Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỨ QUẢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch Đà Nẵng

2.2.2.1. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tọa lạc tại trung tâm Thành phố Đà Nẵng số 155 đường Phan Châu Trinh. Đây được xem như chiếc nôi của nghệ thuật Tuồng Quảng Nam Đà Nẵng, là điểm đến của nhiều du khách khi muốn tìm hiểu nghệ thuật truyền thống của Thành phố. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vinh dự mang tên danh nhân Nguyễn Hiển Dĩnh, một bậc thầy của nghệ thuật Tuồng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Nguyễn Hiển Dĩnh (1853-1926) còn gọi là cụ “Tuần An Quán” đỗ tú tài năm 18 tuổi, làm quan đến chức Tuần vũ. Ông sinh tại An Quán huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông vừa là soạn giả đồng thời là thầy dạy nghệ thuật Tuồng ở Quảng Nam. Ông đã viết và soạn lại trên 20 vở Tuồng, nội dung phản ánh chân thực xã hội nông thôn Việt Nam thời thực dân phong kiến, lời văn bình dị, ít từ Hán Việt, sử dụng thuần thục tục ngữ ca dao, thể hiện rõ tài năng châm biếm xã hội của tác giả. Người đương thời đánh giá Nguyễn Hiển Dĩnh là người tạo dựng được phong cách nghệ thuật Tuồng độc đáo, nhiều luận điểm về nghệ thuật Tuồng truyền thống của ông được các thế hệ làm nghề chấp nhận và phát huy.

Ông đã đào tạo được nhiều diễn viên Tuồng xuất sắc, trong đó có 5 học trị được triều đình Nguyễn phong là Ngũ Mỹ: Nguyễn Nho Tuý (Đội Tảo) vai kép, Nguyễn Lai vai nịnh, Chánh Đệ vai tướng, Chánh Phẩm vai lão, Văn Phước Khôi vai hề. Nguyễn Hiển Dĩnh thực sự là nhà hoạt động Tuồng lỗi lạc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiễn Dĩnh tiền thân là đồn Tuồng giải phóng Quảng Nam, được thành lập ngày 21 tháng 7 năm 1967 tại khu căn cứ kháng chiến của tỉnh. Sau 3 năm phục vụ tại chiến trường, do yêu cầu phát triển nghệ thuật đảm bảo phục vụ lâu dài, tháng 8 năm 1970, 14 anh chị của đoàn được chọn ra Bắc đào tạo tại trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (nay là trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). Tại đây, đoàn được các nghệ sĩ bậc thầy như Giáo sư Hoàng Châu Ký, NSND Nguyễn Nho Túy, Nguyễn Lai, Ngô Thị Liễu, Văn Phước Khôi, Đinh Quả, Văn Bá Anh, Dương Long Căn, Hồ Hữu Có… trực tiếp giảng dạy, huấn luyện. Cũng tại đây, đoàn được bổ sung một số diễn viên tốt nghiệp khoa Tuồng khóa 1969-1972, một số học sinh cấp II, cấp III ở Thanh Hóa và các địa phương khác thuộc miền Bắc được tuyển về trường đào tạo bổ sung cho Đoàn.

Đầu năm 1972, Ban thống nhất Trung ương, Bộ Văn hóa và Ban Tuyên huấn khu V thống nhất quyết định chuyển đồn thành đồn Tuồng giải phóng Trung Trung bộ, cho phép bổ sung lực lượng, nới rộng biên chế, xây dựng một đoàn Tuồng mạnh cho khu V. Với gần 60 diễn viên, nhạc công và cán bộ diễn viên, 06 vở diễn và chương trình hồn chỉnh, tháng 6 năm 1974, đoàn lên đường trở về chiến trường khu V. Từ đó, đồn liên tục ra quân phục vụ, theo sát bước chân anh bộ đội đi biểu diễn phục vụ khắp các tỉnh khu V cũ và miền Nam cho đến hết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, cấp khu giải thể. Tháng 01 năm 1976, đoàn được giao về lại cho Quảng Nam Đà Nẵng.

Tháng 11 năm 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng có quyết định thành lập nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh trên cơ sở sáp nhập Ban nghiên cứu Tuồng và đoàn nghệ thuật Tuồng Quảng Nam Đà Nẵng. Sau khi thành phố Đà Nẵng tách ra thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh trở thành đơn vị nghệ thuật của thành phố Đà Nẵng.

Trong quá trình ấy, gần 100 vở diễn đã được dàn dựng và biểu diễn, trong đó có 07 vở đề tài hiện đại, 05 vở chuyển thể và phóng tác từ kịch bản nước ngồi, có 01 vở trực tiếp dàn dựng với đạo diễn nước ngồi, cịn lại là đề tài lịch sử, truyền thuyết lịch sử, dã sử, dân gian và Tuồng đồ.

Hàng chục vở diễn đã đạt huy chương vàng, bạc và các giải cao trong các kỳ Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, các cuộc hội thi, liên hoan nghệ thuật cấp quốc gia và khu vực. Hàng chục lượt nghệ sĩ diễn viên đoạt huy chương vàng, bạc và các giải cao khác trong các kỳ hội diễn, hội thi, liên hoan nghệ thuật ấy.

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng:

- Huân chương lao động hạng nhì (năm 2002) - Huân chương lao động hạng ba (năm 1988) - Huân chương giải phóng hạng nhất (năm 1976)

Cùng nhiều bằng khen của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa Thơng tin, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, các tỉnh thành trong cả nước. Nhà hát có 06 nghệ sĩ được phong tặng Nghệ sĩ nhân dân, 20 nghệ sĩ được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú, 10 nghệ sĩ được công nhận là Nghệ sĩ xuất sắc, hàng chục nghệ sĩ diễn viên được nhận huy chương vì sự nghiệp Văn hóa; huy chương vì sự nghiệp Sân khấu Việt Nam.

Từ Đồn Tuồng Giải phóng Quảng Nam đến nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, như một trang “biên niên sử” thu nhỏ, mà ở đó những cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên của Đồn qua các thời kỳ, có người đã qua đời, hoặc nằm lại ở chiến trường, hay đã trở về với cuộc sống đời thường và những người đang sống với nghề, đã có niềm tự hào là sinh ra, trưởng thành và đạt được những thành tựu lớn trong chiếc nôi của đất Tuồng Quảng Nam - Đà Nẵng, góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của nghệ thuật dân tộc, cách mạng.

Hiện nay, Nhà hát Tuồng được đầu tư khá hiện đại với khu hành chính khang trang, khu vực biểu diễn với khoảng 300 ghế ngồi và có bảo tàng trưng bày kỷ vật về lịch sử nhà hát, các quầy lưu niệm bán các mơ hình Tuồng về nhân vật, đạo cụ, hình ảnh, postcard… Mặt nạ Tuồng được xem là nét đặc sắc của nghệ thuật Tuồng và có thể đưa vào khai thác như một sản phẩm lưu niệm đặc trưng. Tuy nhiên, sau hơn 02 năm triển khai, hiện nay Nhà hát đã bỏ khu vực trưng bày và bán mặt nạ vì khơng hiệu quả. Theo ơng Nguyễn Thế Hiển (Kế tốn Trưởng Nhà hát) “Sản phẩm mặt nạ Tuồng gây

được sự chú ý của du khách khi đi tham quan các khu lưu niệm, nhưng dường như khơng có khách du lịch mua vì giá bán cao và sản phẩm cịn thiếu một chút tinh tế mang tính thị trường”.

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)