7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng xây dựng tập thể sư phạ mở các trường trung học cơ sở trên địa bàn
2.3.5. Thực trạng nhận thức của các thành viên về quyền hạn, nhiệm vụ trong
xây dựng tập thể sư phạm
Nhìn chung từ Hiệu Trưởng các Trường cho đến cán bộ, giáo viên, đều nhận thức rõ nhận thức của mình trong vai trò thực hiện, thể hiện qua: Sự ủy quyền của Hiệu trưởng và Sự phân công công việc cho các thành viên trong tập thể sư phạm:
- Sự ủy quyền của Hiệu trưởng: Ủy quyền giúp cơng việc hồn thành thuận lợi hơn, đồng thời tạo cơ hội để cấp dưới rèn luyện, trưởng thành, phát huy năng lực làm việc. Để tìm hiểu thực trạng sự ủy quyền trong TTSP, tác giả đã tiến hành khảo sát 150 cán bộ, giáo viên và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về sự ủy quyền của Hiệu trưởng các Trường Stt Nội dung Mức độ Cao Trung bình Thấp SL % SL % SL % 1 CB-GV biết tính chất, phạm vi cơng việc phải làm và thành tích, hiệu quả phải đạt được khi làm cơng việc đó.
84 56,0 53 35,3 14 9,3
2
Hiệu trưởng giao quyền lực cần thiết cho CB-GV để thực hiện công việc.
114 76,0 28 18,7 8 5,3
3 Hiệu trưởng giao trách nhiệm
hồn thành cơng việc. 116 77,3 24 16,0 10 6,7
4 Giữa Hiệu trưởng và CB-GV
hình thành trách nhiệm liên đới 68 45,3 78 52,0 4 2,7
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)
Từ bảng 2.6 cho Thấy:
Nội dung thứ 1 “CB-GV biết tính chất, phạm vi công việc phải làm và thành tích, hiệu quả phải đạt được khi làm cơng việc đó.” có 84 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 56%; có 53 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 35,3% và 14 người đánh giá không đồng ý 9,3%. Nội dung này được CB và GV rất đồng ý và đồng là nhiều thứ ba.
Nội dung thứ 2 “Hiệu trưởng giao quyền lực cần thiết cho CB-GV để thực hiện cơng việc.” có 114 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 76%; có 28 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 18,7% và 8 người đánh giá không đồng ý 5,3%. Nội dung này được CB và GV rất đồng ý và đồng là nhiều thứ hai.
Nội dung thứ 3 “Hiệu trưởng giao trách nhiệm hồn thành cơng việc” có 116 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 77%; có 28 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 16% và 10 người đánh giá không đồng ý 6,7%. Nội dung này được CB và GV rất đồng ý và đồng là nhiều nhất.
Nội dung thứ 4 “Giữa Hiệu trưởng và CB-GV hình thành trách nhiệm liên đới” có 68 người đánh giá mức độ rất đồng ý, chiếm tỷ lệ 45%; có 78 người đánh giá mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ 52% và 4 người đánh giá khơng đồng ý 2,7%.
Nhìn chung các Hiệu trưởng đã có sự ủy quyền cho các bộ phận cấp dưới. Tuy nhiên, mức độ ủy quyền ở các nội dung khác nhau: Có 56% CB-GV cho rằng: CB-GV biết tính chất, phạm vi cơng việc phải làm và thành tích, hiệu quả phải đạt được khi
làm cơng việc đó là nội dung quan trọng nhất, tiếp đến là nội dung: Hiệu trưởng giao quyền lực cần thiết cho CB-GV để thực hiện công việc( 76%); Tiếp đến là nội dung: Hiệu trưởng giao trách nhiệm hồn thành cơng việc (77,3%); và cuối cùng là nội dung: Giữa Hiệu trưởng và CB-GV-NV hình thành trách nhiệm liên đới (45,3%).
Như vậy, chúng ta có thể thấy CB-GV đánh giá tầm quan trọng của các nội dung trên ở các mức độ khác nhau, nhưng tất cả đều thấy được hoạt động của Hiệu trưởng trong việc ủy quyền cho các bộ phận cấp dưới.
- Sự phân công công việc cho các thành viên trong tập thể sư phạm được tác giả đánh giá thông qua kết quả khảo sát Cán bộ, giáo viên ở bảng sau:
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về sự phân công công việc của Hiệu trưởng các Trường
Stt Nội dung
Mức độ
Cao Trung bình Thấp
SL % SL % SL %
1 Theo nguyện vọng của cá
nhân để phân công công việc. 116 77,3 31 20,7 3 2,0 2
Dựa trên năng lực của từng thành viên trong TTSP để phân công công việc.
113 75,3 24 16,0 13 8,7
3
Dựa trên mối quan hệ của các thành viên trong TTSP để phân công công việc
84 56,0 62 41,3 4 2,7
4
Căn cứ vào điều lệ trường THCS, luật giáo dục để phân công công việc.
86 57,3 53 35,3 11 7,4
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 150 Cán bộ, giáo viên)
Qua bảng 2.7 cho thấy: Có 77,3% và 75,3% cán bộ giáo viên cho rằng Hiệu trưởng dựa theo nguyện vọng của cá nhân và Dựa trên năng lực của từng thành viên trong TTSP để phân công công việc. Dựa trên mối quan hệ của các thành viên trong TTSP để phân công công việc và căn cứ vào điều lệ trường THCS, luật giáo dục để phân công công việc. được cán bộ - giáo viên đánh giá lần lượt là 56% và 57,3%.
Như vậy, mặc dù mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên về sự ủy quyền và phân công cơng việc của hiệu trưởng khác nhau nhưng qua đó thể hiện Hiệu trưởng đã có sự ủy quyền cho các thành viên trong TTSP. Tuy nhiên, khi phân công công việc cho các bộ phận cấp dưới đơi khi cịn nặng tính chất cá nhân, chưa khách quan. Để công việc đạt hiệu quả, khi phân công công việc, người lãnh đạo phải dựa trên Điều lệ quy định, đúng chuyên môn và năng lực để tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết
khả năng của mình, được cống hiến hết mình cho công việc. Khi làm công việc không đúng chuyên mơn hoặc khơng phù hợp với năng lực thì sẽ khơng thể hồn thành tốt công việc. Nếu dựa trên mối quan hệ hoặc theo cảm tính khi phân cơng cơng việc thì người đó sẽ khơng thể làm việc được và cũng sẽ dẫn đến tình trạng so bì, tị nạnh lẫn nhau trong tập thể và dần dần mọi người sẽ mất niềm tin vào lãnh đạo, không muốn tận tâm với công việc.