Kết luận và hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 65)

5.1. Kết luận

Vốn là yếu tố đầu vào rất thân thiết cho mọi hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Thực tế chứng minh rằng nguồn vốn tín dụng chính thức đã trở nên rất quan trọng đối với các nông hộ vùng nông thôn. Tuy nhiên, các nông hộ thường gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này do ngân hàng phải sàng lọc khách hàng để giảm thiểu rủi ro nên việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nơng hộ thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhất định.

Qua khảo sát thực tế, tiếp cận tín dụng của nơng hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân cho thấy đa phần các hộ đều thuận lợi khi vay vốn tại ngân hàng, chỉ một bộ phận nhỏ nơng hộ cịn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng với nhiều lí do như: tài sản thế chấp không đủ điều kiện, không hiểu biết thủ tục vay, nơi sinh sống cịn xa với tổ chức tín dụng, …

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ là trình độ học vấn, khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm huyện, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư của hộ và thu nhập phi nông nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tín dụng chính thức của nơng hộ là thu nhập bình quân, quan hệ xã hội, số lần vay vốn và giá trị tài sản của hộ. Nói chung đây là các rào cản đối với các hộ nghèo, ít học, ít tài sản thế chấp. Chính vì vậy, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức để góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng dần mức sống của người dân vùng nông thơn cịn gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết được những khó khăn này, ngồi sự nỗ lực của chính bản thân nơng hộ cịn rất cần sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và các tổ chức tín dụng.

5.2. Hàm ý chính sách

5.2.1.Kiến nghị Chính phủ và ngành liên quan các cấp

Cần tăng cường vai trị quản lí của Chính phủ trong hoạt động tín dụng nơng nghiệp nơng thơn. Xây dựng và quản lí các quy hoạch phát triển nơng

nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, thế chấp vay vốn đầu tư phát triển kinh tế.

Thực hiện các hỗ trợ trực tiếp về tài chính, tín dụng cho khu vực nông thôn. Hiện tại phần lớn ngân hàng không mặn mà trong việc cho vay khơng có tài sản thế chấp. Do đó cần tăng cường giám sát và thúc đẩy ngân hàng trong việc thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nơng thơn. Qua đó bắt buộc ngân hàng thực hiện cho vay khơng có tài sản đảm bảo đúng quy định theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP nhằm tạo đồng lực kích thích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Tuyên truyền rộng rãi chính sách pháp luật về định hướng phát triển kinh tế nơng nghiệp cho người dân vùng nơng thơn. Khuyến khích và tạo điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức dễ dàng hơn. Đồng thời cần có biện pháp chế tài mạnh mẽ đối với hành vi cho vay nặng lãi, bốc lột sức lao động để người dân nơng thơn có cơ hội vươn lên làm giàu và tiến bộ xã hội.

5.2.2.Kiến nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

Hồn thiện chính sách tín dụng cải cách Chính sách tín dụng chính là tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lí, hồn thiện môi trường kinh tế và pháp luật nhằm tạo nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho hoạt động tín dụng chính thức cũng như phát triển thị trường tín dụng nơng thơn.

Cung cấp thơng tin về hoạt động tín dụng ngồi việc cung cấp vốn cho người dân và có biện pháp để giúp người dân biết rõ thông tin về hoạt động cho vay thơng qua các hình thức phổ biến, thơng qua chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể địa phương, tuyên truyền, báo đài, …

Cần mở rộng mạng lưới các phịng giao dịch về vùng nơng thơn nhiều hơn nữa để các hộ sản xuất có điều kiện tiếp cận được vốn khi có nhu cầu, góp phần xây dựng kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn phát triển mạnh, người

dân có đủ vốn sản xuất. Bên cạnh đó, hiện nay có một bộ phận khơng nhỏ cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ, phẩm chất đạo đức kém đã làm cản trở việc vay vốn và làm phiền lòng khách hàng. Hiện tượng cán bộ ngân hàng vòi vĩnh, vay ké vẫn thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, làm giảm lòng tin của khách hàng. Do đó ngân hàng cần xem lại điều kiện tuyển dụng, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ viên chức để ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn.

5.2.3.Đối với nông hộ

Thứ nhất, quản lí tài chính và sử dụng vốn hiệu quả làm tăng thu nhập của

hộ Chủ hộ phải biết tính tốn chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và sử dụng

vốn hợp lí. Đồng thời, hộ có thể xác định được hình thức sản xuất thích hợp với năng lực và khả năng sản xuất, số lao động có thể tham gia trực tiếp sản xuất.

Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm: Qua nghiên cứu thực tế khâu tiêu thụ sản phẩm của nông hộ đa phần không ổn định đầu ra khi đến mùa thu hoạch thì tự tìm nơi để tiêu thụ, nơng hộ nên liên kết với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để được bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất và kinh nghiệm sản xuất của hộ: Nông hộ phải tự trang bị cho mình những kiến thức và kĩ thuật sản xuất để nắm vững quy trình và học hỏi kinh nghiệm. Tích cực tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất từ các chương trình hỗ trợ và tư vấn của trung tâm khuyến nông của huyện, tỉnh. Thành lập các tổ, câu lạc bộ để trao đổi học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những trải nghiệm của các thành viên; áp dụng hình thức sản xuất tập trung như: hợp tác xã, tổ hợp tác, cánh đồng lớn, … từ đó có nhiều điều kiện tốt để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Thứ ba, tạo lập uy tín với các tổ chức tín dụng: Thơng qua số lần vay vốn của mình tại ngân hàng cho nên khi có vay vốn cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người đi vay, là luôn tuân thủ đúng các thủ tục và quy trình vay

vốn, trả nợ đúng hạn nhằm tạo lập uy tín với người cho vay để lần sau được thuận tiện hơn. Cụ thể là những hộ đã từng vay vốn sẽ thể hiện được uy tín về việc trả nợ của những lần vay trước đó với ngân hàng và trở thành khách hàng truyền thống.

5.3. Đề xuất nghiên cứu

Đây là toàn bộ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện và khơng đi sâu phân tích các lĩnh vực tài chính bán chính thức hay phi chính thức. Vì vậy, mong muốn nên có những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu khác trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

2. Cục Thống kê An Giang (2013), Niên giám thống kê 2013, An Giang.

3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2013), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2014”, An Giang.

4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2014), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2015”, An Giang.

5. Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân (2013), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014”, Phú Tân.

6. Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân (2014), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015”, Phú Tân.

7. Chi Cục Thống kê Phú Tân (2013), Niên giám thống kê 2013, Phú Tân.

8. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân (2013), “Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp năm 2013 và Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2014”, Phú Tân.

9. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân (2014), “Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp năm 2014 và Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015”, Phú Tân.

10. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và định

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân (2013), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2014”, Phú Tân.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân

(2014), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2015”, Phú Tân.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị trấn Chợ Vàm,

huyện Phú Tân (2013), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2014”, Phú Tân.

14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị trấn Chợ Vàm,

huyện Phú Tân (2014), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2015”, Phú Tân.

15. Trần Ái Kết (2009), Một số giải pháp chủ yếu về nguồn vốn tín

dụng của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh, Luận án tiến sĩ kinh tế: 62.31.10.01, LA04.15059, Thư viện Quốc gia Việt Nam.

16. Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng

đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí ngân hàng, Số 4, trang 32.

17. Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2005), “Những nhân tố

quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nơng dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Trường Đại học Cần Thơ.

18. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011), “Các yếu tố quyết

định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ ở Hậu Giang”, Tạp chí Ngân hàng, Số 9, (tháng 5/2011), trang 42-48

19. Trần Tiến Khai (2014), Chính sách nơng nghiệp và phát triển nơng

thơn, Tài liệu giảng dạy.

20. Huỳnh Trung Thời (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín

dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

21. Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), Tiếp cận tín dụng của hộ đồng bào Êđê: Trường hợp nghiên cứu ở xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắc Lắk, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

22. Pham Bao Duong and Izumida (2002) “Rural Development Finance

in Vietnam: A Microeconometric Analysis of household Sererys” World Development 30(2), trang 319-335.

23. Vu Thi Thanh Ha (2011) “Determinants of rural

householdsborrowing from the formalnfinancial sector: A study of the rural credit market in Red River Delta region” Mater of Art in Economics of Development, Vietnam – Netherlands Project, Hanoi.

24. Tran Tho Dat (1998), “Borrower transactions cost crea=dit

rationing: a study of the rural credit market in Vietnam” paper preparred for the conference Vietnam and region, Asia Pacific experience and Vietnam’s economic policy directions Hanoi.

PHỤ LỤC 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn:

PHIẾU KHẢO SÁT THƠNG TIN NƠNG HỘ

Mã số: …………

Kính thưa Q Ơng, Bà!

Tơi là Nguyễn Hồng Hiếu, thường trú tại phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, là học viên Cao học Kinh tế chuyên ngành Chính sách cơng, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Với mục đích hồn thành luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của nông hộ sản xuất lúa, nếp trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”. Thông tin trong phiếu khảo sát chỉ phục vụ cho

công tác nghiên cứu của đề tài. Rất mong q ơng/bà vui lịng dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi sau đây giúp tơi có thể hồn thành Luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần 1: Thơng tin chung về hộ gia đình

101. Họ và tên chủ hộ: …………..………..………..……………...Giới tính1: Nam ….., Nữ

…....

- Năm sinh: ………..…. Nghề nghiệp: ..……………………..…… - Dân tộc: ………………. Tôn giáo: ……………………………..

- Số năm đã sinh sống tại địa phương: ............ Khoảng cách từ nhà đến trung tâm huyện: .............

102. Phân loại hộ theo thu nhập2:

[1] Hộ nghèo  [2] Hộ cận nghèo  [3] Hộ khá 

103. Trình độ học vấn:

[1] Không biết chữ  [2] Tiểu học  [3] THCS 

[4] THPT  [5] Trung cấp/Cao đẳng/Đại học 

1 Giới tính: 0: Nam; 1: Nữ

2 Phân loại hộ theo thu nhập: [1] Nghèo: Dưới 500.000đ/người /tháng; [2] Cận nghèo: Từ 501.000đ-dưới 650.000đ/người/tháng; [3] Khá: Trên 650.000đ/người/tháng;

104.Tổng số thành viên trong hộ: …………..; Trong đó:

Nữ: ……..….; Số thành viên dưới 16 tuổi: ……………; Số thành viên trên 60 tuổi: …………

105.Tổng số lao động trong hộ: …………; Trong đó:

Nữ: ………….; Số lao động nơng nghiệp: ………….; Số lao động chính: …………..; Số lao động thuê mướn thường xuyên: …………..

106.Trong hộ có ai là thành viên của các tổ chức Hội dưới đây:

[1] Hội Nông dân  [2] Hội Phụ nữ  [3] Hội Cựu chiến

binh 

[4] Hội người cao tuổi  [5] Tổ, nhóm tiết kiệm tự phát 

107.Thông tin về đất đai:

TT Đất sản xuất Đất ở 1 Diện tích ………….ha …………m2 2 Sổ đỏ (GCN. QSDĐ) [1] Có [2] Khơng [1] Có [2] Khơng 3 Diện tích đất có sổ đỏ ………………….. m2 ……………………...m2 4 Người đứng tên sổ đỏ3 [1]Vợ [2]Chồng [3]Khác: ……….. [1]Vợ [2]Chồng [3]Khác: ………….

108.Thông tin về phương tiện sản xuất năm 2014:

Loại thiết bị Số lượng (cái) Giá trị (triệu đồng) Có nhu cầu trang bị mới chonăm 2014 hay không?4

1. Máy cày 2. Máy xay xát 3. Bừa

4. Máy tuốt lúa 5. Máy bơm nước 6. Bình phun thuốc 7. Khác

109.Thơng tin về phương tiện sinh hoạt năm 2014:

3 Nếu cả vợ và chồng đều đứng tên trên sổ đỏ thì đánh cả số [1] và [2]

Loại thiết bị Số lượng(cái) (triệu đồng)Giá trị Có nhu cầu trang bị mới chonăm 2015 hay không?5 1. Nhà ở (m2) 2. Xe máy 3. Xe đạp 4. Tivi 5. Catssette 6. Đầu video

7. Máy bơm nước gia đình 8. Khác

110.Thơng tin về thu nhập của hộ gia đình

Loại hình sản xuất, kinh doanh của hộ Số tháng làm việc trong năm 2014 Mức độ quan trọng đối với thu

nhập6 Ổn định7 Thu nhập ước tính (triệu đồng) 11. Nơng nghiệp 111. Thuần nông - Sản xuất thuần nông - Sản xuất nông – lâm nghiệp 112. Kiêm

- NN – Buôn bán và Dịch vụ - NN + Tiểu thủ công nghiệp 12. Phi nông nghiệp

121. Kinh doanh và cung cấp dịch vụ 122. Ngành nghề khác (nêu rõ: …………………………………. 123. Công chức, viên chức, công nhân 124. LĐ phổ thông (làm thuê)

111.Mức độ tác động đến thu nhập

5 [1] Có; [2] Khơng

6 Đánh số mức độ quan trọng so với thu nhập: [1] Hồn tồn khơng quan trọng; [2] Khơng quan trọng; [3] Vừa phải’ [4] Quan trọng; [5] Rất quan trọng

7 Đánh số mức độ ổn định của nguồn thu nhập: [1] Rất biến động; [2] Biến động; [3] Tương đối ổn định; [4] Rất ổn định

STT Chỉ tiêu Mức độ tác động đến thu nhập trong năm 20138

1 Thiếu lao động 2 Thiếu vốn sản xuất

3 Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm 4 Thiếu việc làm

5 Thiếu đất đai, máy móc, cơng cụ 6 Thiên tai, rủi ro

7 Sức khỏe yếu

8 Nhu cầu tăng chi tiêu trong năm

112.Thông tin về tiết kiệm của hộ:

Hình thức Giá trị của khoản tiết kiệm (đồng/năm)

1. Tiết kiệm bưu điện 2. Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w