Chú trọng việc truyền dạy nghệ thuật Tuồng

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 78 - 79)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỨ QUẢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2. Một số giải pháp khai thác nghệ thuật Tuồng xứ Quảng trong hoạt động du

3.2.2. Chú trọng việc truyền dạy nghệ thuật Tuồng

Tuồng - một loại hình sân khấu độc đáo của Việt Nam ấn chứa những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc, những giá trị nghệ thuật mang tính chất bền vững. Tìm hiểu về nghệ thuật Tuồng ở Đà Nẵng, cho thấy rằng trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử nhưng sức sống của nó vẫn mạnh mẽ. Việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Tuồng không phải vấn để của riêng cá nhân nào mà là tâm huyết của những người quan tâm và mong muốn giữ gìn bộ mơn nghệ thuật biểu diễn truyển thống này, góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc vốn có.

Nhà nước cần có chính sách riêng hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục và học viên khi tham gia đào tạo và học các bộ môn nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Ca cổ… theo cơ chế đặc thù như hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí nhằm thu hút các bạn trẻ đăng ký. Tổ chức đưa Tuồng vào các giảng đường đại học, hình thành các CLB, Đội, Nhóm u thích nghệ thuật truyền thống. Hình thành các sân chơi, các cuộc thi quy mô cho giới trẻ về nghệ thuật truyền thống, trong đó có nghệ thuật Tuồng. Thơng qua các hoạt động phong trào của sinh viên, đưa các bộ môn nghệ thuật truyền thống trở nên phổ biến, phấn đấu thành xu hướng của giới trẻ. Các vở diễn, trích đoạn hướng đến dàn dựng theo các nhân vật nổi tiếng, đặc biệt là tên Trường các bạn đang học hoặc gắn liền với địa

danh đang sinh sống, học tập, tạo sự gần gũi giữa Tuồng với cuộc sống hằng ngày. Từ đó, có thể giáo dục lịch sử, văn hóa thơng qua các tác phẩm Tuồng.

Bên cạnh đó, đầu tư mạnh, có trọng điểm vào các câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng ở các địa phương, phát triển rộng các mơ hình, các cuộc thi và tuyên truyền về Tuồng và các giá trị đặc sắc của nghệ thuật Tuồng. Các hạng mục đầu tư tập trung vào con người và cơ sở vật chất, đạo cụ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các mơ hình hạt nhân bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật truyền thống.

Thành phố đầu tư vào các sản phẩm truyền thơng có bề sâu như tư liệu Tuồng, các sổ tay hướng dẫn du lịch, cẩm nang du lịch và các sản phẩm truyền thông đa phương tiện quảng bá về nghệ thuật Tuồng. Sưu tầm, biên soạn lại các tư liệu quý, các vở diễn nổi tiếng đã bị mai một nhằm tạo nguồn tư liệu cho công tác đào tạo và tham khảo của người học và công chúng. Cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ thuật diễn xuất của lớp nghệ sĩ trẻ. Tích cực đào tạo, chú trọng phát triển nguồn nhân tài tương lai cho nghệ thuật Tuồng. Tại Đà Nẵng, có thể xây dựng các lớp đào tạo diễn viên từ không chuyên đến chuyên nghiệp do các nghệ sĩ nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh phối hợp với các cơ sở đào tạo nghệ thuật tại Thành phố phụ trách.

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)