80% 60% 5 40% 1% 52% 20% 0%
Tiền gửi tại và cho vay TCTD khác Cho vay TCKT và cá nhân
CK kinh doanh và CK đầu tư Tài sản khác
0%
Các khoản nợ khác và vốn CSH Phát hành GTCG
Tiền gửi của khách hàng
Tiền gửi và đi vay của TCTD khác
Nguồn: UBGSTCQG, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013
13% 14% 13% 13% 13%
80% 13% 14% 14% 14% 15%
53.9% 51.5% 37.5% 32.4% 28.6% 23.5% 25.4% 20.0% 14.3% 23.2% 13.9% 13.8% 12.5% 5.4% 9.1% 5.0% 8.5% 6.8% 6.2% 5.3% 5.9% 2.2.3 Tăng trƣởng tín dụng và huy động
Khu vục ngân hàng có sự tăng trưởng ấn tượng cả về huy động và tín dụng từ 2007 với tỷ lệ trung bình hàng năm là 25% đối với huy động và 26.5% đối với tín dụng. Sự tăng trưởng này đạt kỷ lục vào năm 2007 ở mức 51.49% đối với huy động và 53.89% với tín dụng trong cả giai đoạn từ 2000 đến 2013.
Hình 2.7: Tăng trƣởng huy động và tín dụng 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GDP Huy động Tín dụng
Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng
Trong thời gian dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ln cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động để phục vụ mục tiêu tăng trưởng (cho cả ngân hàng và nền kinh tế) nhưng thiếu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lí và bản thân ngân hàng đã để lại những hậu quả nặng nề đối với tình trạng khó khăn về thanh khoản và nợ xấu của tồn hệ thống những năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng trong ba nằm gần đây giảm đáng kể, đặc biệt là tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9.14% thấp nhất kể từ năm 2000 và tăng nhẹ lên 12.51% trong năm 2013. Tốc độ tăng trưởng của tín dụng chỉ bằng một nửa so với huy động, điều này đối lập hồn tồn so với giai đoạn trước đó khi tín dụng luôn tăng trưởng cao hơn so với huy động.
23.5% 23.2%
14.3%
13.9%
12.5% 9.1%
Hình 2.8: Huy động và tín dụng (nghìn tỷ VND) và tăng trƣởng hàng năm
4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 2011 2012 2013 Huy động Tín dụng 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2011 2012 2013 Huy động Tín dụng
Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng
2.2.4 Hoạt động liên ngân hàng
Trong một thời gian dài trước khi Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, thị trường LNH gần như không được tổ chức và sắp xếp. Hệ quả tất yếu của việc bng lỏng quản lý chính là nợ xấu gia tăng và bất ổn lãi suất trên thị trường. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011, nhu cầu thanh khoản khiến lãi suất trên thị trường LNH có lúc đã vọt lên 30% cho kỳ hạn 1 tháng, từ đó lãi suất tín dụng cũng bị đẩy lên cao hơn. Hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền xuất hiện khi doanh nghiệp khơng thể thanh tốn nợ vay đúng hạn, lập tức bất ổn dồn ngược lại, khiến những ngân hàng này khơng thanh tốn được nợ vay thanh khoản LNH đáo hạn, ngân hàng chủ nợ cũng bị đẩy vào tình trạng bị động cân đối nguồn vốn. Nợ xấu cho vay liên ngân hàng từ đó phát sinh và cứ thế gia tăng.
Thông tư 21 quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền gửi đó phục vụ mục đích thanh tốn. Với quy định mới này, thị trường LNH ít nhiều bị ảnh hưởng khi hoạt động gửi tiền lẫn nhau mang lại nhiều lợi ích cho các bên chính thức bị cấm cửa. Nhiều TCTD dư thừa vốn cũng không thể sử dụng vốn để kinh
doanh, trong khi một số TCTD yếu kém không thể bổ sung thanh khoản bằng hình thức nhận tiền gửi trong điều kiện không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn. Các TCTD yếu kém lộ diện và buộc phải tái cơ cấu theo phương án của mình hoặc theo yêu cầu của NHNN khi khơng thể bước chân vào thị trường LNH.
Hình 2.9: Doanh số giao dịch LNH trƣớc và sau khi có Thơng tƣ 21
200,000 180,000 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 - 24/08/2012 31/08/2012 07/09/2012 05/10/2012 02/11/2012 07/12/2012 04/01/2013
Doanh số VND Doanh số USD
Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng
Sau 4 tháng triển khai Thông tư 21, thị trường LNH đã đi vào ổn định. Ngày 7/1/2013 NHNN ban hành Thông tư 01/2013/TT-NHNN để sửa đổi, bổ sung Thơng tư 21, theo đó nới lỏng quy định để cho phép các TCTD được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tốt đa là 3 tháng tại các TCTD. Thông tư 01 đã giúp nhiều ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN, từ đó giúp khơi thơng dịng vốn cung cấp cho thị trường 1, tạo đà cho phục hồi kinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thống.
2.3 Thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua hai đợt căng thẳng thanh khoản với quy mơ tồn hệ thống vào đầu năm 2008 và cuối năm 2010. Trong thời gian này mặt bằng lãi suất huy động bình quân đã được các ngân hàng nâng lên 16-17%, đặc biệt một vài ngân hàng vừa và nhỏ lên đến 20% để cải thiện vấn đề thanh khoản và đáp ứng các chỉ tiêu an toàn hoạt động cũng như CSTT của NHNN. Cùng với lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng trong giai đoạn này cũng tăng kỷ lục gần 40% vào cuối năm 2009.
Hình 2.10: Mặt bằng lãi suất VND giai đoạn 2006-2013 (%)
Nguồn: UBGSTCQ, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013
Có thể thấy, hai đợt căng thẳng thanh khoản 2008 và 2010 bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chính sách nới lỏng tín dụng của NHNN để phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong thời gian dài. Từ năm 2003-2007 tốc độ tăng cung tiền hằng năm 25-35% trong khi lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi đã khiến lạm phát liên tục tăng cao và đạt 12% vào cuối 2007.
- Trước sức ép của lạm phát và lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay đầu tư vào bất động sản và cổ phiếu, NHNN thực hiện CSTT thắt chặt một cách quyết liệt: tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, phát hành tín phiếu bắt buộc khiến một số NHTM không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư.
- Bên cạnh CSTT thắt chặt của NHNN, các NHTM phải đối mặt với áp lực rất lớn nhằm đáp ứng các chỉ tiêu an toàn hoạt động của NHNN như tỉ lệ LDR tối đa
80%, hệ số CAR 9%, nâng hệ số rủi ro cho vay chứng khoán và bất động sản lên 250%...làm cho tình trạng thanh khoản của NHTM càng khó khăn.
- Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong tồn hệ thống.
Hiện nay, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã cải thiện rỏ rệt do nguồn vốn huy động từ các TCKT và dân cư tăng mạnh, các TCTD giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2 và huy động ngoại tệ từ nước ngoài. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, tăng trưởng tín dụng chưa có dấu hiệu hồi phục, các kênh đầu tư khác như chứng khốn, bất động sản, vàng,…cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì tiền gửi vào ngân hàng vẫn là kênh đầu tư tài chính an tồn.
Có thể thấy qua hai đợt căng thẳng thanh khoản 2008 và 2010, hệ quả khơng chỉ đối với hệ thống NHTM nói riêng mà cịn tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và các yếu tố chính trị - xã hội khác. Do đó, NHNN đã có nhiều qui định nhằm kiểm soát, đảm bảo thanh khoản nói riêng và đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống NHTM nói chung. Tuy nhiên, các NHTM vẫn chưa đáp ứng đầy đủ dẫn đến những yếu kém của toàn hệ thống.
2.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn
Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã từng bước phát triển về quy mô và chất lượng, đóng vai trị quan trọng trong việc cung ứng thanh khoản cho nền kinh tế. Vốn điều lệ của các ngân hàng đã đạt 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141.
Bảng 2.4: Phân nhóm ngân hàng theo Vốn điều lệ
Nhóm Vốn điều lệ (tỷ VND) Số lƣợng NH
Nhóm 1 > 20.000 4
Nhóm 2 10.000 – 20.000 4 Nhóm 3 5.000 – 10.000 12
Nhóm 4 < 5.000 18
Mặc dù vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng đều đáp ứng quy định của NHNN nhưng so với các ngân hàng trong khu vực còn rất khiêm. Trong nhóm NHTMNN, CTG dẫn đầu với số vốn trên 37 nghìn tỷ VND, vốn điều lệ bình qn của bốn NHTMNN (khơng tính MHB với quy mơ nhỏ) đạt trên 28 nghìn tỷ VND. Ở nhóm NHTMCP, chỉ có bốn ngân hàng có số vốn trên 10 nghìn tỷ, trong đó STB dẫn dầu nhưng với số vốn cũng chỉ gần một nửa so với VCB (ngân hàng có vốn thấp nhất trong nhóm bốn NHTMNN). Đặc biệt, gần một nửa các ngân hàng có vốn điều lệ rất thấp dưới 5 nghìn tỷ VND.
Cùng với việc đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ, đến nay hệ số an toàn vốn CAR của tất cả các ngân hàng đều vượt mức 9% theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/10/2010. Hệ số CAR của toàn hệ thống đạt 12.83% tại thời điểm 31/12/2013 thấp hơn mức 13.58% của năm 2012, nhưng cao hơn mức quy định tối thiểu 9%.
Hình 2.11: Tỷ lệ an tồn vốn toàn ngành15% 15% 14% 13% 12% 11% 10% 9% 11.0% 11.6% 11.6% 14.4% 13.6% 13.5% 12.8% T12/2010 T6/2011 T12/2011 T6/2012 T12/2012 T6/2013 T12/2013
Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng
Theo thống kê, hệ số CAR của nhóm NHTMNN là thấp nhất, kế đến là NHTMCP. Các NHLD và NHNNg có hệ số CAR rất cao đạt 26.3% cuối năm 2013. Cơ cấu tài sản “Có” hệ số rủi ro biến động nhẹ, tài sản có hệ số rủi ro 100% vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản nhưng có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng tài sản có hệ số rủi ro 0% tăng mạnh cho thấy các TCTD chủ động duy trì danh mục đầu tư vào tài sản có rủi ro thấp, tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh…
3% 3% 3% 36% 38% 40% 19% 18% 22% 21% 20% 25% 17% 21% 13%
Hình 2.12: Cơ cấu Tài sản Có theo hệ số rủi ro
100% 80% 60% 40% 20% 0% 250% 150% 100% 50% 20% 0% 2011 2012 2013
Nguồn: UBGSTCQG, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013
Nhìn chung, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các NHTM được cải thiện trong những năm gần đây, đã đáp ứng theo quy định của NHNN nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, hệ số CAR theo quy định của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại do cách tính cũng như chưa áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế. Do đó, mặc dù hệ số CAR của Việt Nam cao hơn so với chuẩn Basel II là 8% nhưng điều đó khơng có nghĩa là mức độ an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam cao hơn.
2.3.2 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR)
Theo Thông tư 13/2010, tỷ lệ LDR đối với TCTD ngân hàng là 80% và đối với TCTD phi ngân hàng là 85% có hiệu lực từ 1/10/2010. Tuy nhiên, tỷ lệ này khơng cịn áp dụng kể từ khi Thơng tư 22 ra đời và có hiệu lực từ ngày 30/8/2011.
Hình 2.13: Tỷ lệ LDR của các NHTM Việt Nam
140% 120% 100% 80% 95% 120% 131% 103% 89.35% 84.71% 60% 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Khi Thông tư 13 ra đời, để đáp ứng quy định của NHNN các ngân hàng đua nhau thu hút nguồn tiền gửi bằng cách tăng lãi suất để cải thiện tỷ số LDR và hậu quả là tình trạng căng thẳng thanh khoản cuối năm 2010 và kéo dài sang 2011. Nhìn chung, tỷ lệ LDR từ năm 2011 trở về trước rất cao và đã được cải thiện kể từ năm 2012 nhưng vẫn còn cao hơn mức quy định 80%, điều này được minh chứng qua tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm trong khi nguồn vốn huy động tăng trong những năm gần đây.
Bảng 2.5: Tỷ lệ LDR theo nhóm ngân hàng vào 31/12/2013
Loại hình TCTD NHTMNN NHTMCP NHLD, NNg Toàn hệ thống
Tỷ lệ LDR (%) 94.62 75.20 61.98 84.71
Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng
Xét theo loại hình thì nhóm NHTMNN có tỷ lệ LDR cao nhất so với NHTMCP và NHLD, NNNNg. Trong đó LDR của BIDV cao nhất nhóm với tỷ lệ 113.6%, kế đến là CTG 102.3% và VCB 80.6%. Tỷ lệ LDR của CTG và BIDV đều trên 100% kể từ năm 2009 đến nay, còn VCB dao động từ 80%-85%.
Tỷ lệ LDR đã được cải thiện trong những năm gần đây và đang tiến gần về mức quy định khơng phải là tín hiệu tích cực cho thấy những nỗ lực trong quản trị thanh khoản của các NHTM mà là đến từ yếu tố khách quan của nền kinh tế. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng đóng băng tín dụng, nợ xấu tăng cao và chưa được giải quyết, cùng với sự sụt giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro của các kênh đầu tư khác như chứng khốn, bất động sản, vàng thì gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh đầu tư tài chính an tồn, hấp dẫn đã góp phần cải thiện tỷ lệ LDR của toàn hệ thống.
2.3.3 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (SLR)
Tỷ lệ SLR tối đa 30% đối với NHTM được quy định tại Thông tư 15/2009/NHNN-TT ngày 10/08/2009. Tỷ lệ này nhằm hạn chế các NHTM sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn không ổn định để cho vay hay đầu tư dài hạn nhằm đảm bảo khả năng chi trả khi xảy ra nhu cầu rút vốn lớn của khách hàng.
Theo số liệu của UBGSTCQG, dư nợ cho vay trung và dài hạn toàn hệ thống đến 31/12/2013 chiếm tỷ lệ 42% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tương đối ổn định kể từ cuối năm 2011.
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013 (%)
Cơ cấu tín dụng T12/2011 T6/2012 T12/2012 T6/2013 T12/2013
Cho vay ngắn hạn 59 59 58 59 58 Cho vay trung và dài hạn 41 41 42 41 42
Nguồn: UBGSTCQG, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013
Kể từ năm 2011 tới nay, do xu hướng thay đổi ngược chiều của cơ cấu tài sản và nguồn vốn cùng với tác động của yếu tố khách quan nên tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với thời điểm trước đó. Hiện tại, tỷ lệ SLR trung bình của tồn hệ thống là 17.4%, thấp hơn rất nhiều so với mức quy định 30%. Cũng giống như LDR, tỷ lệ SLR giảm không đến từ nỗ lực quản trị thanh khoản của bản thân mổi ngân hàng mà do tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô mang lại.
2.3.4 Chất lƣợng tài sản
Chất lượng tài sản của các NHTM đã được cải thiện qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ