Chính sách của Đảng và chính quyền thành phố đối với Phật giáo Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Phật giáo đà nẵng giai đoạn 19972017 (Trang 34 - 39)

7. Bố cục luận văn

2.2. Chính sách của Đảng và chính quyền thành phố đối với Phật giáo Đà Nẵng

Ðại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã đánh dấu sự đổi mới quan trọng trong lãnh đạo chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Trong q trình quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học, vấn đề tơn giáo, tín ngƣỡng cũng đƣợc đề cập và đổi mới tƣ duy kể từ đây. Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khố V) trình tại Đại hội khóa VI, do đồng chí Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh trình bày: “Đảng và Nhà nước ta, trước

sau như một, thực hành chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tơn giáo đồn kết xây dựng cuộc sống mới, hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống lại âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc và phản động chia rẽ đồng bào có đạo với đồng bào khơng có đạo, giữa đồng bào theo đạo này với đồng bào theo đạo khác.” [15]. Với chủ trƣơng đó,

tín ngƣỡng, tơn giáo của ngƣời dân đƣợc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, kể cả tự do thay đổi tín ngƣỡng hoặc tơn giáo của mình và tự do bày tỏ tín ngƣỡng hay tơn giáo và gắn liền đồn kết tồn dân, đồn kết các dân tộc, các tơn giáo trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khởi đầu trong đổi mới tƣ duy của Đảng về tơn giáo, tín ngƣỡng, có thể nói, Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị (Khố VI) về “Tăng

cƣờng công tác tôn giáo trong tình hình mới” đƣợc coi là dấu mốc mở đầu cho bƣớc ngoặt phát triển về nhận thức về tôn giáo của Đảng ta. Nghị quyết này có hai luận điểm mang tính đột phá là: “Tín ngƣỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” và “tơn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp với chế độ mới” [12]. Riêng luận đề mới mẻ về văn hố tơn giáo đã khơi dậy trực tiếp những suy nghĩ, hành động tích cực của quần chúng, ngƣời có tơn giáo cũng nhƣ khơng có tơn giáo. Khi các giá trị văn hoá đạo đức của tôn giáo đƣợc đặt trong khuôn khổ của văn hoá dân tộc, một mặt đã thừa nhận sự đa dạng của văn hoá dân tộc, mặt khác tạo thêm một con đƣờng đồn kết dân tộc, tơn giáo.

Kể từ sau Nghị quyết 24, Đảng ta còn nhiều văn kiện khác khẳng định và phát triển tƣ duy đổi mới về tôn giáo, cụ thể: Chỉ thị 37/CT-TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về “Cơng tác tơn giáo trong tình hình mới” - một văn kiện quan trọng lần đầu tiên đƣợc đăng tải trên báo Nhân Dân và một số tờ báo khác. Và lần đầu tiên vấn đề tôn giáo đƣợc đƣa ra bàn bạc, quyết định ở cấp BCH Trung ƣơng, Nghị quyết 25 (12/3/2003) với tên gọi “Về công tác tôn giáo”. Nghị quyết đã xác định phƣơng hƣớng và mục đích cơ bản của hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo: “Hoạt động tôn giáo và công tác tơn giáo phải nhằm tăng cường đồn kết đồng bào

các tơn giáo trong khối đại đồn kết tồn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” [3]. Để thực hiện phƣơng hƣớng trên, Nghị

quyết 25 thể hiện thống nhất 5 quan điểm và chính sách cốt lõi sau:

Một là, tín ngƣỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang

và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đồng bào các tơn giáo là bộ phận của khối đại đồn kết toàn dân tộc;

Hai là, Đảng, Nhà nƣớc thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồn kết đồng bào theo các tơn giáo khác nhau; đồn kết đồng bào theo tơn giáo và đồng bào không theo tôn giáo;

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng; Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị;

Năm là, đối với vấn đề theo đạo và truyền đạo, mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ

chức tôn giáo đƣợc nhà nƣớc thừa nhận, bảo hộ, cho phép hoạt động tôn giáo, đào tạo, xuất bản sách,…

Nghị quyết 25 đi vào cuộc sống tạo đƣợc lòng tin và sự chuyển biến về nhận thức trong nhân dân và trong tồn xã hội, nhận đƣợc sự ủng hộ của đơng đảo chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo. Từ đó đến nay, mối quan hệ giữa Nhà nƣớc – Giáo hội ngày càng tích cực, các tơn giáo đồng hành cùng dân tộc trong một nhiệm vụ thiêng liêng là xây dựng thịnh vƣợng, chính trị ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa truyền thống đƣợc bảo tồn và phát huy, quan hệ quốc tế ngày thêm rộng mở.

Bên cạnh các văn kiện của Đảng, ngày 18 tháng 6 năm 2004 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội của nƣớc CHXHCN Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 21/2004/PL- UBTVQH về tín ngƣỡng, tơn giáo. Sự ra đời của Pháp lệnh đã tạo hành lang pháp lý để ghi nhận, bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của cơng dân cũng nhƣ chính sách của Nhà nƣớc đối với tôn giáo, quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động tín ngƣỡng, tơn giáo. Nội dung của Pháp lệnh đã quán triệt, thể chế hóa quan điểm, chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc ghi nhận qua các kỳ Đại hội. Pháp lệnh cũng thể hiện chính sách dân chủ, tơn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của công dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động tín ngƣỡng, tơn giáo; tơn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo giải quyết theo Hiến chƣơng, Điều lệ đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.

Trên cơ sở đó, Hiến pháp 2013 tiếp tục sửa đổi quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi ngƣời”, ghi nhận quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời, đƣợc Nhà nƣớc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Đến năm 2016, Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo đƣợc Quốc hội ban hành. Luật qui định về quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo; hoạt động tín ngƣỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngƣỡng, hoạt động tơn giáo. Trên cơ sở đó, ngày 30/12/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngƣỡng, tơn giáo. Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo 2016 và Nghị

định số 162/2017/NĐ-CP đã tạo khn khổ pháp lí vững chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo.

Riêng đối với Phật giáo, trong các Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc, lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc luôn thể hiện quan điểm nhất quán, đánh giá cao vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần tín ngƣỡng của nhân dân theo đạo Phật, cơng nhận những đóng góp xứng đáng cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chẳng hạn trong phát biểu tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần VII (2012), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nƣớc) đã nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nƣớc luôn tin tƣởng và mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, với trí tuệ Phật giáo và tinh thần đồn kết lục hịa của tăng ni, phật tử, với đƣờng hƣớng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc..” và khẳng định vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa phật tử kiều bào, các Hội Phật tử Việt Nam ở nƣớc ngoài hƣớng về, chung tay góp phần xây dựng và phát triển đất nƣớc Việt Nam giàu mạnh…” [35]. Trong Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022, Phó Thủ tƣớng Vƣơng Đình Huệ (nay là Chủ tịch Quốc hội) khẳng định, Đại hội là minh chứng sống động, biểu hiện cao nhất của tinh thần hịa quyện, gắn bó giữa đạo với đời, giữa Giáo hội với đất nƣớc. Phó Thủ tƣớng đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ƣơng và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, để tăng ni và đồng bào Phật tử ở trong và ngoài nƣớc cùng mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ về quan điểm tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo và đồn kết tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Đồng thời, hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để các tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng hoạt động theo đúng pháp luật, tạo một mơi trƣờng sinh hoạt tín ngƣỡng, tơn giáo ổn định, lành mạnh [19]. Có thể thấy, trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam ln thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngƣỡng, tơn giáo của mọi ngƣời; đánh giá cao vai trò của Phật giáo trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc và luôn nêu quan điểm gắn đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo khác.

Trên cơ sở các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với các tôn giáo, Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã thực hiện một cách đồng bộ, có tính thống nhất cao. Thông qua các Quyết định số 83/1999/QĐ-UB ngày 8/7/1999 và

Quyết định số 52/2008/QĐ-UBND ngày 2 tháng 12 năm 2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về quản lý Nhà nƣớc đối với một số hoạt động tôn giáo tại thành phố Đà Nẵng. Đây là hai văn bản quy phạm pháp luật thể hiện công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng một cách rõ nét nhất kể từ khi thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ƣơng đƣợc nhân dân và các Giáo hội tôn giáo trên địa bàn thành phố đồng tình, ủng hộ.

Theo đó, trong Điều 5 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 83/1999/QĐ-UB của UBND thành phố Đà Nẵng có đề cập đến cơ sở thờ tự của tôn giáo, cụ thể là chùa, chiền, nơi thờ tự của Phật giáo và những cơng trình phụ cận nhƣ tƣợng, đài, bia, tháp đƣợc xây dựng trong khuôn viên là nơi dành cho sinh hoạt tôn giáo, đƣợc pháp luật bảo hộ, phải làm thủ tục đăng ký theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc thông qua Ban Tôn giáo thành phố. Thêm vào đó, thành phố khơng chấp nhận việc sử dụng nhà riêng của tín đồ hoặc của chức sắc tôn giáo để tiến hành các hoạt động tôn giáo tập hợp nhiều ngƣời tham gia. Cũng trong Quy định có nêu về việc sử dụng đất hiện có của các cơ sở tôn giáo (bao gồm Phật giáo) nếu phù hợp với quy hoạch, khơng có tranh chấp, đƣợc UBND xã, phƣờng xác nhận và có nhu cầu sử dụng đất thì đƣợc UBND thành phố xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [50]. Việc sửa chữa nơi thờ tự nhƣ cơi nới, mở rộng diện tích, nâng thêm chiều cao đƣợc thành phố cho phép và xem xét giải quyết trên cơ sở phải bảo đảm đầy đủ thủ tục theo quy định của Nhà nƣớc. Đối với việc dựng, đặt các biểu tƣợng thờ kính nhƣ tƣợng, tháp, bia ở nơi lộ thiên hoặc nơi công cộng chỉ đƣợc tiến hành sau khi đƣợc UBND thành phố chấp thuận.

Trong sinh hoạt tơn giáo của tín đồ, thành phố quy định tín đồ Phật giáo đƣợc tự do bày tỏ đức tin, đƣợc tự mình hoặc nhờ ngƣời khác thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình; đƣợc tham gia cầu nguyện, phục vụ lễ nghi tôn giáo, ứng cử bầu cử vào các ban chức, các hình thức sinh hoạt khác và học tập giáo lý tơn giáo mà mình tin theo tại cơ sở tơn giáo [52]. Cịn đối với hoạt động tơn giáo của các nhà tu hành, trong điều 6 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 52/2008/QĐ-UBND ngày 2 tháng 12 năm 2008 có nêu rõ: “Nhà tu hành là tín đồ tự

nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống tôn giáo theo giáo lý, giáo luật, lễ nghi của tơn giáo mình tin theo tại nơi tu hành, phù hợp với pháp luật, truyền thống, bản sắc văn hố dân tộc và đạo đức xã hội để góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.” [52]. Trong buổi gặp mặt đoàn Đại biểu Phật giáo Đà Nẵng tham dự Đại hội

toàn quốc lần thứ VIII (2017), Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đánh giá cao vai trò của Phật giáo của thành phố “sẽ mang theo thông điệp về sự đồn kết một lịng của ngƣời dân thành phố đến với đại hội, thể hiện cộng đồng Phật giáo luôn gắn kết với Đảng, chính quyền, đồng thuận cao với các tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển.” [44]. Có thể thấy, trong các quy định, văn bản, quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố qua các thời kì đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trên địa bàn thành phố để phát triển, tự do hoạt động.

Liên quan đến chính sách, quan điểm của Đảng bộ thành phố về công tác tôn giáo, tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kì 2010-2015 và nhiệm kì 2015-2020 có đề cập về việc thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ƣơng về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc; về cơng tác dân tộc, tơn giáo và đa dạng hố các hình thức tập hợp nhân dân, nhất là nhân sỹ, trí thức, tín đồ và chức sắc các tôn giáo, đồng bào các dân tộc, tôn trọng tự do tôn giáo; động viên đồng bào có đạo tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nƣớc tại địa phƣơng, các cuộc vận động do Mặt trận và các đoàn thể phát động; vận động các tín đồ thực hiện tốt các đƣờng hƣớng hành đạo tiến bộ, gắn bó giữa đạo và đời, phát huy những nét đẹp truyền thống, yếu tố tích cực, điểm tƣơng đồng trong các tơn giáo, tham gia mạnh mẽ các hoạt động từ thiện, nhân đạo..

Nhƣ vậy, chính sách tự do tơn giáo, tín ngƣỡng của Đảng, Nhà nƣớc đã đƣợc thực hiện nhất quán và thống nhất từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng, chính quyền Đà Nẵng cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng phát triển.

Một phần của tài liệu Phật giáo đà nẵng giai đoạn 19972017 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)