Mặc dù có được những kết quả tiến bộ đạt được trong CCHC hơn 10 năm qua, song nhìn chung tốc độ cải cách vẫn còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả cịn thấp. Cơng tác chỉ đạo thực hiện CCHC của Huyện ủy, UBND huyện đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không thật sự kiên quyết, nhất quán và cũng không bảo đảm tắnh thường xuyên, liên tục.
-Nhận thức của người đứng đầu và đội ngũ CBCC trong bộ máy quản lý nhà nước từ huyện đến các xã, thị trấn về mục đắch, nhiệm vụ CCHC chưa toàn diện và sâu sắc, cịn ngại việc khó, đùn đẩy trách nhiệm, chưa thấy hết sự cần thiết và tầm quan trọng của một nền hành chắnh hiện đại trong xu thế hội nhập. Có thể nhận thấy, tư tưởng ngại đổi mới còn tồn tại trong một bộ phận khá lớn các cán bộ, công chức đảm nhiệm vị trắ lãnh đạo trong một số đơn vị dẫn tới công tác chỉ đạo thực hiện chưa ngang tầm và xứng với vị trắ, vai trò cải cách hành chắnh. Do đó, một số cán bộ trong đơn vị cịn xem nhẹ cơng tác
cải cách hành chắnh, chưa thật sự kiên quyết, chưa chủ động trong việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chắnh tại đơn vị mình, chưa có biện pháp, cơ chế tạo động lực, hưởng ứng cải cách của đa số cán bộ, công chức cũng như chưa xử lý nghiệm bộ phận cán bộ, công chức kém phẩm chất trong thực thi công vụ.
-Nhiệm vụ CCHC cấp xã, thị trấn vẫn chýa trở thành tâm điểm của hoạt động hành chắnh trong bộ máy quản lý nhà nước, việc triển khai cơng tác CCHC chưa đồng bộ, có nơi quán triệt xong về không thực hiện, sự đổi mới và khoa học trong hoạt động của từng cơ quan, đơn vị xã, thị trấn chưa trở thành nề nếp, phong cách, lề lối làm việc chậm được đổi mới.
-Trong tổ chức thực hiện thiếu kiểm tra phát hiện, xử lý đến nơi, đến chốn, còn nể nang, chưa mạnh dạn thay thế hoặc đưa ra khỏi bộ máy những CBCC xã, thị trấn có trình độ yếu kém, khơng hồn thành nhiệm vụ được giao.
-Việc quản lý phân công trách nhiệm cho CBCC xã, thị trấn chưa rõ ràng, những tiêu chắ để làm cơ sở đánh giá CBCC chưa được thiết lập cụ thể, còn chung chung theo ý nghĩ chủ quan nhiều hơn là dựa vào công việc, nên tắnh khuyến khắch chưa cao.
-Chưa thiết lập được cơ chế tiếp nhận thông tin, để đánh giá tắnh hiệu quả của q trình phân cơng, phân cấp trong các lĩnh vực mà cấp trên giao cho cấp dưới. Cải cách hành chắnh là cơng việc khó khăn, phức tạp nhưng trong triển khai thực hiện cịn theo hình thức phong trào, thiếu các biện pháp mang tắnh tập trung, quyết liệt. Công tác tuyên truyền phục vụ cho chương trình tổng thể làm chưa tốt, do đó chưa tạo nên sự thống nhất cao về nhận thức trong hệ thống chắnh trị và sự đồng thuận của nhân dân. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền vận động về cải cách hành chắnh cho cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị còn chưa được thực hiện thường xuyên, chưa thực sự tạo ra được những chuyển biến về nhận thức và nâng cao được tinh thần trách nhiệm của người làm cải cách hành chắnh.
-Nhận thức của một bộ phận CBCC xã, thị trấn về vai trò, ý nghĩa của công tác CCHC chưa sâu công tác tham mưu và tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả cao. Năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC xã, thị trấn cịn chưa đồng điều, có nơi cịn yếu; tắnh chun nghiệp và chuyên sâu, kỷ năng hành chắnh của CBCC xã, thị trấn cịn thấp, vẫn cịn tình trạng thừa về số lượng, nhưng lại thiếu CBCC xã, thị trấn có năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu. Tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn cịn là vấn nạn, tắnh cơng khai minh bạch của nền hành chắnh còn nhiều thách thức, một số CBCC xã, thị trấn suy giảm lý tưởng, lối sống, vi phạm đạo đức cơng vụ gây bất bình trong nhân dân.
-Công tác kiểm tra đôn đốc CCHC ở một số phịng, ban ngành, đồn thể tại các đơn vị xã, thị trấn chưa được thực hiện thường xuyên và nề nếp; việc xử lý các sai phạm trong công tác Quản lý nhà nước chưa nghiêm. Đầu tư các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, kinh phắ cho công tác CCHC ở các xã, thị trấn chưa nhiều.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã đi vào phân tắch những yếu tố tác động đến CCHC của ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Dựa trên những yếu tố đó đã phân tắch những kết quả đạt được về nội dung CCHC và về phương thức CCHC cùng với nguyên nhân của những kết quả đó. Đồng thới tác giả cũng phân tắch thực trạng những hạn chế về nội dung cải cách hành chắnh, hạn chế về phương thức CCHC và nguyên nhân của những hạn chế.
Kết quả nghiên cứu của Chương 2 là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp tăng cường CCHC đối với UBND cấp xã ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Chương 3