Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Triển khai nghiên cứu
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể
Mục đích: Từ việc tìm hiểu tồn diện đời sống tâm lý của một số trường hợp điển
hình để có các kiến giải sâu sắc và chính xác hơn về những khó khăn của HS trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nguyên nhân gây ra khó khăn và nhu cầu tư TVHN, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu TVHN của HS. Kết quả này sẽ bổ sung thêm cho những số liệu thu được từ bảng hỏi, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống biện pháp đáp ứng nhu cầu TVHN của HS.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát. Nội dung thực hiện: Dựa trên kết quả xử lý số liệu thu được từ nghiên cứu thực trạng, chúng tôi lựa chọn 1 HS Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu để xây dựng chân dung tâm lý điển hình.
Nội dung cụ thể là trong trường hợp cụ thể đó phải có khó khăn rõ rệt, tiêu chí lựa chọn HS: có mức độ khó khăn cao, kéo dài; có nhu cầu tư vấn cao.
Cách thức tiến hành: Nội dung phỏng vấn xoay quanh những thông tin về gia
đình, đời sống học đường, các mối quan hệ xã hội, tính cách, sở thích, hứng thú nghề và dự kiến nghề nghiệp tương lai của HS, những khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp mà HS đang gặp phải và nguyên nhân gây ra những khó khăn đó, nhu cầu TVHN của các em. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tơi đưa ra những câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra độ tin cậy của những thông tin cũng như làm rõ những thông tin chưa đầy đủ. Quan trọng hơn, chúng tơi tạo khơng khí cởi mở, thân thiện và tin tưởng của cuộc trò chuyện, giúp cho việc cung cấp các thơng tin chính xác, độc đáo và điển hình. Tồn bộ cuộc phỏng vấn được ghi âm lại dưới sự cho phép của khách thể.
Trên cơ sở kết quả của phỏng vấn sâu chúng tôi xây dựng một trường hợp cụ thể, trong đó chỉ ra mức độ khó khăn và nhu cầu TVHN của HS đó.
Thang đo mức độ nhu cầu
1.81 – 2.60: Nhu cầu ở mức thấp 2.61 – 3.40: Nhu cầu ở mức trung bình 3.41 – 4.20: Nhu cầu ở mức khá
4.21 – 5.00: Nhu cầu ở mức cao.