Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất

Một phần của tài liệu Thực hiện Module mở rộng cho các loại cảm biến Logic thuộc xưởng thực hành đo lường & cảm biến (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.9 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

2.9.1 Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất

Dưới đây là cách biểu thị để mô tả thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối

với nhóm duy nhất:

Kiểm tra trước tác Giải pháp hoặc tác Kiểm tra sau tác

động động động

O1 X O2

Thiết kế này tiến hành kiểm tra trước tác động với một nhóm học sinh trước khi người nghiên cứu áp dụng các giải pháp hoặc hoạt động thực nghiệm. Sau khi tiến hành

thực nghiệm, người nghiên cứu sẽ thực hiện bài kiểm tra sau tác động cho cùng nhóm

học sinh đó.

Kết quả được đo bằng việc so sánh chênh lệch giữa kết quả bài kiểm tra sau tác động và trước tác động. Khi có chênh lệch (biểu thị qua |O2 - O1| > 0), người nghiên cứu sẽ kết luận tác

động có mang lại ảnh hưởng hay không.

Thiết kế này rất phổ biến vì dễ thực hiện. Nó thơng dụng nhưng trong thực tế ẩn chứa

nhiều nguy cơ đối với giá trị của dữ liệu nghiên cứu.

Đối với thiết kế này, việc kết quả kiểm tra sau tác động cao hơn kết quả kiểm tra

trước tác động có thể khiến chúng ta nhầm tưởng và kết luận rằng tác động mang lại

kết quả tốt. Cách đưa ra kết luận như vậy là khá chủ quan vì kết quả kiểm tra tăng lên có thể do ảnh hưởng của các yếu tố khác. Chúng ta gọi các yếu tố hoặc nguyên nhân

Khoa Công nghệ Tự động

này là những nguy cơ có thể xảy ra với nhóm duy nhất vì chúng làm ảnh hưởng đến giá trị

của dữ liệu nghiên cứu được đo.

Những nguy cơ với nhóm duy nhất:

- Nguy cơ tiềm ẩn. Những yếu tố bên ngoài giải pháp tác động đã được thực hiện có ảnh

hưởng làm tăng giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động.

- Sự trưởng thành. Sự phát triển hoặc trưởng thành bình thường của các đối

tượng tham gia nghiên cứu làm tăng giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác

động.

- Kinh nghiệm làm bài kiểm tra. Làm bài kiểm tra là một trải nghiệm học tập. Các học sinh sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn khi làm lại bài kiểm tra trước tác động ở lần kiểm tra sau

tác động.

- Việc sử dụng công cụ đo. Các bài kiểm tra trước và sau tác động không được chấm điểm giống nhau do người chấm có tâm trạng khác nhau.

- Sự vắng mặt. Một số học sinh, đặc biệt là những em có điểm số thấp trong bài kiểm tra trước tác động không tiếp tục tham gia nghiên cứu. Bài kiểm tra sau tác động được thực hiện mà khơng có sự tham gia của các em học sinh này.

Đây là một thiết kế đơn giản nhưng không hiệu quả. Do những nguy cơ đối với giá trị của

dữ liệu nên nếu chúng ta có lựa chọn khác thì không nên sử dụng thiết kế này. Trong trường hợp

Khoa Công nghệ Tự động

Một phần của tài liệu Thực hiện Module mở rộng cho các loại cảm biến Logic thuộc xưởng thực hành đo lường & cảm biến (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)