích cho thấy, nếu các nhân tố khác khơng đổi thì những hộ có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức tăng 12,57% so với những hộ có trình độ thấp hơn.
Khoảng cách từ nơi hộ sinh sống của hộ đến trung tâm huyện (X3) có ý nghĩa tác động nghịch với biến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng
hộ với mức ý nghĩa 5% và đúng với dấu kì vọng (β3 = -0,0669). Vì những hộ
đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ, những hộ ở vùng sâu thường trình độ học vấn và khả năng nắm bắt tình hình rất hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận. Vì vậy, kết quả phân tích cho thấy nếu các nhân tố khác khơng đổi thì những hộ có khoảng cách tăng thêm 1 km thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức giảm 0,38% so với những hộ có khoảng cách gần hơn.
Một nhân tố khác cũng có ý nghĩa thống kê tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ là biến giá trị tài sản (X4) cũng với mức ý
nghĩa 5% (β4 = 0,0059). Hộ có giá trị tài sản càng cao là hộ có khả năng mở
rộng quy mơ sản xuất hoặc kinh doanh càng lớn nên nhu cầu vay vốn càng nhiều. Kết quả phân tích cho thấy nếu các nhân tố khác khơng đổi những hộ có giá trị tài sản tăng thêm 1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn 0,03%.
Một yếu tố khác có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của nơng
hộ là biến diện tích đất thổ cư (X5) với mức ý nghĩa 1% (β5 = 0,0225). Diện
tích đất thổ cư có sổ đỏ của hộ gia đình vừa phản ánh khả năng tài chính của hộ, vừa là tài sản có giá trị được các tổ chức tín dụng chấp nhận làm tài sản thế chấp. Mặt khác, do quy định của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên khi ngân hàng xét cho hộ vay vốn cũng hạn chế giải quyết cho vay đối với các hộ thế chấp đất thổ cư. Vì vậy, kết quả phân tích cho thấy nếu các nhân tố khác khơng đổi thì những hộ có diện tích đất thổ cư có sổ đỏ tăng thêm 1 m2 thì khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn 0,13% so với hộ có ít đất thổ cư.
Một biến độc lập khác có ý nghĩa thống kê trong mơ hình là biến thu
nhập phi sản xuất (X6) với mức ý nghĩa 5% (β6 = 0,0168), nghĩa là thu nhập
phi sản xuất của hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. Nguyên nhân là do khi ngân hàng xem xét cho vay thường căn cứ vào thu nhập này là nguồn trả nợ ổn định. Do đó thu nhập phi sản xuất cũng là một trong những nhân tố quan trọng để xem xét giải quyết có chấp thuận cho hộ vay vốn hay khơng. Nếu các nhân tố khác khơng đổi thì những hộ có thu nhập
phi sản xuất tăng thêm 1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn 0,09%.
Bên cạnh những nhân tố trên, nhân tố cịn lại trong mơ hình khơng có ý nghĩa thống kê là biến tuổi của chủ hộ (X1), nghĩa là độ tuổi của chủ hộ càng thấp hoặc càng cao cũng không là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở vùng nông thôn Phú Tân.