Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
3.3.3. Nhu cầu tư vấn của học sin hở các hình thức hướng nghiệp
Bên cạnh nội dung tư vấn hướng nghiệp, hình thức tư vấn hướng nghiệp cũng là những vấn đề được các em học sinh THPT thị xã Điện Bàn – Quảng Nam quan tâm. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 3.8. Nhu cầu về hình thức tư vấn hướng nghiệp
STT Các hình thức tư vấn hướng nghiệp Mức độ nhu cầu
ĐTB ĐLC
1 Gián tiếp qua thư, email; đài truyền hình; điện thoại 2,81 1,14 2 Trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm HS có cùng khó
khăn tại phịng tư vấn 3,29 1,14
3 Học tập, tham quan thực tế tại các trường cao đẳng,
đại học, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy 3,73 1,06 4 Tổ chức các buổi hội thảo với HS theo quy mô vừa
phải 3,45 1,02
5 Được học và thực hành một nghề nào đó trong q
trình học phổ thơng 3,72 1,07
6 Lồng ghép giáo dục nghề trong quá trình dạy các
mơn học 3,57 1,11
Trung bình chung 3,42 1,09
Kết quả khảo sát (bảng 3.8) cho thấy, các hình thức tư vấn học sinh mong muốn là: “Học tập, tham quan thực tế tại các trường cao đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề hoặc
nhà máy” (ĐTB = 3,73); “Được học và thực hành một nghề nào đó trong q trình học phổ thơng” (ĐTB = 3,72). Đây là các hình thức TVHN được HS đánh giá ở mức
cao, điều đó cho thấy HS mong muốn có được những thông tin về các ngành nghề khác nhau thơng qua những hoạt động mang tính trực quan/hành động tham quan thực tế tại các trường ĐH, CĐ, cơ sở dạy nghề hoặc nhà máy, hay được học và thực hành một nghề nào đó trong q trình học phổ thơng hoặc mang tính sát thực nhà chun mơn làm việc trực tiếp với HS.
Hình thức “Lồng ghép giáo dục nghề trong q trình dạy các mơn học” (ĐTB = 3,57) cũng được nhiều học sinh mong muốn. Hình thức này có nhiều ưu điểm, dễ tiến hành và gắn với các bài học nên trong thực tế các nhà trường vẫn thường xuyên thực hiện. Số HS có nhu cầu tư vấn theo hình thức “trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm học sinh có cùng khó khăn tại phịng tư vấn” cũng khá cao (ĐTB = 3,29). Kết quả này cho
thấy, khi giải quyết những khó khăn của mình, vẫn có số HS mong muốn được trực tiếp nói chuyện với nhà tư vấn. Đây là cách tối ưu nhất để HS hiểu sâu sắc vấn đề của
mình, từ đó có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại. Mặt khác, đảm bảo được bí mật của HS nên HS dễ dàng chia sẻ những khó khăn của mình. Em N.T.T.T HS trường THPT Nguyễn Duy Hiệu cho rằng: “Em thích hình thức tư vấn trực tiếp với từng cá
nhân vì tạo ra khơng gian riêng tư cho người được tư vấn, những thông tin được giữ bí mật”. Bên cạnh đó, hình thức tư vấn trực tiếp với nhóm có cùng khó khăn tư vấn này
giúp HS gặp gỡ những người có cùng vấn đề khó khăn, từ đó bớt lẻ loi, cơ độc và cảm nhận rằng mọi người quan tâm đến họ. Mặt khác, HS có thể chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận… của mình và lắng nghe những ý kiến khác nhau.
“Gián tiếp qua thư, email; đài truyền hình; điện thoại” (ĐTB = 2,81) có ít HS lựa chọn nhất, có thể do qua điện thoại HS khó diễn tả hết những khó khăn, vướng mắc của mình; nhà tư vấn khó nắm bắt nội dung của vấn đề; sự bàn bạc, trao đổi với nhau để đưa ra phương án giải quyết gặp nhiều khó khăn hơn. Mặt khác, sử dụng điện thoại tốn kém về kinh phí vì tư vấn có hiệu quả thì phải cần nhiều thời gian, đặc biệt là với vấn đề phức tạp. Các hình thức cịn lại cũng nhận được sự quan tâm của các em tuy khơng ở mức cao như các hình thức nêu trên nhưng nó vẫn phản ánh mong muốn được tham gia các nhiều loại hình hướng nghiệp hơn nữa để có những hình dung thực sự rõ nét cho việc chọn nghề.