Phân tích áp lực cạnh tranh (sử dụng mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế MBA (119) (Trang 36 - 41)

- Ma trận hình ảnh cạnh tranh: trong tất cả các sự kiện và xu hướng mô

Như đã phân tích ở trên, từ năm 2006 đến năm 2008, doanh thu dịch vụ chuyển phát vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu doanh thu của Viettel

2.1.3.2. Phân tích áp lực cạnh tranh (sử dụng mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter)

của Michel Porter)

2.1.3.2.1. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành

Đến hết năm 2008, cả nước có 22 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính (phát hành báo, chuyển phát,…) tuy nhiên thị trường bưu chính vẫn được coi là thuộc về 5 doanh nghiệp chiếm tới 94% thị phần dịch vụ chuyển phát, đó là: Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam (VnPost), Cơng ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post), Cơng ty Cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất (Hợp Nhất), Cơng ty Cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thơng Sài Gịn (Saigon Post), Cơng ty Tín Thành logistic (Tín Thành).

năm 2008 (tỷ đồng) so với năm trước (%) (%) 1 VnPost 1.050,00 15,00 65,80 2 Viettel Post 191,60 50,99 12,00 3 Hợp Nhất 111,70 19,00 7,00 4 Tín Thành 74,30 20,00 4,60 5 Saigon Post 66,70 16,80 4,20 6 DN khác 100,90 5,00 6,40 Tổng 1.595,20 18,00 100,00

Bảng 2.4. Thị phần và tốc độ tăng trưởng dịch vụ chuyển phát năm 2008

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của MIC năm 2008) Tốc độ tăng trưởng ngành bưu chính tương đối ổn định nhưng khơng có sự đột phá. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ chuyển phát của các doanh nghiệp không đồng đều, cụ thể năm 2008 tốc độ tăng trưởng tồn ngành khoảng 18% thì Viettel Post có mức tăng trưởng cao nhất là 50,99%, trong khi một số doanh nghiệp chỉ tăng 5%.

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1 Doanh thu dịch vụ chuyển phát (tỷ đồng) 1.070 1.344 1.595

2 Tốc độ tăng trưởng (%) 17% 25% 18%

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ chuyển phát toàn ngành từ 2006 đến 2008

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của MIC các năm 2006, 2007, 2008) Về sản phẩm, một trong những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ bưu chính là tính dễ bắt chước, vì vậy nhìn chung, các doanh nghiệp đều cung cấp các sản phẩm tương đối giống nhau, nói cách khác, các sản phẩm này khơng có sự khác biệt hóa.

Ngồi ra, có thể nói trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với mạng lưới rộng khắp như hiện nay thì việc chuyển đổi từ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp này sang sử dụng dịch dịch vụ của doanh nghiệp khác hoặc sử dụng đồng thời dịch vụ của nhiều doanh nghiệp khác nhau của khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chi phí cho việc chuyển đổi này có thể nói là bằng khơng.

Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, có thể khẳng định mức độ cạnh tranh hiện tại của ngành bưu chính Việt Nam là chưa thật sự cao. Tuy nhiên, trong thời 37

gian tới, lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ chuyển phát theo cam kết WTO (“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với phần vốn góp của bên nước ngồi

trên 51%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được kinh doanh dịch vụ chuyển phát kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2012”14) được thực thi, thị trường dịch vụ bưu chính sẽ có sự cạnh tranh hết sức quyết liệt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.

2.1.3.2.2. Nguy cơ của sản phẩm thay thế

Trong lĩnh vực bưu chính, các dịch vụ truyền thơng gồm có: thư tín; phát hành báo chí; chuyển phát; vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện,... Nguy cơ thay thế đối với từng dịch vụ như sau:

- Dịch vụ thư tín: công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, nó ngày

càng được ứng dụng rộng rãi vào trong cuộc sống hàng ngày của con người. Với xu thế đó, dịch vụ thư tín dần được thay thế bởi dịch vụ thư điện tử (email), doanh thu dịch vụ này sẽ giảm mạnh trong tương lai.

- Dịch vụ phát hành báo: trong thời đại công nghệ thông tin, báo mạng đã và

đang khẳng định vai trị khơng thể thiếu trong cuộc sống, với ưu điểm thông tin được cập nhật từng phút, từng giờ, tốc độ lan tỏa nhanh chóng và chi phí rất thấp, nó đã và đang khẳng định là sản phẩm thay thế loại hình báo giấy truyền thống.

- Dịch vụ chuyển phát: Với xu hướng phát triển chính phủ điện tử thì trong

tương lai dịch vụ chuyển phát giấy tờ, công văn, tài liệu sẽ ngày càng giảm do hoạt động này được thực hiện qua môi trường internet. Tuy vậy, lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng phổ biến sẽ là cơ hội lớn cho dịch vụ chuyển phát hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện được mua bán qua phương tiện điện tử. Có thể nói dịch vụ chuyển phát là dịch vụ khó thay thế, trái lại nó sẽ ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.

Tóm lại, với doanh nghiệp bưu chính mà dịch vụ chuyển phát chiếm đến trên 80% doanh thu như Viettel Post thì nguy cơ thay thế của sản phẩm dịch vụ là hoàn tồn khơng đáng lo ngại do dịch vụ này chắc chắn ngày càng phát triển.

2.1.3.2.3. Sức mạnh của khách hàng

Như đã phân tích ở trên, với sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp bưu chính, khách hàng đang đứng trước rất nhiều cơ hội lựa nhà cung cấp dịch vụ cho mình với yêu cầu rất cao về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm cũng như chính sách về chăm sóc khách hàng. Vì vậy, có thể nói áp lực về chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng đối với doanh nghiệp bưu chính ngày càng cao.

Tuy vậy, doanh nghiệp bưu chính thường có rất nhiều khách hàng, vì thế khả năng áp đặt của một khách hàng nào đó lên sản phẩm dịch vụ hoặc áp đặt về giá của sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp là khó xảy ra. Do vậy, sức mạnh của khách hàng đối với doanh nghiệp bưu chính thường ở mức độ vừa phải.

Mặc dù vậy, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái và sức ép ngày càng cao về giá cả và chất lượng dịch vụ thì sức mạnh của khách hàng thường có xu hướng tăng lên.

2.1.3.2.4. Sức mạnh nhà cung cấp

Đầu vào của doanh nghiệp bưu chính chủ yếu là sức lao động và xăng dầu. Về lao động, ngành bưu chính khơng địi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao do đó ít bị chi phối bởi các doanh nghiệp cung ứng nhân lực cũng như dễ lựa chọn được lao động phù hợp với chi phí thấp.

Ngược lại, xăng dầu là nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng chi phí lớn của doanh nghiệp bưu chính, mặc dù được bán rộng rãi và rất dễ mua nhưng giá cả trên thị trường lại thường xuyên biến động do vậy việc lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo giá cả hợp lý là một áp lực đối với doanh nghiệp bưu chính.

Tuy vậy, nguồn nguyên liệu đầu vào này lại chịu chi phối bởi một số yếu tố sau:

- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp nhỏ, các nhà cung cấp thường phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, do đó họ cơ bản sẽ phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho khách hàng của mình, đó chính là các doanh nghiệp bưu chính.

- Mức độ chuẩn hóa của đầu vào cao làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ;

- Chi phí thay đổi nhà cung cấp là khơng đáng kể do vậy doanh nghiệp bưu chính khơng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, ngược lại họ cịn có thể gây áp lực đối với các nhà cung cấp trong việc đáp ứng yêu cầu của mình;

2.1.3.2.5. Rào cản gia nhập và thoát ra

Bưu chính là một mơ hình kinh tế truyền thống khơng những tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, đây là một trong những hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các cá nhân với tổ chức và giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Hầu hết ở các nước, thời kỳ đầu lĩnh vực này thường khơng có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, cho đến năm 1989 chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này, đó là Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và các chính sách của nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác lần lượt ra đời, trong đó có thể kể đến Viettel Post (1989), Saigon Post (1993), Hợp Nhất, Thành Tín,…

Rào cản gia nhập thị trường bưu chính hiện nay khơng lớn, do ngành bưu chính có một số đặc điểm sau:

- Khơng tồn tại các bí quyết sản xuất hay ý tưởng được cấp bằng sáng chế; - Chủ yếu sử dụng lao động phổ thơng, khơng địi hỏi nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề và kinh nghiệm cao;

- Nguồn vốn đầu tư thấp do đó có rất nhiều doanh nghiệp có thể tham gia thị trường;

tiết của Chính phủ như đã trình bày ở chương 1. Với quy định về phạm vi dành riêng cho VnPost và chưa cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với phần vốn góp của bên nước ngồi q 51% tham gia thị trường cho đến hết năm 2012, Chính phủ đã phần nào hạn chế sự gia nhập thị trường bưu chính của các daonh nghiệp. Tuy vậy, theo lộ trình cam kết WTO, rào cản này sẽ khơng cịn kể từ năm 2012, khi đó thị trường chắc chắn sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính tồn cầu như TNT, DHL, Fedex,...

Các rào cản đối với các doanh nghiệp bưu chính muốn thốt ra khỏi ngành tương đối lớn do bị chi phối bởi các đặc điểm sau:

- Sử dụng lực lượng lao động lớn, trình độ tay nghề thấp do vậy doanh nghiệp luôn đứng trước áp lực về việc giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập và cuộc sống cho người lao động;

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tương đối lớn trong khi chi phí đầu tư thấp; - Xu thế dịch vụ bưu chính gắn liền với thương mại điện tử đang dần hiện hữu bộc lộ nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bưu chính;

Đối với Viettel Post, ngoài những rào cản rút lui khỏi ngành nêu trên cịn có một số rào cản như sau:

- Là doanh nghiệp nhà nước (nhà nước nắm 68% cổ phần);

- Là doanh nghiệp quân đội, bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh cịn có nhiệm vụ đảm bảo thơng tin liên lạc cho cơng tác an ninh, quốc phịng;

Tóm lại, rào cản gia nhập và thoát ra khỏi ngành đối với doanh nghiệp bưu chính đều khơng lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên với những phân tích ở trên, có thể thấy đến năm 2012, khả năng sẽ có thêm rất nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường này là rất cao, khả năng rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ vẫn còn bỏ ngỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế MBA (119) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w