CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỨ QUẢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.2. Một số giải pháp khai thác nghệ thuật Tuồng xứ Quảng trong hoạt động du
3.2.1. Chính sách quan tâm, đãi ngộ đối với nghệ nhân
Khai thác giá trị hiệu quả bất cứ loại hình nghệ thuật nào trong du lịch đều không thể không nhắc đến việc bồi dưỡng đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn, tác giả, họa sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, biên đạo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm nghệ thuật. Những nghệ sĩ nghệ thuật dân tộc nói chung và những nghệ sĩ Tuồng nói riêng đều là những người đang lưu giữ vốn di sản văn hóa dân tộc. Việc chăm lo, bồi dưỡng, trân trọng và phát triển tài năng nghệ thuật là trách nhiệm của tồn xã hội, nhưng trước hết cần có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố.
Hiện nay, trước sự cạnh tranh của các chương trình gameshow, chương trình truyền hình thực tế trên sóng truyền hình, các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đang đứng trước khó khăn và thử thách cả về nguồn nhân lực, tài lực và chính sách. Các nghệ sĩ, nghệ nhân muốn học tập, tìm hiểu về Tuồng cũng phải trải qua quá trình học tập, trau dồi rất gian khổ, khó khăn. Ngồi yếu tố năng khiếu bẩm sinh, trên con đường nghệ thuật của họ cũng phải có cả một q trình học tập bài bản, lâu năm cùng với ý chí bền bỉ, nỗ lực rèn luyện vô cùng vất vả. Tuy nhiên, mức thu nhập bình qn của các nghệ sĩ hiện nay cịn thấp so với mặt bằng thu nhập xã hội. Chế độ đãi ngộ thấp và nhiều bất cập trong chế độ tiền lương đã khơng khuyến khích được động lực sáng tạo của nghệ sĩ, đồng thời cũng không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Với mức tiền lương này, nghệ sĩ rất khó có điều kiện đầu tư cho nghề nghiệp. Họ đang
phải làm thêm nhiều nghề khác để kiếm sống. Do đó, cùng với việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ một cách quyết liệt, các cấp lãnh đạo chính quyền cần tiếp tục có biện pháp lựa chọn, sắp xếp, chuyển đổi mơ hình quản lý tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống nghệ sĩ, để hướng tới mục tiêu nghệ sĩ sống được bằng nghề. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục có sự điều chỉnh về chế độ tiền lương và phụ cấp để các nghệ sĩ, thậm chí cần các chính sách ưu tiên đối với người nghệ sĩ. Ví dụ: khơng nên thiết kế thang, ngạch lương của các nghệ sĩ như các đối tượng viên chức nhà nước khác. Bảng lương của các nghệ sĩ chỉ nên quy định 01 ngạch lương để sử dụng chung cho diễn viên thay vì có 03 hạng như hiện nay: hạng I, hạng II, hạng III.
Đối với độ tuổi lao động, tuổi nghỉ hưu, chế độ bảo hiểm cần có sự rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, ví dụ: tại Điều 6 Bộ Luật Lao động quy định “Người lao động là người ít nhất đủ ̣15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có th mướn, sử dụng và trả cơng lao động”. Đối với các ngành nghệ thuật biểu diễn có tính đặc thù cao, cần có chính sách phù hợp đối với những nghệ sĩ trẻ, tài năng, bởi có rất nhiều người tham gia sân khấu biểu diễn khi tuổi đời mới 0 đến12 tuổi. Đối với nghệ sĩ biểu diễn có kinh nghiệm về loại hình nghệ tht biểu diễn truyền thống mà đặc biệt là Tuồng, và có đủ 15 năm trở lên cần được được đào tạo khóa học sư phạm nghệ thuật để sau đó có cơ hội trở thành giáo viên đào tạo các thế hệ trẻ tại các trường văn hóa nghệ thuật... Đây là nguồn lực giáo viên có chất lượng chuyên mơn cao, có kinh nghiệm biểu diễn thực tế rất cần trong các trường nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Nhìn từ thực tế, nghệ sĩ luôn phải đối mặt với những bệnh nghề nghiệp hay tai nạn nghề nghiệp, tuy nhiên, người nghệ sĩ vẫn chưa có chế độ bảo hiểm tương xứng.
Do đặc thù, trang phục sân khấu của diễn viên Tuồng gồm nhiều loại mặt nạ, mũ mão, râu ria, hia hài… Có những diễn viên phải mặc những trang phục nặng khoảng 20kg trên người để diễn. Vì thế người nghệ sĩ phải có sức khỏe thì mới có thể diễn được Tuồng. Hơn nữa, do mang các trang phục nặng, người nghệ sĩ Tuồng cũng gặp phải các bệnh về xương khớp. Tương tự, những nhạc công, đặc biệt môn kèn, sáo, để có thể đứng trên sân khấu, các nghệ sĩ phải vất vả tập luyện hằng ngày không ngừng nghỉ, nếu khơng được tập luyện hằng ngày thì sẽ mất dần hơi. Các nghệ sĩ chỉ được hưởng bảo hiểm y tế thông thường, khi bị tai nạn gây chấn thương nặng trong quá trình tập luyện hoặc biểu diễn thì bảo hiểm y tế thông thường không đủ chi trả để điều trị những tai nạn nghiêm trọng do nghề nghiệp gây ra. Do vậy, để các nghệ sĩ yên tâm với nghề, với lao động sáng tạo, Nhà nước cũng cần sửa đổi, bổ sung các điều luật cho phù hợp với đặc thù của
ngành để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình tập luyện và biểu diễn nghệ thuật Tuồng.
Môi trường làm việc và cơ hội được ghi nhận sự cống hiến cũng đóng vai trị quan trọng trong việc gìn giữ, phát triển nghệ thuật Tuồng. Bất cứ nghệ sĩ nào cũng mong muốn một môi trường làm việc tốt, cơ sở vật chất khang trang và được ghi nhận đầy đủ những đóng góp cho sự phát triển chung của nghề. Sự ghi nhận kịp thời sẽ là động lực để các nghệ sĩ phấn đấu phát triển bản thân. Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT còn thiếu thực tế, cứng nhắc. Dù đã có một số thay đổi nhưng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT theo quy định hiện hành vẫn bị coi là “đánh đố” các nghệ sĩ tài năng. Xét danh hiệu NSND, là phải có nhiều giải thưởng nghệ thuật loại vàng và bạc, trong đó có ít nhất 02 giải Vàng cấp quốc gia hoặc quốc tế, tính từ thời điểm sau khi được phong danh hiệu NSƯT. Chính tiêu chí này gây ra thiệt thịi cho những nghệ sĩ tài năng khơng có điều kiện tham gia các cuộc Liên hoan sân khấu, hoặc họ ở các tổ chức biểu diễn tự do... Đặc biệt là ở lĩnh vực nghệ thuật sân khấu dân tộc hay truyền thống như: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc, rối… diễn viên rất khó có đủ huy chương vàng sau khi là NSƯT. Bởi các hội diễn thường diễn ra 02 năm một lần và chủ yếu dành cho các thế hệ diễn viên trẻ. Những diễn viên lớn tuổi không thể đi cạnh tranh suất diễn với các thế hệ trẻ. Và càng thiệt thòi hơn cho những nghệ sĩ hành nghề tự do bởi họ chỉ diễn phục vụ khán giả, khơng tham gia các hội diễn thì khơng đủ tiêu chuẩn để xét. Thêm nữa, những bất cập lớn là việc quy đổi huy chương trong xét tặng danh hiệu. Các nghệ sĩ cho rằng, danh hiệu không phải là vàng, bạc mà có thể quy đổi. Việc quy đổi huy chương đã tạo ra nhiều hệ lụy, đó là nhiều NSND, NSƯT nhưng khơng mấy ai biết họ đã có cống hiến gì trong lĩnh vực của họ, và sự ảnh hưởng của họ ra sao. Còn các diễn viên phụ, ở tất cả các khâu, diễn viên phụ, hậu đài, ánh sáng... chỉ cần chứng nhận của đạo diễn là có tham gia vở Tuồng đạt HCV, sẽ được hưởng 1/3 HCV. Như vậy cứ tham gia nhiều, khoảng 05 đến 06 vở được HCV tập thể, các diễn viên phụ sẽ có một huy chương vàng. Và theo thời gian, họ sẽ có đủ số HCV cần thiết để được phong tặng danh hiệu, từ NSƯT đến NSND, thậm chí nghệ sĩ đạt 03 HCB sẽ được quy đổi thành 01 HCV. Chính vì vậy, quy định xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cần phải được điều chỉnh cho đúng và phù hợp với thực tế. Để đảm bảo sự công bằng và tôn vinh đúng những cá nhân xuất sắc trong nghệ thuật, dựa trên tiêu chí HCV, thì nhất thiết đó phải là những HCV cá nhân, là sự sáng tạo của cá nhân đó. Sự quy đổi vơ tình cào bằng mọi giá trị trong nghệ thuật, làm mất tính phấn đấu, khổ luyện của nghệ sĩ để đạt được những thành cơng. Bởi khơng cần là diễn viên chính, họ chỉ cần tham gia nhiều vở, nghiễm nhiên họ sẽ được công nhận danh hiệu. Việc quy đổi, đã tạo ra những
bất cập như ai cũng có thể trở thành NSƯT và theo thời gian làm việc dài ở tổ chức nghệ thuật, họ sẽ trở thành NSND mà nhiều khán giả khơng biết họ là ai. Các chính sách về tôn vinh nghệ nhân cần được đề cao, giảm thủ tục hành chính trong việc cơng nhận các danh hiệu NSND, NSƯT nhằm giúp nghệ sĩ có cơ hội để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn.
Nên thực hiện chế độ ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật. Ở đây các đơn vị biểu diễn nghệ thuật, đơn vị kinh doanh lữ hành và các đơn vị sản xuất hàng hóa du lịch cần phối hợp với nhau một cách chặt chẽ đề cùng tìm tịi, sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật - văn hóa du lịch chất lượng đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, tìm hiểu văn hóa dân tộc và nhu cầu mua sắm. Tổ chức giỗ tổ có quy mơ nhằm tơn vinh nghệ thuật Tuồng, vừa tạo được động lực cho nghệ sĩ và đưa hình ảnh Tuồng đến với đơng đảo người dân. Có như vậy, việc khai thác Tuồng - từ tài nguyên văn hóa thành sản phẩm du lịch mới trở nên hiệu quả và có giá trị cao, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đem lại thêm nhiều nguồn thu nhập cũng như các ưu đãi hỗ trợ cho đội ngũ nghệ sĩ, lao động nghệ thuật, tạo điều kiện cho đội ngũ anh chị em nghệ sĩ để cùng chung tay cho sự phát triển của nghệ thuật Tuồng nói riêng và du lịch Thành phố Đà Nẵng nói chung.