7. Cấu trúc luận văn
1.3. Lý luận về xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập
1.3.2. Những yêu cầu đối với tập thể sư phạm nhà trường Trung học cơ sở
giai đoạn hiện nay
Theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Thơng tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT), nhiệm vụ và quyền hạn của HT được quy định như sau (Điều 19). Đối với TTSP nhà trường THCS trong giai đoạn hiên nay: Tập thể là đơn vị nền tảng của xã hội, việc hình thành và phát triển TTSP trong nhà trường có ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển xã hội. Điều khiển quá trình hình thành và phát triển TTSP là nhiệm vụ chủ yếu của người lãnh đạo. Những yêu cầu chính đối với TTSP là:
- Mục tiêu hoạt động của TTSP: Dấu hiệu quan trọng của TTSP là mục tiêu giá trị xã hội, sự đoàn kết thống nhất nội bộ của các thành viên trong tập thể. TTSP tồn tại với tư cách là một tập thể chân chính khi nó đáp ứng được các nhu cầu về học tập, lao động.
- Việc sử dụng, bố trí hợp lý các thành viên trong tập thể sư phạm:
Tài năng của người lãnh đạo thể hiện qua nghệ thuật dùng người “dụng nhân như dụng mộc”. Việc chuyển đổi, sắp xếp lại một vài vị trí phù hợp đơi khi làm tăng hiệu quả hoạt động của TTSP. Khi chuyển đổi từng vị trí, người lãnh đạo cần quan tâm đến các nguyên tắc quản lý sự thay đổi như tính kế thừa, tính hiệu quả,…
- Quy mô của tập thể sư phạm: Số lượng và chất lượng của các thành viên
trong tập thể là một nhân tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển TTSP. Tùy theo tính chất hoạt động và chất lượng của các thành viên mà ta cần xác định số lượng phù hợp cho từng bộ phận, từng nhóm trong TTSP. Chất lượng của những thành viên trong TTSP được xét theo khía cạnh: tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức. Ngồi những yếu tố cơ bản nêu trên thì các yếu tố như quan hệ liên nhân cách, bầu khơng khí tâm lý cũng là những điều kiện chủ quan cần thiết cho sự hình thành và phát triển TTSP.
- Chất lượng của tập thể sư phạm: Tập thể là một tổ chức sống động và luôn
phát triển. Kể từ lúc bắt đầu hình thành cho tới khi nó đạt tới trình độ cao, tập thể trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, với những thay đổi về chất. Mỗi giai đoạn phát triển của tập thể đòi hỏi những phương thức lãnh đạo phù hợp và các giai đoạn phát triển thể hiện như sau:
chủ yếu là dựa theo những yêu cầu về tổ chức và đặc điểm hoạt động của tập thể, chứ chưa trở thành nhu cầu bên trong của mọi thành viên.
Giai đoạn phân hóa, các thành viên đã có một thời gian làm việc với nhau: Trong tập thể diễn ra sự phân hóa - xuất hiện các thành phần tiên tiến, trung bình và chậm tiến.
Giai đoạn tập thể phát triển, quan hệ phối hợp trong tập thể đã phát triển tương đối cao. Đa số thành viên có thái độ tích cực đối với các nhiệm vụ chung, họ ủng hộ các yêu cầu của người lãnh đạo và các phần tử nòng cốt.
Giai đoạn tổng hợp bậc cao, còn gọi là giai đoạn tự quản. Tập thể có sự nhất trí về quan điểm, tư tưởng, mọi người đã nhận thức rõ về vị trí, trách nhiệm của mình trong tập thể, sự tương trợ đồng chí phổ biến trong tập thể. Đây có thể xem là giai đoạn trưởng thành của tập thể.
Hai dấu hiệu thể hiện trình độ phát triển của tập thể là:
1) Sự thống nhất về tư tưởng và hành động của các thành viên trong tập thể; 2) Tính tích cực hoạt động của mọi người trong khi thực hiện các mục đích của tập thể.