Thị hiếu của du khách

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 58)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỨ QUẢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch Đà Nẵng

2.2.3. Thị hiếu của du khách

Đối với nghệ thuật Tuồng, đa phần những khách du lịch có hứng thú với nghệ thuật Tuồng là khách du lịch quốc tế, nhất là du khách Châu Âu, Châu Mĩ,… và một bộ phận du khách Châu Á. Họ thường tò mị và muốn khám phá văn hóa, nghệ thuật và con người Việt Nam. Phần lớn du khách đến đây được tổ chức theo đồn với mức giá vé 150.000đ/người (bằng ½ giá vé cơng bố) để kích cầu các cơng ty lữ hành (Tư liệu điền dã tháng 01/2020). Đà Nẵng có nhiều địa điểm biểu diễn Tuồng như Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, sân khấu bờ Tây Cầu Rồng, các sân khấu lưu động tại các resort: Furama, Pullman Danang Beach, Hiatt… nhằm đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này đến với đông đảo khán giả hơn. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, cần có sự phát triển đồng bộ từ chính sách cho đến truyền thông, tổ chức phục dựng, biểu diễn để Tuồng thực sự xứng đáng với vai trị của nó.

Qua quan sát của chúng tôi, tại nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, số lượng du khách bình quân mỗi buổi biểu diễn trong tuần (trừ thứ Tư) chỉ có khoảng 30 đến 80 khán giả tham gia với thời lượng 55 phút trên mỗi buổi biểu diễn gồm một trích đoạn Tuồng biểu diễn cùng các tiết mục khách như đàn, múa…Cụ thể, khi chúng tôi xem vở Hồn Việt sẽ gồm các tiết mục: Hòa tấu đàn Đá “Cội nguồn”; Ngày hội quê tôi; Độc tấu đàn Bầu; Múa Apsara (Trăng trên tháp cổ); Trích đoạn tuồng: “Nguyệt Cơ hóa Cáo”; Múa “Bến nước tình u”; Giới thiệu hóa trang các nhân vật tuồng. Đây cũng là cách làm mới của Nhà hát nhằm tăng sự phong phú, đa dạng của buổi biểu diễn bằng nhiều hình thức, thể loại khác nhau, giới thiệu đến du khách văn hóa dân gian của người Việt ở xứ Quảng, trong đó có nghệ thuật Tuồng(Tư liệu điền dã tháng 01/2020).

Đối với những du khách đam mê văn hóa truyền thống thì nghệ thuật Tuồng là một điều mới mẻ, có sức thu hút cao. Ơng Han Seo Yang (quốc tịch Hàn Quốc 38 tuổi)

trao đổi với chúng tôi: “Tôi không biết ngôn ngữ của các bạn, nhưng thông qua trang phục, động tác, biểu cảm và màu sắc trang trí tơi đốn được họ đang diễn cái gì. Tơi thật sự bị thu hút bởi cách vẽ mặt, tiếc tấu của buổi biểu diễn hơm nay - trích đoạn Hồn Việt” (Tư liệu điền dã tháng 01/2020). Anh Trần Tiến Hải (Hà Nội, 45 tuổi) cho biết: “Tơi thích Chèo và hát quan họ của miền Bắc, tơi vào Đà Nẵng nhiều lần nhưng mới biết đến nhà hát Tuồng hôm qua khi đi ngang qua Nhà hát nên tối nay định xem cho biết, nhưng tôi thực sự thích thú với loại hình này, tơi cảm thấy rất thoải mái và thư giãn trong tiếng đàn bầu và trống chầu mặc dù người khác có khi khơng thích” (Tư liệu điền dã tháng 01/2020).

Qua đó, chúng ta thấy rằng vẫn có một bộ phận du khách ham thích với nghệ thuật truyền thống Việt Nam mà cụ thể là nghệ thuật Tuồng của Đà Nẵng, tuy nhiên cịn nhiều thiếu sót trong cơng tác truyền thông, sự tương quan giữa đầu tư và mong muốn phát triển nghệ thuật của Nhà nước dẫn đến một lượng lớn du khách và người dân chưa tiếp cận được hoặc chưa có hội tiếp cận với nghệ thuật Tuồng truyền thống.

2.2.4. Hoạt động quảng bá nghệ thuật Tuồng

Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư vào tạo điều kiện cho nghệ thuật Tuồng phát triển nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của nghệ thuật Tuồng, tôn vinh các giá trị truyền thống của con người xứ Quảng, phục vụ cho du lịch thành phố. Nhiều chính sách, hoạt động được Thành phố triển khai trên nhiều phương diện như: Từ tháng 03/2017, Thành phố đã chủ động triển khai kế hoạch “Đưa

nghệ thuật Tuồng vào học đường”. Với nội dung chương trình gồm tổ chức nói chuyện,

tọa đàm và biểu diễn một số trích đoạn nghệ thuật Tuồng đặc sắc tại các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm giúp các em học sinh, sinh viên hiểu và yêu hơn nghệ thuật Tuồng của dân tộc và quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng. Đây là nền móng nhằm xây dựng lớp khán giả trẻ đến với loại hình Nghệ thuật truyền thống của dân tộc, đặc biệt là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường có cơ hội được xem biểu diễn, nghe giới thiệu và được giao lưu với các nghệ sĩ Tuồng xuất sắc giúp các em trau dồi thêm kiến thức về văn hóa truyền thống. Chương trình diễn ra vào tiết chào cờ và giờ ngoại khóa nên thu hút tồn bộ lượng học sinh, sinh viên của trường. Nội dung chương trình cũng như các trích đoạn rất gần gũi với các em, gắn liền với các nhân vật lịch sử giúp các em thích thú và hào hứng khi xem chương trình biểu diễn. Việc đưa nghệ thuật Tuồng vào học đường là một trong những cách thức cơ bản và quan trọng để gìn giữ loại hình nghệ thuật này cũng như giáo dục lòng yêu mến, tự hào, ý thức bảo tồn phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống trong giới trẻ. Chính vì vậy, việc đưa sân khấu Tuồng vào học đường là một vấn đề rất cần thiết cho thế hệ trẻ hôm nay.

Bên cạnh đó, Thành phố đã ban hành công văn số 10379/UBND-SVHTT của UBND về việc triển khai các hoạt động văn hóa - lễ hội hai bên bờ sơng Hàn năm 2017, giao cho Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống vào tối chủ nhật của tuần thứ 2 và tuần thứ 4 trong tháng tại khu vực cơng viên phía Nam, bờ Tây cầu Rồng, đường 2/9 (đối diện bảo tàng Điêu khắc Chăm). Tại mỗi chương trình này, khán giả sẽ được xem 02 phần: Phần 1 giới thiệu nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng (vẽ và bán sản phẩm tại chỗ); cách hóa trang trong nghệ thuật tuồng; cho thuê phục trang và tổ chức chụp ảnh cho du khách có thu phí. Phần 2 là chương trình biểu diễn trên sân khấu như: tiết mục như hịa tấu nhã nhạc cung đình, một số làn điệu dân ca Việt Nam và quốc tế, hát văn, trích đoạn tuồng “Ơn Đình chém tá”, “Kim Lân qua đèo”, hay tiết mục nghệ thuật truyền thống trống trận Tây Sơn.... Chương trình giúp người xem hiểu thêm về nghệ thuật tuồng, đặc biệt là mặt nạ tuồng. Mỗi mặt nạ tốt lên tính cách nhân vật như trung hiếu, gian manh, xu nịnh... Mỗi tông màu gắn với từng mơ-típ nhân vật cụ thể. Chẳng hạn, mặt đen thường đại diện cho sự rắn chắc. Mặt trắng thường chỉ sự bạc bẽo. Mặt mốc dành cho kẻ xu nịnh, phản trắc. Mặt rằn chỉ tướng mạo xấu xí, tính tình nóng nảy... Vì thế, người xem tuồng chỉ cần nhìn vào khn mặt là biết ngay nhân vật đó thuộc loại nào và nếu hiểu thì khi xem tuồng sẽ càng thích thú hơn. Đồng thời, tiết mục thay đổi theo từng buổi, nhằm thu hút sự quay lại của khán giả vào các buổi sau.

Trong sự phát triển của nghệ thuật Tuồng xứ Quảng cũng như hiệu quả hoạt động quảng bá nghệ thuật Tuồng đến với công chúng ở thành phố Đà Nẵng ghi đậm dấu ấn của nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Những năm qua, Nhà hát đã phát triển phòng nghiệp vụ chuyên cung cấp tư liệu và sách báo. Nơi đây được coi như thư viện thu hút mọi người có nhu câu đến tìm hiểu và tiếp xúc tài liệu. Có bảo tàng trưng bày kỷ vật về lịch sử nhà hát. Bảo tàng này không đơn thuần trong khn khổ nhà hát mà cịn là bảo tàng lưu động trong các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ ở nhiều nơi trong và ngoài nước, nhằm quảng bá nghệ thuật Tuồng đến với công chúng. Gần với bảo tàng là các quầy lưu niệm trong nhà hát hay tận dụng các nhà sách bán các mơ hình Tuồng về nhân vật, đạo cụ, hình ảnh, Postcard… Khán giả khơng chỉ muốn xem Tuồng, xem báo tàng hiện vật mà cịn có nhu cầu từ suy nghĩ, cảm nhận dẫn đến hành động. Nghĩa là Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh sẽ tổ chức các buổi hướng dẫn diễn Tuồng, hát Tuồng, múa Tuồng cho các khách có nhu cầu, thậm chí là người Đà Nẵng u thích bộ mơn nghệ thuật này. Đây là bảo tàng sống, không chỉ đưa Tuồng đến gần hơn với mọi người mà cịn thu vào khoản kinh phí cho nhà hát và anh chị em nghệ sĩ. Điểm nổi bật của bộ môn nghệ thuật Tuồng đối với các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống khác là hóa trang. Nên thực

hiện việc hướng dẫn mọi người đến vẽ trên mặt nạ Tuồng có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá Tuồng đến với công chúng.

Công tác quảng bá cũng được chú trọng thơng qua thơng tin đại chúng như các chương trình được phát trên Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng (VTV Đà Nẵng) hay Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (DRT). Nhà hát cùng với các đơn vị, liên kết mở các cuộc thi nghiệp dư và chuyên nghiệp về Tuồng. Ngồi ra cịn quảng bá trên LED và trên mạng internet. Từ năm 2014 đến nay, đã có 02 Hội thảo về nghệ thuật Tuồng và bảo tồn nghệ thuật Tuồng được tổ chức tại Quảng Nam. Đây cũng là cơ hội để quảng bá về loại hình nghệ thuật này đồng thời thơng qua đó tìm ra các giải pháp bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị của nghệ thuật Tuồng trong phát triển du lịch Đà Nẵng.

2.2.5. Nhân lực phục vụ du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động khai thác nghệ thuật Tuồng trong phát triển du lịch được phân chia thành lực lượng chuyên nghiệp (nhà hát, các đơn vị nghệ thuật) và lực lượng không chuyên (các câu lạc bộ). Đáng chú ý là lực lượng chuyên nghiệp tại nhà hát và các đơn vị biểu diễn nghệ thuật với tổng số các diễn viên từ bán chuyên đến chuyên nghiệp khoảng hơn 200 người, số lượng này có tăng theo năm nhưng nguồn tăng chủ yếu ở các câu lạc bộ (Tư liệu điền dã tháng 01/2020). Đơn cử, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh có 64 diễn viên chuyên biểu diễn phục vụ khách du lịch. Đa số diễn viên đều trưởng thành từ trong quá trình rèn luyện, thử thách, được đào tạo chính quy, bài bản từ các Trường Đại học, các Trung tâm, Nhà hát có uy tín. Các diễn viên đều được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để phục vụ khách du lịch, đa số diễn viên có khả năng ngoại ngữ và giao tiếp khá tốt. Với đoàn nghệ thuật Minh Nhật và Hoàn Vũ, hiện dao động từ 16 đến 20 diễn viên chuyên biểu diễn phục vụ du lịch. So với diễn viên của Nhà hát thì các diễn viên của các Đồn nghệ thuật này có phần thua kém về chuyên môn nhưng sự năng động, đa dạng trong biểu diễn thì có phần nổi trội hơn. Để phục vụ du khách, bên cạnh nghiệp vụ giỏi, chun mơn sâu thì kĩ năng thuyết trình, hướng dẫn du lịch được đặc biệt quan tâm. Thành phố cũng đã chủ trì tổ chức nhiều chương trình tập huấn cho diễn viên Tuồng và cử cán bộ tham gia các lớp “Bồi

dưỡng kỹ năng diễn xuất, hát, múa tuồng truyền thống cho các diễn viên, nhạc công”

do Sở Du lịch phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa, Thể thao tổ chức. Thơng qua đó, các diễn viên được bồi dưỡng về kỹ năng diễn xuất, hát, múa tuồng truyền thống, thông qua các vai mẫu trong các trích đoạn của những vở tuồng kinh điển như vai Nguyệt Cơ, Đào Tam Xn, Triệu Đình Long, Kỳ Lan Anh, Phương Cơ, Đổng Kim Lân, Kép câu...; đi sâu vào phương pháp thể hiện những làn điệu Tuồng cổ, phương

pháp kết hợp biểu diễn các nhạc cụ dân tộc trong dàn nhạc và xử lý các tình huống sân khấu. Gặp gỡ và trao đổi với các nghệ sĩ gạo cội của các nhà hát Tuồng nổi tiếng và nghiên cứu về các chuyên đề như: Nghệ thuật Tuồng trong đời sống xã hội hiện nay; Sơ lược lịch sử sân khấu Tuồng và đặc trưng hát, múa, diễn của nghệ thuật Tuồng truyền thống; Lý luận sân khấu Tuồng; Vai trị, vị trí và tổ chức dàn nhạc sân khấu kịch hát dân tộc nói chung, sân khấu Tuồng nói riêng... Qua các đợt tập huấn, các diễn viên được nâng cao về cả lý thuyết, kỹ năng biểu diễn, chuyên môn và đóng góp nhiều thành quả cho sự phát triển của nghệ thuật Tuồng xứ Quảng. Đơn cử, tại cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu tuồng, chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2017 dành cho các diễn viên trẻ dưới 35 tuổi do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, diễn viên Thế Ngọc (đại diện của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh) đã vượt qua 95 diễn viên đơn vị nghệ thuật tuồng, chèo chuyên nghiệp trong cả nước đoạt huy chương vàng với trích đoạn Kim Lân qua đèo (vở tuồng Sơn Hậu).

Đối với Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, bộ phận đối ngoại của Nhà hát sẽ kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ dẫn chương trình và thuyết minh cho khách quốc tế về lịch sử nhà hát, nội dung biểu diễn, giá trị nội dung, nghệ thuật của chương trình nghệ thuật đang biểu diễn vừa tiết kiệm chi phí phục vụ các hoạt động chuyên môn, vừa “truyền lửa” và thể hiện được niềm tự hào của nghệ sĩ đối với các giá trị đặc sắc của nghệ thuật Tuồng vì hơn ai hết, đó là đam mê và niềm tự hào của chính họ.

Ngồi ra, Thành phố cũng đã chỉ đạo Nhà hát phối hợp với các cơng ty lữ hành có uy tín tại Đà Nẵng để mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho các hướng dẫn viên chuyên dẫn các tour khách đến với các loại hình nghệ thuật truyền thống để nâng cao sự chủ động trong hướng dẫn, thuyết minh cho khách.

Bảng 2.1 Cán bộ viên chức - người lao động của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh giai đoạn 2017-2019 (Đơn vị: người) Năm 2017 2018 2019 Tổng lao động Trong đó: 58 64 64 Công chức 35 58 58 Hợp đồng 19 02 02 Nhà hát tự trả lương 03 04 04

Nhìn chung nguồn nhân lực tuy cịn mỏng nhưng đã cho thấy những tín hiệu tốt về sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, người dân, du khách và đặc biệt là các bạn trẻ dành cho nghệ thuật Tuồng.

2.2.6. Kết quả khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch

Trong những năm qua, nghệ thuật Tuồng của Đà Nẵng cũng đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng, xây dựng được nhiều vở và trích đoạn, mở rộng các điểm biểu diễn thông qua các hợp đồng với các doanh nghiệp và các chương trình đưa Tuồng xuống phố, hay Tuồng vào học đường. Tiêu biểu như nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh trong 03 năm từ 2017-2019 đã xây dựng được nhiều các vở diễn mới và dàn dựng các trích đoạn Tuồng như:

Bảng 2.2. Các vở và trích đoạn mới từ năm 2017-2019

Năm 2017 2018 2019

Tổng vở diễn, trích đoạn mới

Trong đó: 19 04 01

- Quy mô lớn 01 vở Sơn

Hậu

01 vở Hoạn Lộ

0

- Quy mô nhỏ 03 vở: Lâm

Sanh-Xuân Nương; Lâm Trọng Hoàng quốc trạng; Rực lửa hoàng cung 01 vở Ngọn lửa hồng sơn 01 Dàn dựng chương trình sân khấu hóa nghệ thuật Tuồng kết hợp với dân ca Bài Chịi Các đoạn trích 15 02 gồm: Trần Hưng Đạo và Hội nghị Bình Than 0

Ngồi ra, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã liên kết với các công ty du lịch lữ hành để tổ chức và bán vé các buổi biển diễn, các vở Tuồng như: Công ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam Vitours; Công Ty Du Lịch Sài Gòn Tourist - Chi Nhánh Đà Nẵng; Công ty Cổ Phần Du Lịch Viet Dragon... Du khách có thể tham khảo thơng tin về Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, về nghệ thuật Tuồng trên website của Nhà hát và cịn có thể đặt mua vé online trực tiếp trên mạng và có mục đóng góp ý kiến, trao đổi thơng tin hay có nhu cầu cần hỏi sẽ được giải đáp thắc mắc. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển khơng chỉ của nghệ thuật Tuồng mà cịn cả ngành du lịch Thành phố. Trong khoảng thời gian mùa du lịch từ tháng 5 đến tháng 8. Nhà hát Tuồng ngoài các hoạt động tại nhà hát

Một phần của tài liệu KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)