Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 41 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

- Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh - các thầy cơ.

Lứa tuổi từ 11 đến 14 có sự phát triển nhanh chóng về thể chất lẫn tinh thần, được đánh giá là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang làm người lớn và bắt đầu có những cảm giác tị mị muốn tìm hiểu về bản thân mình và thế giới xung quanh. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên. Lứa tuổi này, hệ thống thần kinh ở và trạng thái nhận thức chưa ổn định, tình cảm, ý chí có sự thay đổi. Điều này khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, đạo đức, hành vi trong học tập, đời sống xã hội thì các em chưa phương pháp, cách đối mặt giải quyết chỉ giải quyết them cảm tính từ đó các em dễ dàng có cảm giác hài lịng với chính mình.

Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những hành động q khích, ví dụ như có những học sinh thành tích học tập khơng tốt, gia đình bố mẹ cãi nhau, khơng bằng lịng với cuộc sống hằng ngày,… Khi đó các em sẽ tìm cách giải quyết các mẫu thuẫn trong mình bằng những hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học,

mê mẩn với những trò chơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái “Tôi” của bản thân.

Do trẻ vị thành niên có sự phát triển khơng đồng bộ và khơng cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, kỹ năng sống, do đó ở giai đoạn này trẻ vị thành niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực. Thời kì này là giai đoạn phát triển chuyển tiếp giữa tuổi nhi đồng lên tuổi trưởng thành, sự phát triển của nó là vơ cùng phức tạp và mâu thuẫn, nó cịn được gọi là “thời kì tiềm ẩn nhiều nguy cơ”. Sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh lí, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bạo trong nhà trường của trẻ vị thành niên.

- Nhận thức của CBQL, giáo viên về vấn đề bạo lực học đường.

+ Nhận thức của CBQL: Nhà trường là môi trường học tập của các em HS, là môi trường tốt nhất để các em rèn luyện nhân cách đạo đức của mình, đồng thời cũng là nơi các em xây dựng những ước mơ tốt đẹp nhất để sau này bước vào đời. Tuy nhiên, trước thực trạng của các nhà trường hiện nay “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, những tình trạng vi phạm đạo đức của HS, nhất là các hành vi BLHĐ cũng chưa được các CBQL quan tâm đúng mức. Thậm chí, có nhiều CBQL, vì thành tích của nhà trường, các hành vi BLHĐ đã có những biểu hiện bao che hoặc giấu diếm đối với lãnh đạo cấp trên hay dư luận xã hội. Chính thái độ nhận thức đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng BLHĐ.

+ Nhận thức và việc làm của giáo viên: Đa số các giáo viên đều cho rằng, nhiệm vụ chính của người giáo viên khi đến lớp là phải có đầy đủ giáo án, thực hiện đúng nội chương trình bộ mơn mình phụ trách, truyền đạt đầy đủ kiến thức trong bài giảng cho các em, chấm, trả bài, vào điểm đúng quy định,.. còn các việc khác không… quan trọng. Sản phẩm của người giáo viên là có nhiều HS có học lực giỏi, đỗ nhiều trong các kỳ thi. Nếu HS có xảy ra đánh nhau thì cũng là những mâu thuẫn trẻ con, khơng đáng quan tâm. GV bộ môn dạy hết tiết cũng là hồn thành nhiệm vụ. TPTĐ có phát hiện HS có hành vi BLHĐ thì trả về cho giáo viên chủ nhiệm. GV chủ nhiệm có HS có HS BLHĐ thì cũng bắt phạt trực nhật, viết bản kiểm, nặng hơn nữa thì báo với Ban giám hiệu, mời phụ huynh đến,… Nhận thức của GV về HS BLHĐ như vậy cũng không giải quyết được tận gốc tình trạng BLHĐ trong HS.

- Năng lực của nhà quản lý, năng lực giáo dục học sinh của giáo viên.

+ Năng lực của nhà quản lý: Nhìn nhận ngun nhân học sinh có mâu thuẫn xảy ra đánh nhau thì mâu thuẫn đó có từ lâu chứ ít khi là hành động bột phát. Khi xảy ra vụ việc thì trách nhiệm thuộc về nhiều người chứ khơng riêng một cá nhân nào, trong đó có trách nhiệm thuộc về nhà quản lý. Nhà quản lý đã buông lỏng buông lỏng công tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho HS, trong đó có cơng tác giáo dục nội dung phịng, chống BLHĐ, các hình thức tổ chức giáo dục phịng, chống BLHĐ, các tổ chức trong

và ngồi nhà trường tham gia giáo dục phịng ngừa BLHĐ (Tổ tư vấn, Ban giám thị, Đội thiếu niên, các đồn thể chính trị - xã hội,…).

+ Năng lực giáo dục học sinh của giáo viên: Giáo viên là người ln theo sát tình hình học tập và đạo đức của các em và phát hiện ra những thay đổi, những mẫu thuẫn của trẻ. Tuy nhiên, khi phát hiện ra các HS BLHĐ của HS thì cũng thường thi hành những hình thức kỷ luật, một là quá nghiêm khắc hoặc là hời hợt, chiếu lệ thay vì tìm hiểu nguyên nhân, giảng giải nhỏ nhẹ, tìm hiểu tâm sự của các em. Các hình thức kỷ luật nếu khơng có sự khoan dung, tạo cơ hội cho các em sửa chữa khuyết điểm sẽ làm cho các em tự ti hơn hoặc sẽ là ngọn lửa châm mồi cho trẻ sớm trở thành những thành phần bất hảo của xã hội. Lúc đó, các em khơng cịn thuộc tổ chức nào nữa, sẽ càng có những hành động sai trái, lôi kéo, dụ dỗ các trẻ khác trong trường. Hiệu ứng Domino sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho trẻ. Do đó, dù các em có mắc phải những sai phạm, nhà trường và giáo viên cũng cần thực hiện tốt việc giáo dục nhân cách, đào tạo kiến thức và kĩ năng sống cho trẻ chứ đừng khiến trẻ trở nên mất phương hướng và càng ngập sâu trong tội lỗi của mình.

Tiểu kết chƣơng 1

Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những người bị hại. Bạo lực trực tiếp, bạo lực gián tiếp, bạo lực về cơng nghệ… với nhiều hình thức như bạo lực tinh thần và bạo lực thể chất. Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bị hại, làm tổn thương về tinh thần và thể chất. Bạo lực học đường ở cấp THCS là hiện tượng thường gặp phải ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nghèo chậm phát triển. Nạn bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng và mức độ khiến cho khơng ít các bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo cho cái họ. Rồi bao gia đình đứng trước trình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổ với bạn. Rồi thì “trẻ con mất lịng với người lớn” từ những xích mích của tẻ con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm.

Nhà trường vốn là mơi trường an tồn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều. Cảnh bạo lực diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài sân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước trình trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động khác.

Qua việc nghiên cứu tiếp cận những khái niệm về bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường kết hợp với những đặc điểm sinh lý của lứa tuổi THCS bên cạnh đó thơng qua việc nghiên cứu tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường.

Từ đó tác giả nghiên cứu tiếp cận cơ sở lý luận công tác tổ chức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường. Qua đó làm cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)