8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS huyện
3.2.6. Tăng cường cơng tác xã hội hóa, các nguồn hỗ trợ hợp pháp để tổ chức
chức các hoạt động hướng nghiệp
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động mạng tính xã hội cao, tăng cường xã hội hóa hoạt động GDHN nhằm huy động cộng đồng cùng với các trường THCS trên địa bàn huyện cùng tham gia hoạt động GDHN. Trong đó: Tăng cường mối quan hệ giữa các nhà trường với các tổ chức và cá nhân trong xã hội; tăng cường huy động các nguồn lực cho GDHN; tăng cường cộng đồng trách nhiệm trong hoạt động GDHN giữa 3 thành phần xã hội, ngành giáo dục và người học.
Trước thực trạng công tác GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện hiện nay việc huy động tối đa về tài chính, các điều kiện về CSVC, TBDH ... là những yếu tố quan trọng, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động GDHN. Do đặc thù của hoạt động GDHN là liên qua đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan và lực lượng xã hội nên việc tăng cường xã hội hóa hoạt động GDHN là giải pháp tốt nhất nhằm vừa huy động nhiều nguồn lực xã hội vào hoạt động GDHN, vừa giúp những khó khăn trước mắt về tài chính, CSVC, nhân lực để tổ chức GDHN. Đồng thời, có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút người dạy, người học.
b. Nội dung biện pháp
Xã hội hóa giáo dục chính là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, huy động các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự lãnh đạo của nhà nước. Xã hội hóa hoạt động GDHN khơng chỉ đơn thuần là huy động các nguồn lực (nhân lực, CSVC, tài chính ...) mà cịn góp phần nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội về tầm quan trọng và trách nhiệm tham gia vào công tác này. Hiệu trưởng nhà trường cần có nhiều giải pháp tích cực mới có thể huy động thế mạnh của nhiều nguồn lực: ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, quỹ học phí, các chương trình mục tiêu và các nguồn tài trợ ...
c. Tổ chức thực hiện
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục, cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội nhận thức đúng và đầy đủ, thực hiện hiệu quả chủ trương, tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường vừa đóng vai trị là người tham mưu cho cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể về công tác tuyên
truyền, vừa là người trực tiếp tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong nhà trường. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền ủng hộ, nắm được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa cơng việc, giải thích cho nhân dân hiểu rõ và đồng tình thì nơi đó có điều kiện thực hiện tốt, hiệu quả. Sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và hành động sẽ tạo sự được tiếng nói chung và có bước đột phá trong việc triển khai các hoạt động.
- Phòng giáo dục và đào tạo tham mưu UBND huyện, cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong việc đổi mới cơ chế chính sách về GDHN như tăng cường nguồn tài chính, đầu tư CSVC, đào tạo giáo viên chuyên trách, bồi dưỡng đội ngũ, cơ chế thu hút đối với dạy, khuyến khích với người học.
- Thực hiện tốt cơng tác xây dựng kế hoạch xã hội hóa GDHN. Kế hoạch hóa là bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong q trình quản lý của người hiệu trưởng. Kế hoạch xã hội hóa GDHN được xây dựng trên một số yếu tố sau: mục tiêu của việc huy động; xác định đối tượng huy động; kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất; nguyên tắc ưu tiên sử dụng trong quá tình triển khai thực hiện; sự phân công một số thành viên trong việc huy động các nguồn lực ...
- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa hoạt động GDHN. Để giúp mọi tổ chức, đối tượng cùng tham gia cơng tác xã hội hóa GDHN cần phải xác định vị trí, vai trị, nhiệm vụ của các thành viên, tổ chức cá nhân tham gia cơng tác xã hội hóa hoạt động GDHN, đảm bảo chức năng tổ chức trong quản lý.
Thực tế cho thấy, các nhà trường hiện nay chưa chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp với nhà trường với các tổ chức, đơn vị, cơ quan, các tổ chức xã hội, trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, còn hạn chế sự tham gia của phụ huynh trong cơng tác GDHN. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ... nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện về CSVC, TBDH, tài chính phục vụ cho GDHN.
+ Đối với Trung tâm GDNN-GDTX: Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch xây dựng cơ chế phối hợp với các trung tâm trên địa bàn trong việc tổ chức các hoạt động GDHN, dạy và thi nghề phổ thơng. Trong đó, phân cơng phó hiệu trưởng phụ trách cùng với một số giáo viên liên quan làm việc trực tiếp với trung tâm trong công việc thống nhất kế hoạch, kinh phí, tổ chức thực hiện, theo dõi và quản lý việc học tập của học sinh ở các trung tâm này.
+ Đối với các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Phối hợp tổ chức cho học sinh tham quan ở một số trường Đại học, cao đẳng, TCCN, các cơ sở đào
tạo nghề trên địa bàn, đồng thời các hoạt động thăm quan là hoạt động tư vấn, đối thoại trực tiếp giữa đại diện các trường ĐH, CĐ, TCCN, các cơ sở dạy nghề với học sinh và phụ huynh. Thơng qua các hoạt động này, học sinh có thể thêm nhiều thơng tin bổ ích về các cơ sở đào tạo, yêu cầu của các nghề, giúp các em có những cơ sở, định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
+ Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Hiệu trưởng cần chủ động, thống nhất trong việc xác định các nội dung phối hợp cung cấp nguồn tư liệu, quảng bá thông tin giữa nhà trường với doanh nghiệp; hỗ trợ đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, phối hợp trong tổ chức cho học sinh thăm quan tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp.
Từ việc xuất phát nội dung phù hợp cũng như trách nhiệm các bên. Hiệu trưởng nhà trường tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với học sinh, phụ huynh tại nhà trường để quảng bá, giới thiệu nghề nghiệp, cung cấp thông tin về ngành, nghề, yêu cầu của thị trường để học sinh, phụ huynh hiểu rõ hơn. Đồng thời tổ chức cho học sinh tham quan tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Thông qua hoạt động này, học sinh được trực tiếp tiếp cận với công nghệ, dây chuyền sản xuất, học sinh có thể trao đổi trực tiếp những người làm việc trong lĩnh vực dạy nghề để tìm hiểu tính chất cơng việc cụ thể, thậm chí các em có thể tham gia trải nghiệm ... qua đó khơng chỉ giúp các em có được những kiến thức thực tiễn mà cịn khơi gợi sự đam mê, tình u nghề và thái độ tôn trọng đối với mỗi nghề.
- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng các quy định về xã hội hóa GDHN, có cơ chế khuyến khích; tạo thuận lợi nhất để kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân (như các trường dạy nghề, các trường TCCN, CĐ, ĐH, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các mạnh thường quân là phụ huynh, cựu học sinh thành đạt của nhà trường ... ) ủng hộ, hỗ trợ nhà trường về CSVC, TBDH, tài chính ... giúp cho việc tổ chức thực hiện hoạt động các buổi tư vấn, hoạt động ngoại khóa, tham quan của học sinh cũng như việc tổ chức thực hiện hoạt động GDHN nhà trường thuận lợi hơn.
- Việc hiệu trưởng nhà trường huy động các nguồn lực thực hiện các cơng tác xã hội hóa giáo dục nói chung, cơng tác GDHN nói riêng là rất cần thiết, hàng năm hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức hoạt động tri ân các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ... đã hỗ trợ, ủng hộ tích cực nhà trường trong việc thực hiện công tác xã hội hóa GDHN.