Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU (Trang 78)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Trên cơ sở lý luận về xây dựng TTSP theo hướng TCHT tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau và kết quả khảo sát thực trạng, luận văn xin đề xuất các biện pháp xây dựng TTSP tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau theo hướng TCHT, góp phần xây dựng một môi trường công tác thuận lợi cho giáo viên nhằm đưa nhà trường ngày càng phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Các biện pháp đề xuất ở chương này tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính quy phạm pháp luật

Việc xây dựng và phát triển nhà trường liên quan nhiều đến các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các văn bản hành chính do các cấp, các ngành ban hành: luật, thông tư, nghị định, pháp lệnh, chỉ thị, hướng dẫn, quy chế, nội quy... Vì vậy, các biện pháp xây dựng TTSP trong nhà trường theo hướng TCHT cũng phải tuân các quy tắc pháp luật, thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, đúng về nội dung. Song song việc tuân theo các chế định, chế tài, đảm bảo tính quy phạm pháp luật, các biện pháp xây dựng nhà trường theo hướng TCHT còn phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và nắm bắt kịp su thế của thời đại.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn xây dựng TTSP các trường THCS tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Các biện pháp xây dựng TTSP trường THCS theo hướng TCHT có sự tác động qua lại trong hệ thống ở các mức độ khác nhau.

Mỗi biện pháp chỉ giải quyết được một hoặc một số yêu cầu nhất định. Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ cả hệ thống biện pháp để tạo được hiệu quả chung, tích cực trong việc xây dựng TTSP trường THCS theo hướng TCHT.

3.1.3. Nguyên tắc phát huy tiềm năng của yếu tố xã hội

Quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực giáo dục, các cơ sở giáo dục không thể đi theo lối mòn cưa cũ mà mà phải thay đổi, đổi mới bằng cách mở cửa cùng tham gia hội nhập, cố gắng đảm bảo sự hịa nhập chứ “khơng hòa tan”. Một hướng đi mới trong xây dựng TTSP nhà trường phổ thông theo hướng TCHT sẽ giúp ích cơng tác quản lý nhà trường tốt hơn, mang

tính khoa học hơn trong quản lý giáo dục để tận dụng thời cơ, hạn chế rủi ro, khai thác được tiềm năng của yếu tố xã hội nhằm xây dựng TTSP nhà trường vững mạnh.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Khi thực hiện nguyên tắc này địi hỏi phải có các biện pháp đề xuất, cần tính đến điều kiện thực tế, chi phí phù hợp, thích ứng với khả năng, tiềm năng của các nhà trường và địa phương. Phải căn cứ thực trạng, lựa chọn các ưu tiên để đảm bảo khi thực thi từng biện pháp sẽ đạt được kết quả mong muốn với chi phí nhỏ nhất có thể. Hiệu quả là thước đo tính hợp lý của các biện pháp.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Để phát huy những kết quả đã đạt được, các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở xem xét, kế thừa những thành tựu đã có. Mặt khác, nội dung của các biện pháp có thể có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hệ thống hoá lại các ý tưởng sáng tạo đã được áp dụng của các cán bộ quản lý, các trường học, các cơ quan quản lý giáo dục phù hợp với khung lý thuyết của đề tài.

Thực tế nghiên cứu đề tài cũng đã thể hiện sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là các nghiên cứu khoa học về biện pháp tác động nâng cao hiệu quả quản lý của các tổ chức, đặc biệt là các tác động nâng cao hiệu quản quản lý của các cơ sở giáo dục theo hướng TCHT.

3.2. Biện pháp quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường Thcs trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau

3.2.1. Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bên liên nhiệm cho đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bên liên quan về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

3.2.1.1. Mục đích

Nâng cao hiệu quả quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập nhằm phát huy hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường. Góp phần thúc đẩy TTSP phát triển ngày càng cao, cải thiện hiệu quả công việc và tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực mỗi thành viên trong TTSP, hướng tới hoàn thành giáo dục nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Xây dựng TTSP theo hướng TCHT là công việc chung của cả nhà trường dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý về GD&ĐT, chú trọng quản lý chất lượng, đề cao trách nhiệm quản lý, lấy hiệu quả cơng việc làm tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành cơng việc. Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi thành viên trong TTSP. Nâng cao sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn thể đội ngũ. Mọi thành viên phải cùng đồng lịng quyết tâm thì nhà trường mới

vượt qua được trở ngại trên con đường xây dựng TTSP biết học tập.

Xác định rõ chiến lược, sứ mệnh tầm nhìn của nhà trường trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kế đến, tuyên truyền cho cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường và các bên liên quan. Đồng thời, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ sứ mạng và ý thức được các giá trị cốt lõi của nhà trường, để trên cơ sở đó xác định trách nhiệm tham gia của bản thân nhằm cụ thể hóa chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn.

Các giá trị văn hóa cốt lõi này là nền tảng tinh thần, mà dựa vào đó TTSP sẽ phát triển bền vững hướng đến sự thay đổi. Trên cơ sở có tầm nhìn, sứ mạng và hệ giá trị hành động của nhà trường, các thành viên có được sự định hướng lâu dài, và điều đó thúc đẩy họ phấn đấu, cống hiến và rèn luyện không ngừng.

Trong một đơn vị trường học, dân chủ là cơ chế tổ chức hoạt động, phát huy được tinh thần làm chủ của mọi thành viên trong quá trình xây dựng, phát triển nhà trường. Nếu dân chủ thực hiện tốt trong đơn vị trường học, nó sẽ là sức mạnh to lớn trong cơng cuộc vượt khó, đổi mới và phát triển nhà trường. Phát huy được tinh thần dân chủ, trách nhiệm trong mỗi thành viên, đồng thời tạo nên môi trường lao động lành mạnh, từ đó kích thích niềm khát khao cống hiến trong đội ngũ nhà trường. Dân chủ vừa là mục tiêu phấn đấu cho một nhà trường tiến bộ nhưng cũng là giải pháp tích cực nhất cho công cuộc đổi mới nhà trường. Vì vậy, đây là một bước đà nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTSP nhà trường phổ thông theo hướng TCHT.

3.2.1.2. Nội dung

Ban giám hiệu nhà trường cần tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bên liên quan nâng cao nhận thức về tầm quan trọng phải xây dựng TTSP nhà trường vững mạnh, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách chỉ đạo của các cấp, đơn đốc, triển khai đội ngũ thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên, nhân viên đã được quy định trong Luật giáo dục.

Ban giám hiệu nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng, người định hướng, xây dựng môi trường làm việc trong sạch, cơng bằng, văn minh. Đó chính là điều kiện cần thiết, thuận lợi để mọi thành viên phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Xây dựng bầu khơng khí tâm lý sư phạm tích cực khơng chỉ là trách nhiệm của một người mà còn là trách nhiệm của mỗi thành viên.

Ngồi ra, Chất lượng cơng việc của nhà Trường sẽ được nâng lên nhờ vào quá trình đào tạo, cập nhật, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ, và trang bị thêm những kiến thức về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, sao cho đáp ứng được nhu cầu giảng dạy thực tế, xứng đáng với sự tin cậy và thương yêu của HS, PHHS và xã hội, trong tình hình kinh tế, xã hội phát triển khơng ngừng như hiện nay.

trên hiệu quả đạt được về mặt chất lượng, lẫn số lượng công việc được giao, đây là một những địn bẩy quan trọng góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Hằng năm, Nhà trường nên tổ chức ít nhất một cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề về văn hóa trong nhà trường, bồi dưỡng kỹ năng về công tác xây dựng nhà trường thành TCHT cho CBQL, giáo viên và HS trong nhà trường. Khi tổ chức, Trường có thể mời những chun gia am hiểu về cơng tác quản lý, đặc biệt về công tác xây dựng văn hóa trong nhà trường, xây dựng nhà trường thành TCHT đến để cùng trao đổi và tư vấn nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ về tầm quan trọng việc xây dựng TTSP.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua nhiều hình thức: cơng khai trên website nhà trường (nếu có), cơng bố trên bảng và đặt ở nơi dễ nhìn để mọi người đều có thể biết và đọc được, ban hành các văn bản nội bộ, tờ rơi, công bố trong báo cáo, đánh giá trong cuối học kỳ, cuối năm. Thường xuyên lồng ghép thông qua các buổi hội họp, hội nghị nhằm tuyên truyền về sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi để đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh nắm được, từ đó xây dựng ý thức, niềm tự hào về sứ mệnh nhà trường được nhà nước, xã hội giao phó.

Lãnh đạo đơn vị giao cho tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên cụ thể hóa thơng qua các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi nhân dịp ngày lễ, ngày kỷ niệm truyền thống, có thể quảng bá nội dung thơng tin về sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi của nhà trường. Trước hết, đó là tinh thần đồn kết, hết lịng chăm lo cho sự phát triển nhà trường của đội ngũ. Một tập thể khơng có sự đồn kết sẽ dễ dàng thất bại trong công việc, việc ai người đó làm, ảnh hưởng đến tình cảm và trách nhiệm của nhau trong tập thể đơn vị.

Phẩm chất và trình độ quản lý của cán bộ, nhất là năng lực điều hành của thủ trưởng đơn vị. Nếu trình độ quản lí của lãnh đạo đơn vị bị giới hạn sẽ dễ rơi vào tình trạng đối phó, hành chánh hóa mọi hoạt động của mình, thiếu gần gũi với anh chị em trong đơn vị để phát huy dân chủ, dẫn đến quan liêu, thiếu thực tế, gây mấy đoàn kết trong tập thể.

Động cơ, trách nhiệm và trình độ của các thành viên nhà trường với hệ thống chế độ, chính sách hợp lý. Muốn làm chủ tốt, phải có khả năng làm chủ. Thật vậy, muốn phát huy tốt dân chủ trong nhà trường, mỗi thành viên nhà trường phải có trình độ, nắm vững các uầuc qui định của Luật pháp, biết giới hạn giữa quyền lợi của cá nhân với quyền lợi của tập thể nhà trường.

Trên cơ sở các điều kiện đã được xây dựng, Ban giám hiệu nhà trường cần chú trọng thực hiện những nội dung cơ bản sau:

Dân chủ trong việc xây dựng và quyết định những chủ trương, chính sách, kế hoạch của nhà trường

Mọi quyết sách của nhà trường phải đúng pháp luật, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của tập thể và mang tính thuyết phục đối với mọi người.

Xây dựng mơi trường làm việc trong sạch, công bằng, dân chủ, văn minh

Với những chủ trương lớn, phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong TTSP, học sinh và phụ huynh. Những vấn đề thường ngày, tùy theo tính chất và qui mô ảnh hưởng mà tham khảo ý kiến các thành viên trước khi quyết định. Làm được như vậy, sẽ đạt được sự đồng thuận cao, tập hợp được đội ngũ và phát huy được sáng kiến của tập thể. Khi đó HT cũng sẽ có được nhiều thơng tin phản hồi, kể cả những ý kiến phản biện để ra quyết định đúng, tăng thêm sức mạnh của chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

Dân chủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ: Dân chủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ là phát huy năng lực sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của mọi thành viên để hoàn thành nhiệm vụ. Lao động với tinh thần làm chủ sẽ có kết quả tốt hơn so với thái độ đối phó. HT cần tạo ra mơi trường khích lệ mọi người đưa ra ý kiến cá nhân, tạo thói quen trong đội ngũ cùng bàn bạc, chia sẻ thông tin, sáng kiến, giải pháp, cùng nhau giải quyết các vấn đề trong đơn vị, nhà trường.

Dân chủ với học sinh: Dân chủ với học sinh thể hiện ở quan điểm giáo dục, ở

thái độ hợp tác giữa thầy và trị trong q trình dạy học. Ngồi việc thực hiện dân chủ để phát huy vai trò làm chủ của HS trong nhà trường, dân chủ với HS còn là sự thể hiện phương thức đào tạo hiện đại, nâng cao tính tích cực, chủ động học tập trong học sinh của nhà trường. Phát huy vai trò của đội ngũ GV chủ nhiệm là con đường thuận lợi để thực hiện quan điểm này.

Dân chủ với phụ huynh học sinh: Gia đình đóng một vai trị hết sức quan trọng

trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, vì vậy gia đình phải tham gia với nhà trường trong việc đóng góp trí tuệ và trách nhiệm để giáo dục học sinh một cách thường xuyên, hiệu quả và có hệ thống. Muốn vậy nhà trường phải xây dựng cơ chế dân chủ đối với phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh phải được tham gia trực tiếp vào việc thảo luận, bàn bạc những vấn đề liên quan đến quá trình học tập của con em mình, những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Lãnh đạo nhà trường cần thu hút và phát huy hiệu quả sức mạnh chung của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Cần nâng cao nhận thức về dân chủ trong quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội từ cả hai phía: Nhà trường phải xem việc cơng khai hóa chất lượng giáo dục, hoạt động, chương trình giáo dục, tài chính, nguồn lực cho giáo dục là trách

nhiệm để đảm bảo sự đồng thuận của xã hội; thông qua các tổ chức, ban ngành, đồn thể có trách nhiệm chia sẻ những khó khăn của nhà trường.

Để phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong việc xây dựng TTSP, HT cần quan tâm:

Xây dựng và không ngừng củng cố cơ chế tổ chức thực thi dân chủ nhà trường. Xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui định.

Người quản lý phải sâu sát, chân thành lắng nghe, chia sẻ và cảm thông đối với CB, GV trên cơ sở hiểu biết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chung của đơn vị và quyền lợi chính đáng của mỗi thành viên.

Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức cơ sở Đảng đối với các hoạt động của nhà trường, phải đảm bảo quyền làm chủ của CB, GV, NV. Đây là yêu cầu không thể thiếu để gắn kết mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của quần chúng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Trong công tác xây dựng TTSP, tổ chức cơ sở Đảng của nhà trường cần tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các việc sau:

Lãnh đạo nhà trường bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)