Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS huyện

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác hoạt

động giáo dục hướng nghiệp

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm cơng tác GDHN để có thể đáp ứng được yêu cầu theo hướng đổi mới nội dung, chương trình và hình thức dạy học hiện nay. Ở các trường THCS trên địa bàn huyện, đội ngũ này giữ vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động GDHN.

Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về hoạt động GDHN trong nhà trường hiện nay, chúng ta cần có đội ngũ làm cơng tác GDHN có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chun mơn sâu, có năng lực sư phạm về dạy nghề và hướng nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Tăng cường công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách công tác GDHN để đạt được mục tiêu đề ra trong quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

Trong GDHN, đội ngũ làm công tác GDHN trực tiếp biến mục tiêu GDHN thành hiện thực. Họ là nhân tố quyết định chất lượng GDHN. Do đó, để thực hiện mục

tiêu GDHN là đội ngũ làm công tác GDHN phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng hướng nghiệp để có năng lực cần thiết thực hiện nhiệm vụ GDHN.

Có giá trị phẩm chất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng hoạt động GDHN, là điều kiện cần để các trường THCS trên địa bàn thực hiện thành công hoạt động GDHN cho học sinh tại đơn vị trường mình.

b. Nội dung biện pháp

Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo: Nhân cách của đội ngũ làm cơng tác GDHN có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức học tập của học sinh để hình thành cho học sinh ý tưởng, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác GDHN: Bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn hiện đại với sự ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy hoạt động GDHN ở các trường trên địa bàn huyện.

c. Tổ chức thực hiện

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện, hai đối tượng cần được chú trọng là đội ngũ CBQL và giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy hoạt động GDHN ở các nhà trường THCS.

* Đội ngũ lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn.

- Tham gia đầy đủ các khóa học, các chương trình tập huấn, bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT và của Huyện. Trong đó: Nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN, trên cơ sở đó chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức GDHN tại nhà trường phù hợp với yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; Tổ chức quản lý, kiểm tra đánh giá công tác GDHN tại nhà trường một cách khách quan, hiệu quả, góp phần giáo dục tồn diện học sinh, góp phần định hướng, phân luồng học sinh, đáp ứng nhu cầu, yêu cầu lao động của huyện nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Được trang bị về các thông tin triển khai của huyện, nắm vững các nội dung nòng cốt về chủ trương, chính sách của Chính phủ cũng như cấp trên như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ường 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 522/QĐ/TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định đề án “Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh giáo

dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”; Xây dựng mối liên kết với tất cả các trung tâm, các cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Thường xuyên tham dự các buổi nói chuyện của huyện, tỉnh về định hướng phát triển của huyện, tỉnh, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện, nhu cầu lao động thị trường, các báo cáo tình hình phát triển kinh tế của huyện từng quý, từng năm.

- CBQL nhà trường xây dựng kế hoạch mời các nhà khoa học, các nhà quản lý, giáo viên các cơ sở dạy nghề, các doanh nhân tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng về tư vấn nghề nghiệp và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong từng lứa tuổi, đặc biệt là lớp 9 cấp THCS cho đội ngũ quản lý, giáo viên làm kiêm nhiệm hoạt động GDHN hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

* Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường THCS trên địa bàn huyện.

- Tổ chức q trình theo dõi cơng tác của giáo viên trong nhà trường, trên cơ sở nhận xét đánh giá công tâm khách quan từ tổ chuyên môn, của Ban giám hiệu nhà trường để phân cơng giáo viên có khả năng phù hợp với từng nhiệm vụ GDHN, phù hợp với từng chủ đề trong chương trình GDHN ở cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tập trung vào các nhóm đối tượng sau:

+ Đối với các giáo viên làm kiêm nhiệm: Nhiệm vụ GDHN theo các chủ đề của hoạt động GDHN, tổ chức tập huấn theo đúng chủ đề phụ trách với nhiều hình thức như tham gia các khóa tập huấn của Bộ và của Sở, tham gia các khóa học về kỹ năng tại các trường trung cấp, các cơ sở dạy nghề. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của từng giáo viên kiêm nhiệm để kịp thời động viên và giúp đỡ giáo viên trong công tác GDHN để giáo viên có các kỹ năng cụ thể như: Giải pháp tham gia tư vấn nghề không chú ý đến việc đưa ra lời khuyên trong việc lựa chọn trường thi, nghề nghiệp sau này mà chủ yếu hướng đến việc giúp học sinh phát triển được năng lực ra quyết định chọn nghề, chọn trường nào phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu phát triển nghề nghiệp của bản thân cũng như phù hợp với nhu cầu của xã hội và hồn cảnh gia đình. Tham vấn nghề bao gồm các khâu: Thiết lập mối quan hệ và xác định mục tiêu, cách thức thực hiện tham vấn nghề; Trợ giúp học sinh nhận thức vấn đề; Trợ giúp học sinh giải quyết vấn đề; Trợ giúp học sinh ra quyết định. Tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong tươg lai cho học sinh cần giúp học sinh nắm bắt thông tin về các ngành nghề sớm, có định hướng nghề nghiệp cho bản thân sớm để từ đó các em có q trình tìm hiểu khả năng bản thân có đáp ứng

được với ngành nghề đó khơng, các em cần phải phấn đấu và bổ sung thêm những kỹ năng, kiến thức nào để phù hợp với ngành nghề.

+ Đối với giáo viên bộ mơn theo chương trình giáo dục phổ thơng mới: Tổ chức tập huấn về các nội dung lồng ghép, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn để giáo viên vận dụng, lồng ghép vào trong từng bài dạy, chủ đề dạy học để phát huy hiệu quả cao nhất, hình thành năng lực và tư duy người học, giúp học sinh khám phá những năng lực bản thân, định hướng được hướng đi của bản thân.

+ Đối với GVCN lớp: Đây là đối tượng tác động lớn nhất đến học sinh, gia đình học sinh trong việc định hướng, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Do đo, đối với GVCN lớp, nhiệm vụ đầu tiên là nâng cao nhận thức của GVCN về vai trò và ý nghĩa của hoạt động GDHN trong nhà trường. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho GVCN có kỹ năng, nghiệp vụ trong cơng tác hoạt động GDHN cho học sinh; Có khả năng soạn giảng giáo án, xây dựng chương trình hoạt động GDHN; Có khả năng tổ chức và vận dụng hiệu quả các hình thức GDHN đa dạng tại đơn vị lớp, các buổi chuyên đề hiệu quả, tạo được sự hứng thú đa số học sinh. Thường xuyên cung cấp cho GVCN lớp các thơng tin về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, nhu cầu lao động của huyện trong hiện tại và tương lai. CBQL ở các nhà trường thường xuyên trao đổi, động viên giúp đỡ để giáo viên chủ nhiệm ln ln đầu tư, tự học để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu mới về công tác hướng nghiệp hiện nay.

* Các điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng giáo dục tham mưu UBND huyện dự tốn kinh phí dành cho hoạt động GDHN để các trường THCS tổ chức được hoạt động GDHN.

- Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về công tác GDHN cho CBQL.

- Sở GD&ĐT phối hợp với Sở LĐTB&XH cần có các văn bản quy định về trách nhiệm của các trường trung cấp, cở sở dạy nghề về việc phối hợp với các trường THCS thực hiện hoạt động GDHN cho học sinh.

- Chính quyền địa phương cần có sự chỉ đạo các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, đơn vị tuyển dụng phối hợp với các trường THCS thực hiện hoạt động GDHN cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)