8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục của huyện Kon Rẫy tỉnh
tỉnh Kon Tum
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Kon Rẫy có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, là cửa ngõ của tỉnh Kon Tum với các tỉnh duyên hải miền trung qua quốc lộ 24. Quốc lộ 24 nối từ thành phố Kon Tum đi qua huyện Kon Rẫy đến Quảng Ngãi, là mạch giao thông khá quan trọng nối phí Bắc Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng. Huyện còn là nơi đầu nguồn của các hệ thống sống lớn nên có vị trí quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái cũng như phát triển các thủy điện nhỏ và vừa.
Tổng diện tích tự nhiên 91.390,34 ha; tồn huyện có 07 đơn vị hành chính (06 xã và 01 thị trấn) trong đó có 04 xã thuộc khu vực III và 03 xã còn lại thuộc khu vực II; ranh giới, địa giới hành chính của huyện được lấy theo Chỉ thị 364/CT, ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 14/2002/NĐ- CP ngày 31/01/2002 của Chính phủ về chia tách huyện KonPLông, tỉnh Kon Tum thành hai huyện KonPlông và huyện Kon Rẫy, dân số toàn huyện là 28.988 người; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 66% và hộ nghèo 1.924 hộ.
Trong thời gian qua, Huyện Kon Rẫy đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: về kinh tế tiếp tục có bước phát triển; kế cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp; các nguồn lực được chú trọng khai thác và sử dụng phát huy hiệu quả, đới sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiên; công tác thu hút đầu tư có chuyển biến tích cực; các lĩnh vực đột phá được triển khai thực hiện hiệu quả; Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ; Chất lượng giáo dục - đào tạo không ngừng nâng lên. Hoạt động văn hóa thơng tin, thể dục, thể thao ngày càng khởi sắc. Công tác an sinh xã hội được thực hiện kịp thời. An ninh chính trị, trận tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, kinh tế phát triển còn chậm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp; việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển cịn ít; nguồng nhân lực còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Lợi thế của địa phương chưa được khai thác đúng mức. Văn hóa, giáo dục, y tế cịn có nhiều mặt hạn chế. An ninh chính trị vẫn tìm ẩn nhân tố gây mất ổn định [12].
Nhằm nâng cao đời sống nhân dân huyện Kon Rẫy phát triển bền vững. Vừa qua Nghị quyết số 10-NQ/ĐH ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Đảng bộ Huyện Kon Rẫy đã xác định rõ mục tiêu tổng quát: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc của Đảng, của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; cũng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tìm năng, lợi thế của huyện, mở rộng các loại hình dịch vụ, du lịch; tập trung các lĩnh vực trọng tâm đột phá về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến; đầu tư phát triển đô thị và tăng cường cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đời số của nhân dân. Xây dựng huyện Kon Rẫy ổn định chính trị xã hội, phát triển nhanh và bền vững”.
2.2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện Kon Rẫy
Huyện Kon Rẫy là một huyện miềm núi, giáo dục đã đạt nhiều kết quả đáng khả quan, tạo được niềm tin tới nhân dân về chất lược giáo dục của huyện.
* Mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp học, bậc học:
Hiện nay, toàn ngành có 25 đơn vị trường học, trong đó: 08 trường Mầm non, 10 trường Tiểu học và 7 trường THCS. (Ngồi ra cịn có các đơn vị trường: 01 trường phổ thông dân tộc nội trú, 01 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm GDNN- GDTX huyện). Có 09/25 trường của tồn ngành giáo dục huyện đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 36% trong lộ trình quy hoạch. Theo Nghị quyết của Đại hội của Đảng bộ huyện lần thứ XIX đến năm 2025 số trường đạt chuẩn là 25 trường (trong đó giữa vững 09 trường và phấn đạt 16 trường) đạt 100% các trường ở các bậc học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện để đến năm 2025 trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng số học sinh: 9032 ( MN: 2290, TH: 3514, THCS: 2199, THPT: 967, GDTX: 62. Đội
ngũ giáo viên cơ bản là đủ, tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng đáp ứng được yêu cầu phát triển GD&ĐT của toàn ngành trong thời gian tới.
* Cơ sở vật chất trường học
Công tác đầu tư cơ sở vật chất cho nhu cầu phát triển về quy mô, gắn với quy hoạch mạng lưới trường, lớp từ các nguồn vốn ngân sách tập trung; nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn ngân sách địa phương; ngân sách tỉnh và nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung được quan tâm thực hiện.
Đến nay, tồn huyện có 366 phịng học, trong đó: Phịng học kiên cố 147 phòng, chiếm 40,1%; phòng học bán kiên cố 219 phòng, chiếm 59,9%; (so với năm
học 2017 - 2018 tăng 24 phòng học, trong đó kiên cố tăng 15 phòng, bán kiên cố tăng 07 phòng). Trang thiết bị dạy học và đồ dùng, đồ chơi trẻ em, tiếp tục được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục ở địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường do đầu tư xây dựng trước đây nay đã xuống cấp, do một số trường phát triển về quy mô nên đến nay về CSVC của một số trường xuống cấp, tạm bợ, thiếu thôn, học sinh vẫn học trong các phòng học cấp 4 xuống cấp, không đảm bảo về các điều kiện vệ sinh ý tế trường học, một số trường còn thiếu phịng học 2 buổi/ngày.
2.2.3. Tình hình giáo dục cấp THCS huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum
Công tác giáo dục đào đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua và phát triển về mọi mặt như: Quy mô trường lớp, chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh, CSVC ... đã đáp ứng yêu cầu dạy - học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chất lượng giáo dục được cũng cố, tiến bộ về mọi mặt:
* Về quy mô trường lớp:
Chất lượng giáo dục càng nâng lên so với những năm qua và đã tăng 01 trường đạt chuẩn quốc gia so với năm 2018. Huyện đã tập trung nguồn lực xây dựng các trường đạt chuẩn để làm hạt nhân cho sự nghiệp của ngành giáo dục, chất lượng cao, mũi nhọn của ngành. Đó là trường THCS Thị Trấn Đăkrve và Trường THCS Đăk Ruồng. Đây là nơi tạo nguồn lực học sinh tham gia các kỳ thi do cấp trên phát động và đã đạt nhiều thành tích cao của huyện. Đến nay tồn huyện có 7 trường THCS.
* Về đội ngũ GV
Với sự phát triển mạng lưới, quy mô trường lớp, học sinh, ngành giáo dục triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Đội ngũ giáo viên được tăng thêm cũng như chất lượng chun mơn được nâng lên. Tính đến nay, tồn huyện có 183 CBQL, GV, nhân viên ở THCS. Về
cơ cấu, ĐNGV nữ chiếm đa số, tỉ lệ GV trẻ những năm gần đây tăng đáng kể, các trường đều có GV dạy đủ các bộ mơn.
Về trình độ đào tạo, 85,8% đạt trình độ Đại học; 14,2 có trình độ Cao đẳng. ĐNGV được Phòng GD&ĐT bồi dưỡng thường xuyên theo bộ môn cũng như luôn được bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới nhằm từng bước nâng cao chất lượng GD. Tuy nhiên, một số trường có tỉ lệ GV lớn tuổi cao nên việc cập nhật đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng CNTT vào giảng dạy cịn thụ động, ít sáng tạo.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới GD&ĐT, ngành GD&ĐT huyện Kon Rẫy vẫn chưa đáp ứng tốt, cần có những giải pháp quyết liệt và hiệu quả hơn nữa, nhất là phải phát triển ĐNGV, nguồn nhân lực quan trọng, quyết định chất lượng GD và đội ngũ này phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT đang triển khai mạnh mẽ.
Bảng 2.2. Số lượng CBQL, GV, HS THCS năm học 2020-2021 Tên trường THCS Số CBQL GV Số HS QĐ/lớp Số HS Số lớp Định mức GV 1,9 và (2,2) Thị Trấn Đắkrve 2 22 29 317 11 22 Đắk Ruồng 2 21 35 383 11 22 Đắkpne 2 14 31 155 5 12 Đắk tơre 2 36 33 620 19 37 Đắk Kôi 3 15 25 201 8 19 Tân Lập 2 17 30 240 8 16 Đắk tơlung 2 16 26 185 7 16
(Nguồn từ Phòng GD&ĐT Kon Rẫy) * Về chất lượng học sinh
Ngành giáo dục và đào tạo huyện đã chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, chính vì vậy mà hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp đồng bộ. Từ đó chất lượng giáo dục THCS trong những năm qua ngày được ổn định và phù hợp với tình hình phát triển địa phương.
Bảng 2.3. Chất lượng hạnh kiểm và học lực học sinh THCS * Hạnh kiểm Năm học Tổng số HS Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2017- 2018 1894 1315 64,43 433 22,86 145 7,66 1 0,05 2018- 2019 1983 1444 72,82 437 22,04 95 4,79 7 0,35 2019- 2020 2007 1425 71 483 24,07 97 4,83 2 0,10 * Học lực Năm học Tổng số HS Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2017- 2018 1894 104 5,49 557 29,41 1093 57,71 140 7,39 2018- 2019 1893 124 6,25 619 31,22 1123 56,63 117 5,90 2019- 2020 2005 136 6,78 652 32,52 1102 54,96 115 5,74
(Nguồn từ Phòng GD&ĐT Kon Rẫy)
Trong năm học 2019 - 2020 xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 95,07% tăng 7,78% so với năm học 2017 - 2018, xếp loại trung bình là 5,83 % giảm 1,88% so với năm học 2017 - 2018; Về xếp loại học lực khá giỏi đạt 39,3% tăng so với năm học trược là 4,4% và học sinh có học lực trung bình, yếu cũng giảm so với hăm học 2017 - 2018. Điều này cho thấy, ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, chấp hành nội quy nhà trường của học sinh rất tốt. Đây là yếu tố rất thuận lợi đối với đội ngũ giáo viên làm GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy; CBQL và GV cần phát huy ưu thế này để nâng cao ý thức học tập, GDNH, hình thành và hồn thiện các kỹ năng cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.
* Về CSVC, thiết bị phục vụ dạy học
Bảng 2.4. Hiện trang CSVC các trường THCS trên địa bàn huyện
Tên trường THCS Phịng học Phịng thí nghiệm Phịng bộ mơn Thư viên Số phịng máy tính Sân chơi thể thao Hồ bơi Nhà đa chức năng Thị Trấn Đắkrve 24 1 5 1 1 1 Đắk Ruồng 11 1 1 Đắkpne 6 1 Đắktơre 15 1 Đăk Kôi 8 1 1 Tân Lập 8 1 Đắk tơlung 8 1 1 1 1 1 1 Tổng cộng 69 2 6 2 7 1 1
(Nguồn từ Phòng GD&ĐT Kon Rẫy)
Được sự quan tâm đầu tư các nguồn kinh phí của nhà nước cùng với việc huy động các nguồn lực tài trợ từ các tổ chức, cộng đồng xã hội, CSVS, TBDH đã tăng cường; hệ thống phịng học, phịng máy tính, tỉ lệ phịng học kiên cố tăng đáng kể; các nhà trường đã có Internet để phục vụ cơng tác quản lý, công tác dạy học và hầu hết các trường đã được đầu tư thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu. Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu ở đây là phịng thí nghiệm, phịng thư viện chưa đáp ứng yêu cầu bảo quản và sử dụng, đa số các nhà trường chủ yếu là dùng phòng học để làm phịng thí nghiệm và thư viện. Ngồi ra, các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy - học như sân chơi, bãi tập ... còn thiếu, điều này đòi hỏi UBND tỉnh, Huyện phải tập trung đầu tư CSVC và thực hiện tốt hơn nữa cơng tác xã hội hóa giáo dục để tạo điều kiện cho giáo dục ngày càng phát triển.