8. Cấu trúc của luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Những kết quả đạt được
Các trường THCS trên địa bàn huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD& ĐT; UBND huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, sự ủng hộ của cha mẹ HS trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS.
Hiệu trưởng nhà trường quan tâm tới việc tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
Các tổ chức đồn thể có năng lực tổ chức các hoạt động có quy mơ lớn. Nhiều phụ huynh học sinh quan tâm, phối hợp với nhà trường trong tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.
Phần lớn HS nhà trường chăm ngoan, có nền nếp tốt, là điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS hiệu quả.
Đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường có nhận thức tương đối tốt về hoạt động hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, ý thức được nhiệm vụ của mình với chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhiều giáo viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong cơng tác giáo dục đạo đức cho HS.
Thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó nhiều GV đã chú trọng đến việc lồng ghép các nội dung phịng ngừa BLHĐ vào các mơn học.
Một số phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho HS được tích cực được thực hiện, tuy nhiên chưa phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức.
Cơng tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở các trường THCS được Hiệu trưởng thực hiện đúng theo các văn bản quy định của nhà nước và chỉ đạo của cấp trên.
Nhà trường đã áp dụng một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS và đã đạt được những thành tích nhất định.
2.5.2. Một số hạn chế, tồn tại
- Một bộ phận GV trẻ còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở trường nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, chưa bám sát vào yêu cầu và kế hoạch thực hiện của nhà trường.
- Đánh giá về những tồn tại trong thực hiện và hiệu quả của nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS hiện nay ở nhà trường còn nổi lên những vấn đề sau:
+ Giáo viên chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thiết kế bài giảng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Một số GV đã được tập huấn về xây dựng giáo án xong vì bị chi phối bởi hoạt động giáo dục khác nên chưa có điều kiện triển khai thực hiện.
+ Một số GV còn chưa hiểu rõ về việc tổ chức nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Một số còn chưa thực hiện đúng chỉ đạo của BGH nhà trường về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho HS.
- Đánh giá về những tồn tại trong thực hiện và hiệu quả của phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho HS hiện nay ở nhà trường còn nổi lên những vấn đề sau:
+ Giáo viên chưa khai thác hết các phương pháp giáo dục tích cực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.
+ Giáo viên chưa sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục trong nội dung bài giảng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phương pháp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở nhà trường chưa thường xuyên, định kỳ.
- Đánh giá về những tồn tại trong quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS hiện nay ở nhà trường còn nổi lên những vấn đề sau:
+ Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch thiết kế nội dung và tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS của GV chưa thực hiện đầy đủ và quán triệt đến GV trong quá trình thực hiện.
+ Hướng dẫn, triển khai phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS chưa đồng bộ.
+ Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV liên quan đến hoạt động chưa thường xuyên.
+ Cán bộ quản lý nhà trường chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm tình hình soạn giảng, kiểm tra kết quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Việc dự giờ thăm lớp, đúc rút kinh nghiệm về nội dung này còn hạn chế.
+ Nhà trường chưa tạo được nhiều điều kiện thuận lợi về môi trường, CSVC, điều kiện thiết bị phục vụ cho hoạt động triển khai hiệu quả, chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.
+ Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực sư phạm nên chưa chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp hình thức, tổ chức hoạt động.
+ Mối gắn kết giữa GV với GV, GV với CMHS, nhà trường với CMHS về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS chưa bền vững và hiệu quả.
+ Một số giáo viên chưa có ý thức tự học và tự bồi dưỡng, vì thế cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng tổ chức hoạt động.
2.5.3. Nguyên nhân của tồn tại
- Hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS là một khái niệm khá mới mẻ trong đời sống xã hội nói chung cũng như trong giáo dục nói riêng. Vì vậy, hoạt động giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho HS chưa thực sự được xã hội quan tâm và công nhận như là một vấn đề thiết yếu trong nội dung giáo dục.
- Nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS chưa sâu sắc và chưa thấy rõ được vai trị, vị trí, lợi ích của hoạt động này.
- Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên này tuy đáp ứng được về mặt bằng cấp, chuyên môn, song thiếu kinh nghiệm quản lý, thực hành.
- Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS chưa tồn diện, chưa có sự tách bạch rõ ràng với nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Cơng tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở nhà trường chưa chặt chẽ.
- Một số ban, ngành, đoàn thể chưa quan tâm, tạo điều kiện quan hệ phối hợp trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong phạm vi chương 2, luận văn đã phân tích, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, gồm các nội dung sau:
- Về tổng quan về kinh tế-xã hội, giáo dục - đào tạo huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, đã đạt được một số thành tựu nhất định;
- Về mô tả quá trình khảo sát, làm rõ các vấn đề như: Mục tiêu; nội dung; phương pháp và phương pháp xử lý số liệu. Trên cơ sở đó, làm khung đánh giá thực trạng trong chương 2;
- Về thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, luận văn đã làm rõ các vấn đề như: Tình hình xếp loại đạo đức của học sinh trong 4 năm học qua có chiều hướng đi xuống; về các nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục, được đánh giá là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay;
- Về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, luận văn tiếp cận các nội dung quản lý như: Mục tiêu; nội dung; phương pháp; hình thức; cơng tác phối hợp; kiểm tra, đánh giá và kết hợp với biên bản phỏng vấn công tác quản lý này chưa đem lại hiệu quả cao. Trong đó, luận văn làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
Trên cơ sở đánh giá lại thực trạng trong chương 2, luận văn căn cứu vào thực trạng quản lý đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, trong phạm vi chương 3.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU