CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỨ QUẢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về Tuồng xứ Quảng
1.1.3.5. Đạo cụ, phục trang
Đạo cụ và trang phục qua cách diễn xuất của người diễn viên sẽ góp phần vào sự thành công của vai diễn, vở diễn. Trước hết về mặt đạo cụ, chủ yếu là phục vụ cho múa Tuồng để truyền tải cuộc sống đời thường một cách tự nhiên mà lại ước lệ, cường điệu hóa một cách nghệ thuật. Các đạo cụ thường gặp nhất là bàn, chén, thư, cờ, đao, kiếm, gươm, đuôi ngựa,... Các đạo cụ này là phương tiện đắc lực để diễn viên lột tả được thần thái, hành động của nhân vật. Không gian sân khấu Tuồng thường linh động nên ít khi có trang trí tĩnh, việc diễn tả đầy đủ các phân cảnh khi thăng khi trầm, miêu tả hành động khó khăn, phiêu lưu, nguy hiểm hay nhẹ nhàng, trầm lắng phụ thuộc một phần rất nhiều vào đạo cụ bổ trợ cho diễn xuất của người diễn viên. Cũng từ những đồ vật thường ngày quen thuộc nhưng qua cách diễn, múa một cách khéo léo, sáng tạo và tinh tế của diễn viên, chúng trở thành biểu tượng cho một phân cảnh: rừng núi, sơng nước, biển khơi, trong nhà và cịn biểu hiện bản chất nhân vật: là anh hùng cầm gươm đao, ngọn đuốc soi đường chính nghĩa hay kẻ vui chơi hoan lạc suốt ngày bên rượu bên hoa, là trung thần với bàn, thư…
Phục trang của các diễn viên Tuồng rất phong phú, đa dạng đủ cho các vai. Vẫn là những kiểu dáng lấy từ trang phục cung đình và dân gian nhưng màu sắc rực rỡ và được cách điệu cầu kỳ hơn giúp nhân vật nổi bật trên sân khấu. Ngày xưa, trang phục các gánh Tuồng do một người phụ trách thiết kế, cắt may chuẩn bị và có thể do chính diễn viên sáng tạo, trang trí để phù hợp với vai diễn. Đến ngày nay, những bộ trang phục như áo dài nam, áo dài nữ, guốc, đồ lính, đồ quan lại các cấp bậc, đồ vua chúa vẫn được sử dụng và chỉ thay đổi trong chất liệu hoặc một số chi tiết nhỏ hiện đại thuận lợi cho người diễn viên, nhưng vẫn có các loại phục trang chính là mãng bào, giáp, cờ lệnh, mang, long chan, áo đào, áo sĩ, áo bốn tử, áo bá nạp, áo cà sa, bộ đồ võ, áo chí, áo yểm tâm, xiêm trường,...