Khái quát đặc điểm địa bàn lấy mẫu:

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 32)

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

3.3. Khái quát đặc điểm địa bàn lấy mẫu:

3.3.1.Xã Phú Hưng:

- Vị trí địa giới hành chính: Phía Nam giáp với xã Tân Hịa và xã Bình Thạnh Đơng, phía Tây giáp với xã Hiệp Xương và Phú Xuân, phía Đơng giáp với thị trấn Phú Mỹ và phía Bắc giáp xã Phú Thọ.

- Phú Hưng là 1 trong 3 xã vòng O, diện tích tự nhiên là 1.580 ha, diện tích đất nơng nghiệp là 1.367 ha (trong đó diện tích trồng lúa, nếp 1.118 ha, sản lượng 21.216 tấn/năm). Tồn xã có 107 tổ tự quản phân bổ đều ở 6 ấp (Hưng Thới 1, Hưng Thới 2, Hưng Thạnh, Hưng Hòa, Hưng Tân, Hưng Mỹ), dân số có 3.621 hộ với 14.328 người, số hộ sống bằng nghề nông chiếm 90%, tập trung sống ven 2 bên bờ rạch Cái Tắc. Thu nhập bình quân đầu người 26,4 triệu đồng/năm.

- Xã có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, 98% diện tích đất nơng nghiệp được sử dụng để sản xuất nếp, trên địa bàn xã có 01 tổ hợp tác nhân giống nếp chất lượng, có uy tín phục vụ cho nhu cầu sản xuất cả trong và ngoài địa phương. Hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Xã đạt danh hiệu văn hóa từ năm 2011.

3.3.2.Xã Phú Hiệp:

- Vị trí địa giới hành chính: Phía Đơng giáp xã Hịa Lạc, phía Tây giáp phường Châu Phong thị xã Tân Châu, phía Nam giáp thành phố Châu Đốc (ngăn cách bởi sơng Hậu), phía Bắc giáp xã Phú Long.

- Diện tích tự nhiên 1.598 ha, diện tích nơng nghiệp 1.355 ha (trong đó diện tích trồng lúa, nếp 1.331 ha, sản lượng 26.594 tấn/năm). Xã có 03 ấp (Hịa Hiệp, Hịa Phát, Hịa Lợi), có 1.630 hộ với tổng số 5.894 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nơng chiếm 70%. Thu nhập bình qn đầu người 24,8 triệu đồng/năm.

3.3.3.Xã Phú Long:

- Vị trí địa gới hành chính: Phía Đông giáp phường Long Sơn, thị xã Tân Châu và xã Phú Lâm; phía Tây giáp xã Phú Hiệp và xã Hịa Lạc; phía Nam giáp xã Phú Thành; phía Bắc giáp phường Long Phú và xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu.

- Diện tích tự nhiên 1.910 ha, đất sản xuất nơng nghiệp 1.754 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa, nếp 1.534 ha, sản lượng 30.021 tấn/năm) được chia thành 03 ấp (Long Hậu, Phú Đông, Phú Tây). Xã có 1.396 hộ với 5.212 nhân khẩu, trong đó số hộ sống bằng nghề nông chiếm 80%, nhân dân sinh sống chủ yếu cặp 2 bờ kinh Thần Nông. Thu nhập bình quân đầu người 26,52 triệu đồng/năm.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ lấy mẫu và số mẫu

Huyện Phú Tân

Xã Phú Hiệp Xã Phú Hưng Xã Phú Long

Hoà Hiệp Hoà Phát Hưng Thạnh Hưng Hoà Long Hậu Phú Đông

Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu

STT Tên xã Tổng sốhộ Số nông hộ Hộ sản xuất lúa, nếp Số hộ cần khảo sát

1 Phú Hưng 3.621 3.259 2.933 50 2 Phú Hiệp 1.630 1.141 912 50 3 Phú Long 1.396 1.117 837 50 Tổng 6.647 5.517 4.682 150 3.4. Phương pháp xử lí dữ liệu 3.4.1.Thống kê mơ tả:

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu đã thu thập làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng cho vay. Ngoài ra, phương pháp này cũng sử dụng để mô tả tổng quan về địa bàn nghiên cứu, thực trạng sản xuất và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến q trình tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ.

3.4.2.Mơ hình kinh tế lượng: 3.4.2.1.Tiếp cận tín dụng:

Ở thị trường vốn tín dụng chính thức, người cho vay thường phân phối vốn tín dụng có giới hạn cho những người đi vay. Do đó, người xin vay thường bị giới hạn tín dụng. Hộ bị giới hạn tín dụng khi khơng được vay hay số tiền vay được ít hơn số tiền xin vay (Martin Petrick, 2004). Sự kiện bị giới hạn tín dụng chính thức cũng như khơng bị giới hạn là biến nhị phân (có = 1, khơng = 0, mơ hình hồi quy Logit nhị phân thường được sử dụng).

Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Trần Ái Kết (2009) đề cập tới mơ hình lí thuyết của Greene (2003): (Y=1|x) = ex’β/(1+ex’β) (1)

Trong đó:

(Y=1|x) là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độc lập có giá trị cụ thể xi.

x’β = x1β1 + x2β2 + … + xnβn

Quá trình ước lượng các tham số hồi quy cũng như kiểm định các giả thuyết có thể thực hiện trên phần mềm Stata. Để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ sản xuất lúa, nếp huyện Phú Tân, mơ hình hồi quy Logit nhị phân được sử dụng trong phân tích:

(Y=1|x) = ex’β/(1+ex’β) Trong đó:

Biến phụ thuộc (Y) là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (1=được vay, 0= bị từ chối). Khả năng tiếp cận tín dụng là khả năng hộ được vay hay không được vay.

x’β = β0 + x1β1 + x2β2 + … + x6β6 + u

Dựa trên cơ sở lí luận và kết quả các nghiên cứu thực tế đã lược khảo, các biến giải thích (x1 ….x6) được kì vọng có trong mơ hình:

- Tuổi của chủ hộ (X1): Theo lí thuyết về thu thập theo chu kì sống, những người lớn tuổi tuổi có tích lũy nhiều hơn nên nhu cầu vay vốn ít hơn, bản chất của người lớn tuổi là rất thận trọng (khơng thích rủi ro) trong quan hệ vay mượn, do đó khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn những người nhỏ tuổi. Vì vậy, nhân tố này kì vọng có tham số hồi hồi quy (β1) mang dấu âm. Một quan điểm khác cho rằng người lớn tuổi ở nơng thơn thường ít am hiểu về các thủ tục ngân hàng nên khả năng tiếp cận tín dụng thấp, do đó nhân tố này kì vọng có tham số hồi quy (β1) mang dấu dương (Trần Ái Kết, 2009). Như vậy, nhân tố tuổi có tham số hồi quy có thể mang dấu dương hoặc âm.

- Trình độ học vấn chủ hộ (X2): Được phân loại theo 4 cấp bậc: Bằng 1 nếu chủ hộ mù chữ, bằng 2 nếu tốt nghiệp tiểu học, bằng 3 nếu tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng 4 nếu tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Sau khi co kết quả điều tra sẽ nhóm lại những hộ có trình độ nghiệp trung học cơ sở trở lên được tính là 1 và những hộ có trình độ từ tiểu học trở xuống được tính là 0 để tính tốn các giá trị thống kê. Trình độ học vấn của chủ hộ quyết định khả

năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và do đó chi phối hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay ở các tổ chức tín dụng nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ càng thuận lợi khi vay vốn và khả năng bị giới hạn tín dụng càng thấp (Thái Anh Hịa, 1997). Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β2) mang dấu dương.

- Khoảng cách từ nơi hộ sinh sống của hộ đến trung tâm huyện (X3): Có mối

quan hệ nghịch với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ sản xuất lúa, nếp. Vì những hộ sinh sống cách xa trung tâm với điều kiện đi lại khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ, những hộ ở vùng sâu thường trình độ học vấn và khả năng nắm bắt tình hình rất hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận của hộ. Vì trung tâm huyện thường tập trung nhiều trung tâm thương mại, nhiều tổ chức tín dụng. Do đó, nhân tố này kì vọng có tham số hồi quy (β3) mang dấu âm.

- Giá trị tài sản của chủ hộ (X4): Chủ hộ có giá trị tài sản lớn chứng tỏ có khả năng tài chính lành mạnh, nên ít có nhu cầu tín dụng. Mặt khác hộ có giá trị tài sản lớn thường là những hộ làm ăn có hiệu quả và có sự tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng thường nên dễ tiếp cận tín dụng chính thức với quy mơ lớn, khả năng bị giới hạn tín dụng thấp (Vũ Thị Thanh Hà, 2001). Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β4) mang dấu dương.

- X5 (diện tích đất thổ cư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất): Theo luật đất đai ở Việt Nam, đất thổ cư được giao quyền sử dụng lâu dài thường được xem như tài sản của hộ gia đình. Diện tích đất thổ cư có sổ đỏ của hộ gia đình vừa phản ánh khả năng tài chính của hộ, vừa là tài sản có giá trị được các tổ chức tín dụng chấp nhận làm tài sản thế chấp. Do đó, nơng hộ có diện tích đất thổ cư có sổ đỏ càng lớn thì càng thuận lợi khi vay vốn ngân hàng và khả năng tiếp cận tín dụng dẽ dàng hơn (Duong and Izumida, 2002). Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β5) mang dấu dương.

- X6 (thu nhập phi sản xuất): Ngoài thu nhập từ sản xuất hộ cịn có thể có thu nhập phi sản xuất như thu nhập từ tiền công, buôn bán. Các hộ có nguồn thu nhập phi sản xuất thường có khả năng tự chủ tài chính cao nên ngân hàng làm căn cứ nguồn trả nợ ổn định nên ít có khả năng bị giới hạn tín dụng (Trần Ái Kết, 2009). Do đó, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy (β6) mang dấu dương.

3.4.2.2.Hạn mức tín dụng:

Cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn về vốn tín dụng của người sản xuất cho biết các nhân tố như nghề nghiệp, quan hệ xã hội, thu nhập, mục đích vay, chi phí vay, diện tích đất thế chấp, số lần vay và mức độ tiếp cận (lượng tín dụng chính thức) là có mối quan hệ với hạn mức tín dụng (số tiền được vay). Trong cơng trình nghiên cứu của Trần Ái Kết (2009) đề cập ý kiến của Green (2003) cho rằng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến thường được áp dụng trong phân tích:

Mơ hình lí thuyết: y = α + β1x1 + β2x2 + … + βnxn + ε

Trong đó:

y: biến phụ thuộc là lượng tiền vay được (triệu đồng), là biến được giải thích

x1, …, xn: các biến độc lập, là các biến giải thích β1, …, βn: các tham số hồi quy

ε: sai số ngẫu nhiên

Nếu yi là giá trị của biến y ở quan sát thứ i trong một mẫu n quan sát (i = 1, …, n), khi đó mơ hình được viết như sau:

yi = xi 1 β2 + xi 2 β2 + … + xi nβn + εi

Các giả thiết của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến: (1) Giữa y và x1, …, xn có mối quan hệ tuyến tính, (2) Giữa các biến giải thích x1, …, xn khơng có quan hệ tuyến tính, (3) Các εi độc lập (khơng có tự tương quan), (4) εi có phân phối chuẩn với kì vọng bằng khơng và phương sai (δ2) đồng nhất.

Các tham số hồi quy (β1, …, βn ) trong mơ hình thường được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Quá trình ước lượng các tham số hồi quy cũng như kiểm định các giả thiết có thể được thực hiện trên phần mềm SPSS for Window.

Mơ hình nghiên cứu: y = βo + x1β1 + x2β2 + … + x5β5 + u

Trong đó: y là lượng vốn vay (triệu đồng) mà hộ nhận được từ nguồn tín dụng chính thức. Dựa trên cơ sở lí luận và kết quả các nghiên cứu thực tế đã lược khảo, các biến giải thích (x1, …, x5) được kì vọng có trong mơ hình gồm:

- Trình độ học vấn của chủ hộ (X1): Là biến giả, hộ có trình độ trung học cơ sở trở lên được tính bằng 1 và những hộ có trình độ tiểu học trở xuống được tính bằng 0. Khi hộ có học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với khoa học kĩ thuật của nông hộ cao hơn. Những nơng hộ này có thể có nhu cầu tín dụng cao, khi đó họ đi vay và có thể nhận được số tiền vay lớn (Lê Nhất Hạnh, 2002). Do đó, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy β1 mang giá trị dương.

- X2 (thu nhập bình quân của hộ): Là nhân tố được kì vọng mang giá trị dương. Nguồn thu nhập này bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ sản xuất kinh doanh và từ lương, tiền cơng, phụ cấp, … Khi hộ có thu nhập bình qn càng cao thì khả năng trả nợ vay càng cao và rủi ro hộ mất khả năng trả nợ vay càng thấp. Vì vậy họ sẽ dễ dàng được các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp một khoản tín dụng cao hơn các hộ có thu nhập thấp (Phạm Văn Hùng, 2011). Vì vậy, nhân tố này được kì vọng có tham số hồi quy β2 mang giá trị dương.

- Quan hệ xã hội của chủ hộ (X3): Nếu hộ có người thân hay bạn bè làm ở cơ

quan nhà nước hay tổ chức tín dụng thì sẽ có giá trị 1, ngược lại có giá trị 1. Khi hộ có người thân đang cơng tác trong các cơ quan nhà nước hay tổ chức

tín dụng thì sẽ được nể trọng hơn hay vốn vay của họ được bảo lãnh từ người thân hay bạn bè. Cho nên, họ càng dễ dàng được vay vốn với số lượng lớn hơn

những hộ khác khơng có quan hệ xã hội (Trần Thọ Đạt, 1998). Do đó, nhân tố này có tham số hồi quy β3 được kì vọng mang giá trị dương.

- X4 (giá trị tài sản của hộ): Giá trị tài sản thể hiện sự giàu có của hộ. Giá trị tài sản của hộ càng lớn thì khả năng sinh lợi hay thanh lí tài sản càng lớn do đó khả năng trả nợ của hộ sẽ cao hơn hộ có ít tài sản hơn. Thông thường khi tổ chức tín dụng quyết định cấp hạn mức vay cho khách hàng với số lượng bao nhiêu thì cũng xem xét đến giá trị tài sản của hộ xem đây là tiêu chí quan trọng đảm bảo rủi ro cho khoản vay. Khi đó hộ có giá trị tài sản càng cao thì khả năng được vay với lượng vốn vay nhiều hơn hộ có giá trị tài sản ít

hơn (Duong and Izumida, 2002). Nhân tố này có tham số hồi quy β4 được kì

vọng có giá trị dương.

- Số lần vay của hộ (X5): Nếu hộ vay vốn càng nhiều lần ở các tổ chức tín dụng thì họ càng dễ dàng trở thành khách hàng thân thiết của các tổ chức tín dụng này. Các thủ tục vay vốn được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các tổ chức tín dụng xem đây là khách hàng làm ăn có hiệu quả và có uy tín nên hộ sẽ dễ dàng vay được vốn với số lượng cao hơn những người đặt quan hệ tín dụng lần đầu (Phạm Văn Hùng, 2011). Tuy nhiên, thường thì hộ làm ăn có hiệu quả có khuynh hướng khơng thích thiếu nợ vì khi đó họ càng tích lũy được nhiều vốn nên nhu cầu về vốn vay sẽ có khuynh hướng giảm. Trong trường hợp này, tham số hồi quy β5 có thể có giá trị dương hoặc âm.

Bảng 3.2. Mơ tả cấu trúc mơ hình

Mơ hình 1: Logit nhị phân Tên biến

phụ thuộc

(Y) Tên biến độc lập (Xi) Ý nghĩa

Dấu kì vọng

Khả năng tiếp cận tín

dụng

Tuổi của chủ hộ (X1) Tính từ năm sinh đến thờiđiểm phỏng vấn +/- Trình độ học vấn

(X2)

Biến giả, = 1 nếu tốt nghiệp THCS trở lên, = 0 nếu từ tiểu

học trở xuống +

Khoảng cách (X3) Khoảng cách từ nơi sinh sống

đến trung tâm huyện (km) -

Giá trị tài sản (X4) Giá trị tài sản của hộ (triệuđồng) + Diện tích đất thổ cư

(X5)

Diện tích đất thổ cư có quyền

sử dụng đất (m2) +

Thu nhập phi sản

xuất (X6) Thu nhập từ tiền công, buônbán khác +

Mơ hình 2: Hồi quy tuyến tính đa biến

Hạn mức tín dụng

Trình

(X1) độ học vấn

Biến giả, = 1 nếu tốt nghiệp THCS trở lên, = 0 nếu từ tiểu học trở xuống

+

Thu nhập của hộ (X2) Thu nhập bình qnđồng) (triệu +

Quan hệ xã hội (X3) Có = 1, khơng = 0 +

Giá trị tài sản (X4) Giá trị tài sản của chủ hộ (triệuđồng) +

Số lần vay (X5) Số lần vay vốn của chủ hộ

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1.Giới thiệu khái quát và quá trình hình thành:

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Tân

Huyện Phú Tân được thành lập vào tháng 12 năm 1968, trên cơ sở tách một phần của hai quận Tân Châu và Châu Phú. Tháng 9 năm 1974, huyện Phú Tân nhập thêm một số xã của huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để chia thành hai huyện Phú Tân A và Phú Tân B. Phú Tân A gồm các xã: Long Sơn, Phú Lâm, Hoà Lạc, Châu Giang, Long Thuận, Phú Thuận. Phú

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến tín dụng chính thức từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN của nông hộ sản xuất lúa, nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w