8. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở
1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp
Bản chất của quản lý phương pháp và hình thức là đảm bảo cho giáo viên lựa chọn đúng phương pháp và hình thức phù hợp với nội dung GDHN; giáo viên và lực lượng GDHN sử dụng các phương pháp và hình thức GD nhằm phát huy tính cực của học sinh; các phương pháp và hình thức GDHN được lựa chọn sử dụng phù hợp với điều kiện của cộng đồng và thực tế nhà trường như điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị ...
a. Quản lý phương pháp giáo dục hướng nghiệp
Quản lý phương pháp GDHN theo phương pháp hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó địi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTNST phải đa dạng và linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm chính.
Trong quản lý phương pháp GDHN gồm nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp trò chơi, phương pháp làm việc nhóm ... Từ những phương pháp nêu trên, giáo viên là người chịu trách nhiệm nội dung, chương trình hướng nghiệp dựa trên các văn bản, tài liệu theo quy định.
Trong chương trình hoạt động GDHN, quan điểm xây dựng chương trình coi học sinh là chủ thể của hoạt động chọn nghề và tổ chức các hoạt động cho học sinh
được thể hiện. Đó là, hoạt động học tập theo các chủ đề của học sinh, hoạt động thực hành tìm hiểu nghề, hoạt động giáo dục nghề ... có thể được tiến hành tại lớp, tại trường học và thông qua việc tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm với các cơ sở tổ chức kinh doanh, làng nghề, các cơ sở GD&ĐT, GD nghề, giao lưu với các doanh nhân, nghệ nhân ... Như vậy, ở đây GV đóng vai trị là người tổ chức, định hướng, điều khiển các hoạt động của học sinh; cịn học sinh đóng vai trị trung tâm, trên cơ sở định hướng của người thầy, học sinh tự tìm hiểu, lĩnh hội, trang bị và hình thành cho mình các phẩm chất và năng lực để hiểu biết về nghề, nghề địa phương, xu thế hướng nghiệp, thị trường lao động, trên cơ sở đào tạo nghề và lựa chọ nghề nghiệp trong tương lai. Việc xác định, lựa chọn, tổ chức và quản lý tốt các phương pháp tổ chức hoạt động GDHN tại nhà trường phù hợp đặc điểm, năng lực cụ thể của từng trường, đặc điểm riêng của từng địa phương sẽ góp phần tạo hứng thú cho người học, mang lại hiệu quả trong việc tổ chức GDHN tại nhà trường.
b. Quản lý hình thức giáo dục hướng nghiệp
Quản lý các hình thức GDHN tại nhà trương THCS thực hiện quan nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức dạy các môn khoa học cơ bản, tổ chức dạy môn công nghệ và nghề phổ thơng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa ...
* GDHN qua việc tổ chức dạy các môn khoa học cơ bản trong nhà trường: Hướng nghiệp trong q trình dạy các mơn khoa học cơ bản ở trường trung học là việc không đơn giản nhưng rất quan trọng, vì những trí thức về ngành, nghề khác nhau trong xã hội chứa đựng trong nội dung các môn học ấy. Thực tế cho thấy, trong q trình dạy - học các mơn học. Học sinh hiểu những ứng dụng của tri thức khoa học, vì vậy, “tích hợp GDHN trong các mơn học vừa góp phần làm cho HS định hướng nghề nghiệp sau này”. Các kiến thức GDHN đưa vào bài một cách có hệ thống và được sắp xếp một cách hợp lí làm cho kiến thức mơn học thêm phong phú, sát với thực tiễn nghề nghiệp. Từ đó phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của học sinh; tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với hướng nghiệp. Các kiến thức GDHN đưa vào bài phản ảnh được hiện trạng về hướng nghiệp và tình hình phát triển kinh tế ở địa phương nơi trường đóng, giúp cho học sinh thấy vấn đề một cách cụ thể và sâu sắc, không xa lạ đối với các em.
Qua các mơn học, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh những nghề cụ thể có liên quan trực tiếp đến môn học với đầy đủ các thông tin cần thiết về nghề: Tên nghề, đặc điểm hoạt động của nghề (đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động ...), các yêu cầu của nghề.
Cũng thông qua các mơn học, giáo viên cũng có thể phát hiện năng khiếu, tài năng của học sinh trong các giờ học, từ đó có thể tư vấn nghề trên các biện pháp
chuyên môn để cho học sinh thấy phù hợp và có cơ sở khoa học. Nhờ vậy mà giúp cho học sinh chọn được cho mình một nghề u thích, thực sự phù hợp với mình, để cơng hiến tài năng và trí tuệ của mình, để có được tiến bộ nghề nghiệp và trụ vững trong cuộc đời ... Đó cũng chính là một trong những cách tốt nhất nhằm giáo dục lòng yêu lao động và con người lao động các em trong tương lai.
* GDHN qua việc tổ chức dạy môn công nghệ và nghề phổ thông
Môn học công nghệ và nghề phổ thơng hồn tồn đáp ứng những nhiệm vụ của công tác GDHN trong trường THCS cả về mặt nhận thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Hai mơn này có tác động trực tiếp đến hiệu quả các hoạt động GDHN cho học sinh. Với tư cách là môn khoa học ứng dụng, hai bộ phận này trở thành chiếc cầu nối giữa kiến thức khoa học với sản xuất, là điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển năng lực cần thiết để học sinh làm tốt một nghề.
Trong chương trình giáo dục THCS, hoạt động giáo dục nghề phổ thông trong chương trình bắt buộc ở lớp 9, bao gồm 11 nghề và được xuyên suốt trong năm học, với tổng thời lượng 105 tiết.
Môn công nghề giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản của một công nghệ trong sản xuất, từ đó học sinh có được những hiểu biết về các nghề nghiệp có liên quan đến cơng nghệ, nắm được những địi hỏi của cơng nghệ với phẩm chất và năng lực con người, sự phát triển cơng nghệ đó ở Việt Nam và thế giới ... Những công việc này là một phân nội dung quan trọng phục vụ đắc lực vào công tác GDHN cho HS.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp hiện nay, để “nhập cuộc” với tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng cộng nghệ 4.0, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra nhiều kỳ vọng vào nội dung các môn công nghệ. Như vậy, việc dạy các môn công nghệ và dạy nghề phổ thông trong xu thế hiện nay đã thực hiện chức năng GDHN trên cả hai phương diện định hướng nghề và trải nghiệm nghề, đảm bảo đồng bộ, nhất quán với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác trong tổng thể chương trình giáo giục phổ thơng.
* GDHN qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa được tổ chức cho học sinh ngồi giờ học chính khóa và ngoài nhà trường. Để đạt được mục tiêu trong quản lý GDHN nhà trường cần kết hợp thực hiện thơng qua các hoạt động ngoại khóa, qua đó giúp các em hiểu rõ về chính bản thân mình kể cả khả năng và sở thích cũng như nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, hiểu rõ hơn về các ngành nghề để có sự suy nghĩ và quyết định lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp trong tương lai.
Hình thức tiến hành GDHN thông qua các hoạt động ngoại khóa có thể thực hiện một cách đa dạng như: Tổ chức cho học sinh xem phim, xem kịch; tổ chức tham quan các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, xí nghiệp ở trong địa phương; có thể tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi hướng nghiệp giúp các em làm quen dần với hoạt động nghề nghiệp của xã hội; động viên học sinh tham gia hoạt động hướng nghiệp của các đoàn thể, các cơ sở sản xuất, các mơ hình kinh tế tại địa phương; Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, tạo đàm với học sinh để tìm hiểu nguyện vọng khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh; Mời các cựu học sinh thành đạt đến nói chuyện về con đường lập nghiệp ... Thông qua các hoạt động này nhằm tạo điều kiện để các em bộc lộ và thể hiện tài năng, hứng thú của mình trong lĩnh vực nhất định. Từ đó phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của từng học sinh, giúp các em tự điều chỉnh nguyện vọng, chọn nghề cho phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và yêu cầu cầu xã hội.
Việc thường xuyên tổ chức GDHN thơng qua hoạt động ngoại khóa nhằm khơi dạy trong học sinh hứng thú với nghề nghiệp, với lao động, đồng thời giúp học sinh được tận mắt chứng kiến và có cái nhìn tồn diện về ngành nghề mình định lựa chọn.