Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Triển khai nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích điều tra: Đây là phương pháp chủ yếu nhằm thu nhập thông tin về nhu
cầu TVHN của các trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, Lương Thế Vinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Khuyến, Phạm Phú Thứ thông qua tự đánh giá.
Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu theo cơng thức tính mẫu nghiên cứu đơn giản của
Yamane (1967-1986):
n = N\1 + N(e)2 Trong đó:
N: Tổng số học sinh thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam năm học 2020 – 2021 = 6915
e: Sai số ước tính = 0,05
Thay vào cơng thức, ta có: n = 378 (1)
phiếu hỏng là: 5% x 378 = 18,9 (2) Vậy (1) + (2) ta có n = 397
Chúng tôi thực hiện khảo sát trên 561 học sinh.
Khách thể điều tra: Chúng tôi chọn mẫu phân tầng gồm 561 HS trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, Lương Thế Vinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Khuyến, Phạm Phú Thứ bao gồm 3 khối: khối 10, khối 11 và khối 12 như trong Bảng 2.1
Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu
Số lượng Tỷ lệ
Phân bố theo trường
THPT Hoàng Diệu 122 21,7
THPT Lương Thế Vinh 98 17,5
THPT Nguyễn Duy Hiệu 89 15,9
THPT Nguyễn Khuyến 130 23,2 THPT Phạm Phú Thứ 122 21,7 Phân bố theo học lực Yếu 25 4,5 Kém 9 1,6 Trung bình 209 37,3 Khá 231 41,2 Giỏi 87 15,5 Phân bố theo lớp Lớp 10 196 34,9 Lớp 11 190 33,9 Lớp 12 175 31,2
Phân bố theo khu vực
Nông thôn 374 66,7
Thành thị 187 33,3
Phân bố theo giới tính
Nam 259 46,2
Nữ 302 53,8
Tổng 561 100
Nội dung điều tra
- Một số thông tin cá nhân của HS.
- Xu hướng chọn nghề và khó khăn trong q trình lựa chọn nghề nghiệp của HS. - Thời điểm lựa chọn nghề.
- Mức độ quan trọng của các yếu tố khi lựa chọn nghề. - Những khó khăn khi lựa chọn nghề.
- Sự giúp đỡ về lựa chọn nghề nghiệp mà HS đã nhận được. - Mức độ cần thiết của TVHN.
- Nhu cầu tư vấn của HS ở các nội dung và hình thức của hoạt động hướng nghiệp.
- Nhu cầu về cán bộ đảm nhiệm công tác TVHN cho HS. - Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu TVHN của HS.
Cách thức tiến hành: Kế hoạch điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự và
được chuẩn bị chu đáo về các điều kiện, phương tiện, thời gian cho việc điều tra. Quá trình thực hiện gồm 2 bước chính. Trước khi tiến hành mỗi bước, điều tra viên đều thông báo đầy đủ rõ ràng về mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra, hướng dẫn HS cách trả lời và nêu yêu cầu cần thiết.
Bước 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra
Nội dung phiếu hỏi gồm 2 phần (phụ lục 1)
Phần thứ nhất: Tìm hiểu một số thơng tin chung về cá nhân như giới tính, lớp,
học lực, trường, khu vực.
Phần thứ hai: Tìm hiểu nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Nguyễn Duy
Hiệu, Lương Thế Vinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Khuyến, Phạm Phú Thứ tại thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Để thiết kế phần phiếu hỏi nhu cầu TVHN, chúng tôi dựa vào các tài liệu: “Nhu cầu tham vấn của HS phổ thông trung học thành phố Điện Biên” (2005) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa; “TVHN cho HS THPT thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” (2008) của tác giả Lê Thị Thanh Hương; “Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp” (2009) của tác giả Phạm Văn Sơn (chủ biên). Mặt khác, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia TVHN, đây là cơ sở quan trọng để xây dựng phiếu hỏi.
Bước 2: Điều tra chính thức trên 561 HS. Việc phát câu hỏi cho HS, động viên,
khuyến khích HS trả lời và thu câu trả lời đều được thực hiện nghiêm túc.
Trong quá trình hướng dẫn HS trả lời, chúng tơi giải thích cặn kẽ từng câu hỏi. Ngồi ra, chúng tơi ln chú ý đảm bảo sự khéo léo, tế nhị, khiêm tốn, tạo mối quan hệ thân thiết với HS và cảm giác thoải mái ở các em, giúp các em trả lời một cách trung thực.
Cách xử lý và đánh giá
Quy ước cách xử lý và đánh giá câu trả lời của HS THPT qua các câu hỏi khảo sát như sau:
- Đối với phần thông tin cá nhân và các câu hỏi 1, 2, 3, 5, 10, 14 chúng tôi thống kê theo tỉ lệ phần trăm cho từng ý kiến.
- Đối với câu hỏi 4, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 15 chúng tôi thông kê theo giá trị trung bình cho mỗi ý kiến đánh giá. Mỗi nội dung có 5 mức độ để lựa chọn 1 – 2 – 3 – 4 – 5.
Điểm trung bình (X) của mỗi nội dung nằm trong khoảng 1 ≤ X ≤ 5.
Cụ thể ở câu 4, kết quả lựa chọn được tính điểm theo 5 mức tương ứng với các mức độ “khơng quan trọng”, “ít quan trọng”, “quan trọng”, “khá quan trọng”, “rất
quan trọng”. Câu 6, kết quả lựa chọn được tính điểm theo 5 mức tương ứng với các
mức độ “khơng khó khăn”, “ít khó khăn”, “khó khăn”, “khá khó khăn”, “rất khó
khăn”. Câu 7, kết quả lựa chọn được tính điểm theo 5 mức tương ứng với các mức độ:
Mức độ thường xun “khơng bao giờ”, “ít khi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”,
“rất thường xuyên” ; Mức độ hài lịng: “khơng hài lịng”, “ít hài lịng”, “hài lịng”, “khá hài lịng”, “rất hài lịng”. Câu 8, kết quả lựa chọn được tính điểm theo 5 mức tương ứng với các mức độ “không bao giờ”, “ít khi”, “thỉnh thoảng”, “thường
xuyên”, “rất thường xuyên”. Câu 9, kết quả lựa chọn được tính điểm theo 5 mức tương ứng với các mức độ “khơng bao giờ”, “ít khi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”, “rất thường xuyên”. Câu 11, kết quả lựa chọn được tính điểm theo 5 mức
tương ứng với các mức độ “khơng có nhu cầu”, “có nhu cầu ở mức thấp”, “có nhu
cầu ở mức trung bình”, “có nhu cầu ở khá”, “có nhu cầu ở mức cao”. Câu 12, kết quả
lựa chọn được tính điểm theo 5 mức tương ứng với các mức độ “khơng có nhu cầu”,
“có nhu cầu ở mức thấp”, “có nhu cầu ở mức trung bình”, “có nhu cầu ở khá”, “có nhu cầu ở mức cao”. Câu 13, kết quả lựa chọn được tính điểm theo 5 mức tương ứng
với các mức độ “khơng có nhu cầu”, “có nhu cầu ở mức thấp”, “có nhu cầu ở mức
trung bình”, “có nhu cầu ở khá”, “có nhu cầu ở mức cao”. Câu 15, kết quả lựa chọn
được tính điểm theo 5 mức tương ứng với các mức độ “khơng ảnh hưởng”, “ít ảnh
hưởng”, “ảnh hưởng trung bình”, “khá ảnh hưởng”, “rất ảnh hưởng”. Giá trị trung
bình của một ý kiến nào càng lớn thì mức độ chấp nhận của nó càng cao.