Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 2 buổingày ở các trường tiểu học huyện bàu bàng tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 85 - 120)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến về mức độ cấp thiết của các biện pháp

Nội dung các biện pháp

Mức độ cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Khơng cấp thiết

1. Xây dựng kế hoạch và chƣơng trình dạy học buổi 2 theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

54% 46% 0 0

2. Đổi mới việc phân công giáo viên, sắp xếp đội

ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. 45% 47% 8% 0 3. Tăng cƣờng quản lý hoạt động của giáo viên và

của học sinh trong dạy học 2 buổi/ngày. 53% 42% 5% 0 4. Tổ chức hợp lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

thƣờng xuyên học sinh theo định hƣớng phát triển

Nội dung các biện pháp Mức độ cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

5. Tạo dựng mơi trƣờng thân thiện và chuẩn hóa cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học 2 buổi/ngày.

64% 36% 0 0

6. Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày.

42% 58% 0 0

Qua bảng tổng hợp khảo sát ý kiến về các biện pháp cho thấy 6 biện pháp đều đƣợc đánh giá, nhất trí cao của đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên Phòng GDĐT, cán bộ quản lý và giáo viên:

- Mức độ “Rất cấp thiết”, “Cấp thiết” của 6 biện pháp nêu trên đƣợc đánh giá cao, trên 90% ý kiến tán đồng.

- Có 2 biện pháp đƣợc cho rằng “ít cấp thiết” đó là biện pháp “Đổi mới việc phân công giáo viên, sắp xếp đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học 2

buổi/ngày” 8% và biện pháp “Tổ chức hợp lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thường

xuyên học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực” 9%, nhƣng tỉ lệ nhỏ.

- 3 giải pháp đƣợc cho rằng rất cấp thiết đó là “Xây dựng kế hoạch và chương

trình dạy học buổi 2 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”; “Tạo dựng môi trường thân thiện và chuẩn hóa cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ

hoạt động dạy học 2 buổi/ngày”; “Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường,

gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày” có tỉ lệ phiếu

“Rất cấp thiết” rất cao, trên 50%.

Có thể thấy, dạy học 2 buổi/ngày đã đem lại những hiệu quả quan trọng trong đổi mới giáo dục, tạo cơ hội cho học sinh phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân, đặc biệt là học sinh bán trú có thời gian cả ngày học tập và sinh hoạt tại trƣờng. Cùng với đó là việc tạo dựng mơi trƣờng thân thiện và chuẩn hóa cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là yêu cầu thiết yếu để thực hiện đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Chứng tỏ, đây là các biện pháp quan trọng, trọng tâm của các đơn vị trƣờng tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp

Nội dung các biện pháp

Tính khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi

1. Xây dựng kế hoạch và chƣơng trình dạy học buổi 2 theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

62% 38% 0 0

2. Đổi mới việc phân công giáo viên, sắp xếp đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày.

41% 59% 0 0

3. Tăng cƣờng quản lý hoạt động của giáo viên và

của học sinh trong dạy học 2 buổi/ngày. 53% 47% 0 0 4. Tổ chức hợp lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

thƣờng xuyên học sinh theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực.

73% 27% 0 0

5. Tạo dựng môi trƣờng thân thiện và chuẩn hóa cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học 2 buổi/ngày.

64% 36% 0 0

6. Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày.

44% 56% 0 0

Về mức độ khả thi của các biện pháp đƣợc đánh giá ở mức độ cao, với tỉ lệ 100% đồng ý “Rất khả thi” và “Khả thi”. Trong đó, các biện pháp “Xây dựng kế hoạch

và chương trình dạy học buổi 2 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”; “Tổ chức hợp lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực”; “Tạo dựng môi trường thân thiện và chuẩn hóa cơ sở vật chất, các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học 2 buổi/ngày” đạt tỉ lệ “Rất

khả thi” trên 50%. Riêng biện pháp “Đổi mới việc phân công giáo viên, sắp xếp đội

ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày” đƣợc đánh giá “khả thi” đạt

59%, điều này chứng tỏ, hiện nay Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học ở Huyện Bàu Bàng đang gặp khó khăn vì việc bố trí, sắp xếp giáo viên phụ thuộc vào vấn đề tuyển dụng của các cấp giáo dục.

Nhƣ vậy, tính cấp thiết của các biện pháp cơ bản đƣợc đánh giá cao, tính khả thi của các biện pháp cũng đƣợc khẳng định. Có thể thấy việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày của các trƣờng tiểu học theo định hƣớng các biện pháp đề xuất sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày của Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng, tác giả đề xuất 6 biện pháp tăng cƣờng quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày. Qua khảo sát đã chứng minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Mỗi biện pháp đề xuất đều có giá trị cơ bản, nhất định trong hệ thống các biện pháp quản lí của hiệu trƣởng tuy với mức độ cấp thiết và khả thi khác nhau.

Để áp dụng có hiệu quả các biện pháp vào thực tiễn của mỗi đơn vị trƣờng học ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng hiện nay, ngoài vấn đề phải phù hợp với điều kiện của từng trƣờng, từng địa phƣơng, cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo và có điều chỉnh phù hợp với năng lực, kinh nghiệm quản lí của bản thân hiệu trƣởng, nhằm tạo đƣợc bƣớc chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong thời kỳ hội nhập và phát triển năng lực ngƣời học ở các trƣờng tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở trƣờng Tiểu học tuy khơng cịn mới mẻ, nhƣng đến nay vẫn chƣa có văn bản chính thức nào ban hành chi tiết về việc tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ở trƣờng Tiểu học. Việc ra đời của Thông tƣ 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thơng đã giải quyết đƣợc vấn đề về nội dung học tập 2 buổi/ ngày nhƣng chƣa giải quyết triệt để và đồng bộ về khâu tổ chức thực hiện. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và ví trí, vai trị, tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng ở nƣớc ta hiện nay. Đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện để đem lại hiệu quả giáo dục.

Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về dạy học 2 buổi/ngày cấp Tiểu học ở nƣớc ta hiện nay là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu DH, thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân lao động. Đây là xu thế tất yếu để giáo dục Tiểu học có điều kiện phát triển đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, phù hợp sự phát triển kinh tế. Hơn nữa, đây là điều kiện dạy học rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học. Quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học có vai trị, ý nghĩa rất to lớn, tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng giáo dục Tiểu học.

1.2. Về thực tiễn

Tổ chức quản lý dạy học 2 buổi/ ngày để đón đầu thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 là hết sức cần thiết đối với các trƣờng tiểu học nói chung và các trƣờng Tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Muốn làm tốt cơng tác quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học, Hiệu trƣởng cần biết phát huy ƣu điểm, thế mạnh và khắc phục những khó khăn, bất cập, cần vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lý đã đƣợc đề xuất một cách linh hoạt, sáng tạo, đồng thời cần có sự cải tiến, điều chỉnh nhằm phù hợp thực tiễn dạy học của đơn vị, địa phƣơng. Đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng môi trƣờng và khơng gian học tập. Bên cạnh đó là việc tổ chức tốt các đội, nhóm, câu lạc bộ để sinh hoạt và phát triển toàn diện học sinh ở buổi thứ 2. Vấn đề tổ chức bán trú là khâu then chốt để đảm bảo sức khỏe học tập hằng ngày của các em. Cùng với đó là chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học và bố trí đội ngũ hợp lý sẽ tạo nên bộ bí kíp thành cơng trong việc thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày.

Quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng trong những năm qua đã góp phần tích cực nâng cao chất lƣợng giáo

dục nói chung, chất lƣợng dạy học 2 buổi/ngày ở các trƣờng Tiểu học nói riêng. Nhƣng trƣớc những thách thức và yêu cầu mới của dạy học và giáo dục hiện nay, quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày các trƣờng Tiểu học ở huyện Bàu Bàng vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập cần sớm giải quyết triệt để giáo dục Tiểu học có thể phát triển nhanh, bền vững cùng với sự phát triển của huyện nhà.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Cần xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, dạy học bán trú trong trƣờng Tiểu học; đặc biệt, có cơ chế bổ sung biên chế cấp dƣỡng để tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày hiệu quả.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương

Tham mƣu với UBND tỉnh hỗ trợ và tạo cơ chế việc thực hiện xã hội hóa giáo dục để các địa phƣơng chủ động thực hiện dạy học 2 buổi/ngày một cách đồng bộ. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng các hội thảo, chuyên đề về dạy học 2 buổi/ngày và dạy học có bán trú ở trƣờng Tiểu học, đồng thời, khuyến khích động viên cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý, năng lực dạy học.

2.3. Đối UBND huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Có kế hoạch đãi ngộ, thu hút nhân tài trẻ, bổ sung nguồn lực cho đội ngũ giáo viên Tiểu học; có kế hoạch bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kịp thời.

Xây dựng quy chế, điều chỉnh, điều khiển cơng tác xã hội hóa giáo dục, phục vụ tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đúng hƣớng, phù hợp với tình hình triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng.

2.4. Đối với Phòng GD&ĐT

Tham mƣu với UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác bán trú ở cấp Tiểu học cho đồng bộ giữa các trƣờng 2 buổi, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học 2 buổi / ngày đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thiết thực nhất, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

Tạo điều kiện cho các trƣờng hợp đồng sớm những biên chế còn thiếu để đảm bảo cho việc dạy học đúng thời gian mà chƣơg trình quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Bí thƣ Trung ƣơng (2004), Chỉ thị của Ban bí thư trung ương về Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, số 40-

CT/TW ngày 15/6/2004, Hà Nội.

[2] Bộ GDĐT (2006), Hướng dẫn, điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học, số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006, Hà Nội.

[3] Bộ GDĐT (2020), Điều lệ trường Tiểu học, ban hành kèm theo Thông tƣ số

28/2020/TT-BGĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020, Hà Nội.

[4] Bộ GDĐT (2018), Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo Thông tƣ số số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 07 năm 2018, Hà Nội.

[5] Bộ GDĐT (2018), Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc

gia đối với trường tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tƣ số 17/2018/TT-

BGDĐT ngày ngày 22 tháng 08 năm 2018, Hà Nội.

[6] Bộ GDĐT (2018), Hướng dẫn biên chế về viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, Ban hành kèm theo Thông tƣ Số 16/2017/TT-BGDĐT ngày

15 tháng 7 năm 2017, Hà Nội.

[7] Bộ GD&ĐT (2016), Quy định đánh giá học sinh Tiểu học, ban hành kèm theo

Thông tƣ số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, Hà Nội.

[8] Bộ GD&ĐT (2020), Quy định đánh giá học sinh Tiểu học, ban hành kèm theo

Thông tƣ số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020, Hà Nội. [9] Bộ GD&ĐT (2017), Tài liệu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục

phổ thông giai đoạn 2017-2024.

[10] Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng, ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, Hà Nội.

[11] Bộ GD&ĐT (2019), Hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học

2020 – 2021, Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019.

[12] Bộ GD&ĐT (2017), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng hiện

hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017.

[13] Đặng Quốc Bảo (1995), Một số khái niệm cơ bản về QLGD, Tài liệu giảng dạy, Trƣờng Cán bộ QL, GD&ĐT TW1, Hà Nội.

[14] Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn (2007), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội. [15]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013) Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương

khóa XI, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, Hà

[16] Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006) QL GD, NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

[17] Hội đồng nhân dân huyện Bàu Bàng, Nghị quyết số 84/2016/NQ-HĐND về phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030.

[18] Huyện Ủy Bàu Bàng (2016), “Nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Ban hành kèm theo Chƣơng trình số 15-

CTr/HU ngày 27-5-2016.

[19] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo

dục Hà Nội.

[20] Lê Văn Hồng (1997), Tâm lý học sư phạm, NXB GD, Hà Nội.

[21] Huyện Bàu Bàng (2016), Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kì 2015-2020), số 15-CTHĐ/HU ngày 26 /02/2016, huyện Bàu

Bàng, Bình Dƣơng.

[22] Nguyễn Khắc Hùng, Đào Hồng Nam (chủ biên), Xây dựng văn hóa học đường;

Trường học thân thiện HS tích cực, NXB Đại học sƣ phạm, TP Hồ Chí Minh.

[23] Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), GD học, NXB GD, Hà Nội.

[24] Hà Thế Ngữ (2001), GD học một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

[25] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về QL, NXB Giáo dục, Hà Nội. [26] Phòng GD&ĐT huyện Bàu Bàng (2016), Báo cáo tổng kết năm học 2016 – 2017

và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018, huyện Bàu Bàng, Bình

Dƣơng.

[27] Phịng GD&ĐT huyện Bàu Bàng (2017), Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018

và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019, huyện Bàu Bàng, Bình

Dƣơng.

[28] Phịng GD&ĐT huyện Bàu Bàng (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2018 – 2019

và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020, huyện Bàu Bàng, Bình

Dƣơng.

[29] Phịng GD&ĐT huyện Bàu Bàng (2019), Báo cáo tổng kết năm học 2019 – 2020

và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021, huyện Bàu Bàng, Bình

Dƣơng.

[30] Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học Hà Nội.

[31] Bùi Việt Phú (Chủ biên 2019) – Trần Xuân Bách – Lê Quang Sơn, Công tác quản lý của

[32] Trần Kiểm (2006), Khoa học QLGD - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 2 buổingày ở các trường tiểu học huyện bàu bàng tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 85 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)