đánh giá; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật phục cụ cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng
Đặc điểm và quy luật của GDCT - TT chính là tạo ra dư luận, bằng dư luận và thơng qua dư luận xã hội lành mạnh có thể điều chỉnh nhận thức, thái
độ, hành vi của mỗi người. Chính vì vậy, đổi mới nội dung, hình thức cơng tác GDCT - TT của Đảng bộ phải bắt đầu bằng việc xây dựng và tạo ra môi trường lành mạnh. Xây dựng Công an tỉnh Cao Bằng trở thành đơn vị văn hóa, đơn vị kiểu mẫu về điều lệnh, xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương, kỷ luật chặt chẽ; xây dựng khối đoàn kết vững chắc, thống nhất, dân chủ, kỷ cương, trên cơ sở đó mới tính đến việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp GDCT - TT.
Một là, đổi mới nội dung cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng.
Nội dung GDCT - TT phải luôn gắn liền với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và XDLL CAND trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đặc biệt chú trọng quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết, đường lối, chính sách liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH và XDLL CAND đến toàn thể CBCS. Tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho CBCS về nguy cơ đe dọa ANQG trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, chiến tranh tâm lý của các TLTĐ để nâng cao cảnh giác, tăng cường sức đề kháng và năng lực tự bảo vệ, kiến quyết đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái.
Kết hợp giữa giáo dục lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, cùng với việc hình thành, xây dựng những phẩm chất cao q như: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, giàu lịng nhân ái; nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc.
Đảng ủy, Ban Giám đốc cần đặc biệt chú trọng giáo dục cho CBCS nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ ngày càng nặng nề hơn trong bối cảnh mới; làm cho CBCS thấy được những khó khăn, thuận lợi, thách thức, địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH trên địa bàn; tiếp tục định hướng cho CBCS so sánh, đối chiếu giữa yêu cầu khách quan
với khả năng chủ quan từ đó thấy được những yếu kém, khuyết điểm của bản thân để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hai là, đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá
- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức GDCT - TT.
Đa dạng hóa các hình thức GDCT - TT thực chất là vận dụng quan điểm tổng hợp trong công tác GDCT - TT. Trước hết phải cải tiến các hình thức truyền thống đi đơi với sáng tạo các hình thức mói phù họp với đặc điểm đối tượng giáo dục. Đảng bộ phải tăng cường định hướng tư tưởng trên đài phát thanh, viết, đăng bài trên tạp chí nghiên cứu... Bằng nhiều biện pháp, hình thức, kịp thời cập nhật thơng tin, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội thế giới, khu vực, trong nước, đặc biệt là tình hình liên quan đến nhiệm vụ công tác bảo đảm ANTT, XDLL CAND đến tồn thể CBCS.
Đội ngũ cán bộ làm cơng tác GDCT - TT nên tiếp tục đổi mới tư duy của về công tác GDCT - TT theo hướng “mở”, sử dụng đa phương tiện tạo sự năng động, phù hợp thơng qua các hình thức như tạo diễn đàn sinh động và bổ ích để CBCS nói lên những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của bản thân; tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học; giáo dục thông qua phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt; lồng ghép nội dung GDCT,TT vào chương trình học tập, bồi dưỡng cho CBCS; tổ chức các hoạt động nghe báo cáo tình hình thời sự, tham quan thực tế, phát động các cuộc thỉ tìm hiểu về Đảng, Bác, lịch sử CAND.
- Đổi mới phương pháp GDCT - TT.
Chủ thể tiến hành công tác GDCT - TT phải ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và các phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác của đối tượng giáo dục. Trước hết là đổi mới việc tổ chức quán triệt, truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của Ngành đảm bảo tính nghiêm túc, khoa học, hiệu quả. Các cấp ủy đảng cần đổi mới
thực sự cách thức tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết theo hướng chuẩn hóa, tránh nhận thức một cách giản đom rằng việc phổ biến, quán triệt nghị quyết của Đảng chỉ là thông tin một chiều những nội dung cơ bản của nghị quyết đến cán bộ, đảng viên. Mỗi lần học tập, quán triệt nghị quyết phải chuẩn bị chu đáo cả nội dung, phương pháp truyền đạt; coi đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng đối với CBCS; học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi CBCS. Việc quán triệt, học tập chỉ thị, nghị quyết phải đi đơi với xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết, phù hợp với đặc điểm, tính chất, yêu cầu công tác của đơn vị và từng cá nhân.
Đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn lý luận chính trị, giảng viên cần khắc phục việc sử dụng phương pháp độc thoại, truyền thụ kiến thức theo kiểu kinh viện, áp đặt. Thay vào đó là tăng cường sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tranh luận, đối thoại, đóng vai, giải quyết tình huống chính trị... để lơi cuốn đối tượng giáo dục cùng tư duy, có thể phản biện chính nội dung đang nghiên cứu. Các bài giảng, chuyên đề, đề cương tuyên truyền.. .phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kiến thực thực tiễn, lý giải những nguyên lý trừu tượng bằng những minh họa cụ thể, dễ hiểu, sống động, đặt ra nhiều tình huống, giả thuyết để đối tượng giáo dục tìm phương án giải quyết vấn đề.
Cùng với đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp tuyên truyền được xác định là khâu đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Để làm được điều này cần thực hiện thường xuyên, thành nền nếp phương châm thông tin hai chiều, kích thích tư duy, tạo khơng khí hứng thú, đồng cảm và tăng cường đối thoại. Báo cáo viên, tuyên truyền viên phải nâng cao năng lực nắm và hiểu tâm lý CBCS, năng lực xử lý thông tin và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng.
Chủ thể tiến hành công tác GDCT,TT phải không ngừng phát huy trách nhiệm của đảng viên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và hạt nhân tích cực trong cơng tác GDCT - TT. Đây là những hạt nhân có vai trị thúc đẩy, vận động, thuyết phục, lơi cuốn CBCS tích cực tham gia cơng tác GDCT - TT.
Kết hợp công tác GDCT - TT với hoạt động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, tọa đàm, hội thảo về chính trị. Phịng tham mưu phối hợp với Phịng Cơng tác Chính trị tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu về cơng tác GDCT - TT. Việc nghiên cứu các đề tài khoa học về công tác GDCT - TT của Đảng bộ sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng ủy, Ban Giám đốc banh hành nghị quyết, các chủ trương, giải pháp về công tác GDCT - TT.
- Đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng cơng tác giáo dục GDCT – TT.
Đối với mỗi hình thức GCDT - TT cần đi liền với hình thức kiểm tra, đánh giá, phân loại phù hợp. Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được tiến hành trên tinh thần dân chủ, tăng cường đối thoại, nêu cao tính trách nhiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Trên cơ sở đánh giá, Đảng bộ có nội dung, biện pháp GDCT - TT cho CBCS ở các giai đoạn tiếp theo. Việc đánh giá cán bộ không chỉ dựa trên kết quả phân loại cán bộ, đảng viên hằng năm mà phải căn cứ vào q trình cơng tác, rèn luyện của CBCS. Khi đánh giá, phải xem xét cả những nhân tố khách quan tác động đến tư tưởng, tình cảm , niềm tin của CBCS để có những định hướng điều chỉnh phù hợp.
Khi tiến hành GDCT - TT, cần phân loại đối tượng giáo dục theo hướng giáo dục chung và giáo dục chuyên biệt để từ đó đạt được hiệu quả tối ưu. Việc phát huy tính tích cực của CBCS là cần thiết và chủ yếu, song yếu tố tự giác sẽ không thể phát huy cao độ nếu khơng có cơ chế kiểm tra, giám sát.
Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ và kiểm tra đột xuất quá trình thực hiện nhiệm vụ cơng tác của CBCS. Đảng ủy, Ban Giám đốc nên duy trì chế độ nghe báo cáo tình hình tư tưởng CBCS; sử dụng các hình thức kiểm tra chéo trong nội bộ để phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; sử dụng dư luận xã hội, dư luận nhóm nhằm phát hiện, giám sát, phịng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện suy thối phẩm chất đạo đức của CBCS.
Sau mỗi nhiệm vụ, cấp ủy tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, vai trò, nhiệm vụ, làm rõ mặt được, chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác GDCT - TT. Từ đó cơ quan tham mưu làm cơng tác GDCTT - TT đề xuất chủ trương, giải pháp xây dựng lộ trình cơng tác GDCT - TT ở giai đoạn tiếp theo.
Ba là, đầu tư nguồn kinh phị cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác GDCT - TT
Hiện nay, việc tăng cường đầu tư kinh phí, hiện đại hóa cơ sở vật chất và các phương tiện tiến hành cơng tác GDCT - TT là địi hỏi khách quan, là yêu cầu cấp thiết. Đảng bộ cần tập trung sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng mới các hội trường, phịng sinh hoạt chính trị, nhà truyền thống, , thư viện... trang bị hệ thống tài liệu và các thiết bị phục vụ công tác GDCT - TT như: phương tiện thông tin đại chúng, loa đài, sách báo, máy chiếu, máy ảnh, pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền. Phát triển hệ thống mạng thông tin nội bộ, website, nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động GDCT - TT của Đảng bộ. Bên cạnh đó, kết hơp sử dụng nguồn kinh phí Bộ cấp hằng năm với nguồn ngân sách của đơn vị để hỗ trợ cho công tác GDCT - TT.
Tuy nhiên, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác GDCT - TT theo hướng hiện đại khơng có nghĩa là phải xóa bỏ hồn tồn cái cũ. Phải biết tận dụng,
cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới. Đồng thời, khai thác triệt để cơ sở vật chất và phương tiện đó phục vụ tốt nhất cho công tác GDCT - TT. Việc hiện đại hóa các trang thiết bị khơng phải bằng bất cứ giá nào, mà phải xuất phát từ khả năng, điều kiện của đơn vị nhưng đồng thời phải quyết tâm vượt trước khả năng, điều kiện hiện nay. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phải đi đôi với công tác quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các phương tiện hiện có, đồng thời đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình độ sử dụng, làm chủ các phương tiện.