Sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 33)

2013 2011 2009 2007 2005 2003 1999 1995 1991 0 20 40 60 80 100 120 NHTMNN NHTMCP NHLD CN NHNNg NHNNg

Nhà nƣớc

100%

Agribank Vietinbank60,3% Vietcombank77,1% 95,8%BIDV 91%MHB

Số lượng các NHTM nhà nước vẫn ổn định, từ bốn NHTM nhà nước được thành lập ban đầu, chỉ có Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập vào năm 1997. Trong khi đó, số lượng NHTM cổ phần tăng mạnh lên đến đỉnh điểm 51 ngân hàng trong năm 1996, nhưng sau đó đã giảm dần còn 33 ngân hàng (31/12/2013) do các quy định liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ an toàn vốn và hoạt động kém hiệu quả dẫn đến việc sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng nhỏ và yếu kém.

Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc

Đến cuối năm 2013 có 5 NHTM nhà nước ở Việt Nam, trong đó có 4 ngân hàng lớn nhất hệ thống: Agribank, CTG, BIDV và VCB. Ngân hàng còn lại là ngân hàng MHB được thành lập năm 1997 với quy mô nhỏ. Để hồn thành q trình mở cửa thị trường ngân hàng trong nước cho các nhà đầu tư nước ngồi và tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước, chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, đặt mục tiêu cổ phần hóa các NHTM nhà nước và cho tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước ở các ngân hàng này xuống cịn 51%. Tuy nhiên q trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước đã diễn ra khá chậm so với mục tiêu của Chính phủ do tình hình yếu kém của thị trường chứng khốn trong nước.

Hình 2.2: Sở hữu Nhà nƣớc ở các NHTM Nhà nƣớc

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tính đến 31/12/2013, Việt Nam có 33 NHTM cổ phần với nhóm chín ngân hàng dẫn đầu có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ đồng bao gồm: SCB, MBB, EIB, ACB, STB, TCB, SHB, VPB và MSB. Tổng vốn điều lệ của các NHTM cổ phần đạt trên 193 nghìn tỷ đồng so với 128 nghìn tỷ của NHTM nhà nước. Chỉ có bốn

ngân hàng bao gồm EIB, STB, SCB và MBB có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng và một nửa số ngân hàng có vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ đồng. NHTM cổ phần là nhóm ngân hàng có nhiều thượng vụ mua bán sáp nhập (M&A) kể từ khi có quy định về vốn điều lệ tối thiểu và đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 (Đề án 254).

Bảng 2.1: Hoạt động M&A giữa các TCTD giai đoạn cơ cấu lại

Stt Tổ chức củ Tổ chức mới Năm M&A

1 NHTMCP Đệ Nhất NHTMCP Tín Nghĩa NHTMCP Sài Gịn NHTMCP Sài Gịn 2011 Hợp nhất 2 NHTMCP Liên Việt

Cơng ty Tiết kiệm Bưu điện NHTMCP Bưu điện Liên Việt 2011 Sáp nhập

3 NHTMCP Nhà Hà Nội

NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội 2012 Sáp nhập

4 NHTMCP Phương Tây Tổng cơng ty CP Tài chính Dầu khí NHTMCP Đại Chúng 2013 Hợp nhất 5 NHTMCP Phát triển nhà TP.HCM NHTMCP Đại Á NHTMCP Phát triển nhà TP.HCM 2013 Sáp nhập

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Khơng chỉ có q trình sáp nhập và hợp nhất, mà việc tham gia trở thành cổ đông chiến lược, cổ đơng lớn của các đối tác nước ngồi, trực tiếp là các định chế tài chính nước ngồi, ngân hàng nước ngoài tại các NHTM Việt Nam đã trở thành xu hướng ngày càng gia tăng ở các ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng nƣớc ngồi

Các ngân hàng nước ngồi có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 khi Chính phủ cho phép các ngân hàng nước ngoài mở các chi nhánh hoặc thành lập các ngân hàng liên doanh với ngân hàng Việt Nam theo Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính năm 1990.

Bảng 2.2: Các ngân hàng liên doanh ở Việt NamNgân hàng Năm Ngân hàng Năm

thành lập

Đối tác trong

nƣớc Đối tác nƣớc ngoài

Indovina 1990 CTG (50%) Cathay United Ban, Đài Loan (50%) VID Public 1991 BIDV (50%) Public Ban Berhad, Malaysia (50%) Shinhanvina 1994 VCB (50%) Shinhan Bank, Hàn Quốc (50%)

Vinasiam 1995 Agribank (34%) Siam Bank, Thái Lan (33%)

Charoen Pokphand, Thái Lan (33%) Viet Nam Russia 2009 BIDV (50%) VTB, Nga (50%)

* Shinhanvina trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài năm 2011

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đến năm 1999, một làn sóng thành lập chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài xuất hiện. Trong vịng hai năm, có 25 chi nhánh được thành lập và đến 31/12/2013 là 51 chi nhánh. Ngoài việc liên doanh với ngân hàng trong nước, mở chi nhánh, các ngân hàng nước ngồi cịn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Đến nay, đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại thị trường Việt Nam: HSBC, Standard Chartered, Shinhan Viet Nam, ANZ và Hong Leong.

Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngồi cịn tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua việc mua cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam.

2.2 Thực trạng các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của NHTM Việt Nam

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua 25 năm hình thành và phát triển. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng có thể nhận thấy qua sự tăng trưởng về số lượng các ngân hàng, sự tăng trưởng về quy mơ tài sản, vốn, tín dụng và huy động,…đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo hoạt động an toàn của hệ thống.

NHNNg1% 12.4%

NHTMNN 44.2% NHTMCP 43.4%

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, khu vực ngân hàng cũng có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tài sản cũng như cơ cấu tài sản. Đến 31/12/2013 tổng tài sản khu vực ngân hàng đạt 5.673 nghìn tỷ đồng, trong đó NHTMNN chiếm tỷ lệ 44.2%, NHTMCP 43.4%, còn lại là NHLD và NHNNg 12.4%.

Hình 2.3: Tài sản của hệ thống tài chính (nghìn tỷ VND)

Phi NH Tài sản của các TCTD 31/12/2013 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 NHTMNN NHTMCP NHNNg 2011 2012 2013

Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng

Cơ cấu tài sản chuyển dịch theo hướng ổn định hơn. Tỷ trọng tài sản thị trường 1(TT1) trên tổng tài sản cải thiện tích cực hơn từ mức 51% cuối năm 2011 lên 55% vào cuối năm 2013. Tỷ trọng tài sản thị trường 2 (TT2) trên tổng tài sản giảm mạnh từ mức 23% cuối năm 2011 xuống còn 17% cuối năm 2013, cao hơn tỷ lệ này tại các nước trong khu vực châu Á (dưới 10%).

Hình 2.4: So sánh cơ cấu tài sản của một số quốc gia trong khu vực

Trong đó: TT1 là nơi diễm ra giao dịch (huy động, cho vay…) giữa TCTD với tổ chức kinh tế, cá nhân và TT2 là nơi diễn ra giao dịch giữa các TCTD như cho vay, đi vay lẫn nhau để bù đắp thiệu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn.

Trong giai đoạn này, các NHTMCP có sự tăng trưởng tài sản nhanh hơn các NHTMNN. Ở nhóm NHTMNN, CTG có tốc độ phát triển nhanh nhất cịn VCB có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) thấp nhất. Ở nhóm NHTMCP, ACB có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất với CAGR 9.6%. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng các NHTMNN vẫn giữ được sự tăng trưởng hàng năm, trong khi tài sản của một số NHTMCP có sự giảm sút như EIB, ACB và MSB.

2.2.2 Tăng trƣởng vốn

Đến thời điểm 31/12/2013, tất cả các NHTM đều đã đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ theo Nghị định 141 năm 2006 của Chính phủ. Theo Nghị định 141, mức vốn pháp định áp dụng cho các TCTD ở Việt Nam như sau:

Bảng 2.3: Mức vốn pháp định cho các TCTD ở Việt Nam

Loại hình TCTD 2008 2010

NHTMNN 3.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND NHTMCP 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND NHLD 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND NHNNg 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND Chi nhánh NNNNg 15 triệu USD 15 triệu USD

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tuy nhiên đến 31/12/2010 chỉ có 20 ngân hàng đáp ứng được yêu cầu về vốn đúng thời hạn, do đó Chính phủ đã gia hạn đến 31/12/2011. Bốn ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất đều là NHTMNN, trong đó CTG giữ vị trí thứ nhất với 37.234 tỷ VND. STB dẫn đầu nhóm NHTMCP với vốn điều lệ 12.425 tỷ VND. Trong số 33 NHTMCP, chỉ có bốn ngân hàng có vốn trên 10.000 tỷ VND, cịn lại gần một nửa có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ VND.

23% 20% 17% 17% 17% 22% 21% 18% 4% 2% 2% 5% 6% 65% 50% 55% 61% 65% 22% 19% 17% 15% 16%

Hình 2.5: Vốn điều lệ của hệ thống tài chính (nghìn tỷ VND)

Phi NH 5% 250 200 NHNNg 19% NHTMCP 46% NHTMNN 30% 150 100 50 0 NHTMNN NHTMCP NHNNg Vốn điều lệ các TCTD 31/12/2013 2011 2012 2013

Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng

Về cơ cấu nguồn vốn, huy động từ TCKT và dân cư chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn vốn tồn hệ thống và duy trì nhịp tăng từ cuối 2011 đến nay. Tại tháng 12/2013, tiền gửi từ TCKT và dân cư chiếm 65% tổng nguồn vốn toàn hệ thống, tăng 23.2% so với cuối năm 2012 và 52% so với cuối năm 2011. Phát hành giấy tờ có giá giảm đáng kể do nguồn huy động từ tiền gửi TCKT và dân cư tăng mạnh và ổn định nên nhu cầu phát hành giấy tờ có giá của TCTD củng giảm bớt.

Hình 2.6: Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn hệ thống ngân hàng

80% 60% 5 40% 1% 52% 20% 0%

Tiền gửi tại và cho vay TCTD khác Cho vay TCKT và cá nhân

CK kinh doanh và CK đầu tư Tài sản khác

0%

Các khoản nợ khác và vốn CSH Phát hành GTCG

Tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi và đi vay của TCTD khác

Nguồn: UBGSTCQG, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013

13% 14% 13% 13% 13%

80% 13% 14% 14% 14% 15%

53.9% 51.5% 37.5% 32.4% 28.6% 23.5% 25.4% 20.0% 14.3% 23.2% 13.9% 13.8% 12.5% 5.4% 9.1% 5.0% 8.5% 6.8% 6.2% 5.3% 5.9% 2.2.3 Tăng trƣởng tín dụng và huy động

Khu vục ngân hàng có sự tăng trưởng ấn tượng cả về huy động và tín dụng từ 2007 với tỷ lệ trung bình hàng năm là 25% đối với huy động và 26.5% đối với tín dụng. Sự tăng trưởng này đạt kỷ lục vào năm 2007 ở mức 51.49% đối với huy động và 53.89% với tín dụng trong cả giai đoạn từ 2000 đến 2013.

Hình 2.7: Tăng trƣởng huy động và tín dụng 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GDP Huy động Tín dụng

Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng

Trong thời gian dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ln cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động để phục vụ mục tiêu tăng trưởng (cho cả ngân hàng và nền kinh tế) nhưng thiếu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lí và bản thân ngân hàng đã để lại những hậu quả nặng nề đối với tình trạng khó khăn về thanh khoản và nợ xấu của tồn hệ thống những năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng trong ba nằm gần đây giảm đáng kể, đặc biệt là tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9.14% thấp nhất kể từ năm 2000 và tăng nhẹ lên 12.51% trong năm 2013. Tốc độ tăng trưởng của tín dụng chỉ bằng một nửa so với huy động, điều này đối lập hoàn toàn so với giai đoạn trước đó khi tín dụng ln tăng trưởng cao hơn so với huy động.

23.5% 23.2%

14.3%

13.9%

12.5% 9.1%

Hình 2.8: Huy động và tín dụng (nghìn tỷ VND) và tăng trƣởng hàng năm

4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 2011 2012 2013 Huy động Tín dụng 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2011 2012 2013 Huy động Tín dụng

Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng

2.2.4 Hoạt động liên ngân hàng

Trong một thời gian dài trước khi Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, thị trường LNH gần như không được tổ chức và sắp xếp. Hệ quả tất yếu của việc bng lỏng quản lý chính là nợ xấu gia tăng và bất ổn lãi suất trên thị trường. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011, nhu cầu thanh khoản khiến lãi suất trên thị trường LNH có lúc đã vọt lên 30% cho kỳ hạn 1 tháng, từ đó lãi suất tín dụng cũng bị đẩy lên cao hơn. Hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền xuất hiện khi doanh nghiệp khơng thể thanh tốn nợ vay đúng hạn, lập tức bất ổn dồn ngược lại, khiến những ngân hàng này khơng thanh tốn được nợ vay thanh khoản LNH đáo hạn, ngân hàng chủ nợ cũng bị đẩy vào tình trạng bị động cân đối nguồn vốn. Nợ xấu cho vay liên ngân hàng từ đó phát sinh và cứ thế gia tăng.

Thơng tư 21 quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền gửi đó phục vụ mục đích thanh tốn. Với quy định mới này, thị trường LNH ít nhiều bị ảnh hưởng khi hoạt động gửi tiền lẫn nhau mang lại nhiều lợi ích cho các bên chính thức bị cấm cửa. Nhiều TCTD dư thừa vốn cũng không thể sử dụng vốn để kinh

doanh, trong khi một số TCTD yếu kém khơng thể bổ sung thanh khoản bằng hình thức nhận tiền gửi trong điều kiện không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn. Các TCTD yếu kém lộ diện và buộc phải tái cơ cấu theo phương án của mình hoặc theo yêu cầu của NHNN khi không thể bước chân vào thị trường LNH.

Hình 2.9: Doanh số giao dịch LNH trƣớc và sau khi có Thơng tƣ 21

200,000 180,000 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 - 24/08/2012 31/08/2012 07/09/2012 05/10/2012 02/11/2012 07/12/2012 04/01/2013

Doanh số VND Doanh số USD

Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng

Sau 4 tháng triển khai Thông tư 21, thị trường LNH đã đi vào ổn định. Ngày 7/1/2013 NHNN ban hành Thông tư 01/2013/TT-NHNN để sửa đổi, bổ sung Thông tư 21, theo đó nới lỏng quy định để cho phép các TCTD được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tốt đa là 3 tháng tại các TCTD. Thơng tư 01 đã giúp nhiều ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN, từ đó giúp khơi thơng dịng vốn cung cấp cho thị trường 1, tạo đà cho phục hồi kinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thống.

2.3 Thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam

Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua hai đợt căng thẳng thanh khoản với quy mơ tồn hệ thống vào đầu năm 2008 và cuối năm 2010. Trong thời gian này mặt bằng lãi suất huy động bình quân đã được các ngân hàng nâng lên 16-17%, đặc biệt một vài ngân hàng vừa và nhỏ lên đến 20% để cải thiện vấn đề thanh khoản và đáp ứng các chỉ tiêu an toàn hoạt động cũng như CSTT của NHNN. Cùng với lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng trong giai đoạn này cũng tăng kỷ lục gần 40% vào cuối năm 2009.

Hình 2.10: Mặt bằng lãi suất VND giai đoạn 2006-2013 (%)

Nguồn: UBGSTCQ, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013

Có thể thấy, hai đợt căng thẳng thanh khoản 2008 và 2010 bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chính sách nới lỏng tín dụng của NHNN để phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong thời gian dài. Từ năm 2003-2007 tốc độ tăng cung tiền hằng năm 25-35% trong khi lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi đã khiến lạm phát liên tục tăng cao và đạt 12% vào cuối 2007.

- Trước sức ép của lạm phát và lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay đầu tư

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w