7. Bố cục luận văn
3.1. Đặc điểm của Phật giáo Đà Nẵng 1997-2017
* Phật giáo Đà Nẵng chủ yếu là tông phái Bắc Tông
Dựa vào các cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố, số lƣợng tăng ni tại các chùa và giáo lý Phật giáo mà các tăng ni, Phật tử theo học, dễ dàng nhận thấy Phật giáo Đà Nẵng chủ yếu theo tông phái Bắc Tông. Trong số 117 cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố (2012-2017), có đến 110 ngơi chùa Bắc Tơng, chiếm 94% trên tổng số. Điều này không quá khác lạ so với mặt bằng chung Phật giáo tồn tại ở các tỉnh, thành trên dải đất Việt Nam. Sự ảnh hƣởng của luồng Phật giáo đến từ phƣơng Bắc cùng lịch sử đô hộ hàng ngàn năm của Trung Quốc đã khiến Phật giáo ở Việt Nam chủ yếu mang hình dáng của Phật giáo Đại thừa, đây là cách gọi khác của tông phái Bắc Tơng.
Chính vì chiếm ƣu thế lớn trong các tơng phái Phật giáo ở Đà Nẵng, Phật giáo Bắc tơng đã có sức ảnh hƣởng và mức độ phổ biến rất lớn trong tiềm thức, tâm linh của ngƣời dân nơi đây. Theo Phật giáo Đại thừa, xuất gia, cƣ sĩ tại gia cũng có thể đạt đến Niết bàn với sự tế độ của chƣ Phật và chƣ Bồ tát. Niết bàn khơng chỉ là giải thốt khỏi Luân hồi Hành giả còn giác ngộ về Chân tâm và an trú trong đó. Phật giáo Đại thừa xem trọng sự nhập thế, sự liên hệ mật thiết với đời sống thế tục, có nhƣ thế mới thực hiện đƣợc tính chất phổ độ chúng sinh, giúp chúng sinh vƣợt qua bể khổ. Chính vì đặc điểm này của Phật giáo Bắc tông đã tạo nên nét đặc trƣng riêng trong giới thức tâm linh của ngƣời dân Đà thành đi từ niềm tin tôn giáo đến hoạt động nhập thế, thực tiễn giúp ích cho đời thơng qua các hoạt động từ thiện, cứu trợ, giúp đỡ ngƣời nghèo hằng năm.
Tuy chiếm ƣu thế lớn trong hệ thống tông phái Phật giáo ở Đà Nẵng, nhƣng nơi đây vẫn có sự dung hịa giữa Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Các hệ phái chung sống hịa bình, khơng đối lập, cạnh tranh nhau mà cùng nhau tồn tại trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng.
* Có sự thay đổi nhanh chóng về diện mạo và quy mô của cơ sở thờ tự
Theo báo cáo và phân tích số liệu ở Bảng 2.2, có thể thấy số lƣợng chùa chiền, các cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đà Nẵng ít phát triển. Trải qua 30 năm, số lƣợng chùa
chiền chỉ tăng lên 05 ngôi chùa, con số này phản ánh sự khiêm tốn trong việc phát triển số lƣợng cơ sở thờ tự Phật giáo trên địa bàn thành phố. Thêm vào đó, mật độ chùa chủ yếu vẫn tập trung ở trung tâm thành phố, tập trung nhiều nhất ở quận Hải Châu, Thanh Khê. Tuy không phát triển về số lƣợng nhƣng các cơ sở thờ tự của Phật giáo Đà Nẵng có sự thay đổi lớn về diện mạo và quy mô qua các năm. Đó cũng là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội. Làm ăn phát đạt, đạo hữu, tín đồ đóng góp cơng đức vào đền chùa ngày càng nhiều. Nếu trƣớc kia, cuộc sống thành phố cịn khó khăn, các ngơi chùa dƣờng nhƣ không đủ điều kiện để nâng cấp, những ngơi chùa xuống cấp, cảnh đình chùa dột nát là hình ảnh thƣờng thấy tại đây. Thì đến nay với sự quan tâm và đóng góp tùy hỉ của các đạo hữu, các cơ sở chùa chiền đƣợc nâng cấp và xây dựng khang trang hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời dân Đà thành. Không những xây dựng kiên cố, vững chắc cho các lầu đài chính của chùa mà xung quanh khuôn viên cũng đƣợc tôn tạo tạo khung cảnh nên thơ trữ tình. Đây là một trong những đặc điểm của các cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đà Nẵng kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đà Nẵng thành lập và quản lí các chùa chiền. Các cơ sở khơng cịn hoạt động riêng lẻ mà nhất quán dƣới sự quản lí của Giáo hội, từ đó có điều kiện để phát triển về quy mơ, diện tích và thay đổi diện mạo trở nên mới mẻ, khang trang, hiện đại, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, gần gũi với ngƣời dân và các đạo hữu gần xa trong và ngoài nƣớc.
* Đội ngũ tăng ni phát triển nhanh về số lượng và có trình độ, phẩm hạnh cao
Qua 30 năm phát triển, Phật giáo Đà Nẵng tuy khơng có sự phát triển nhiều về số lƣợng của các cơ sở thờ tự nhƣng trong các chùa, chiền, đội ngũ tăng ni tăng lên nhanh chóng về số lƣợng. Khơng những thế, với guồng quay phát triển của thời đại, Tăng, Ni còn đƣợc chú trọng nâng cao về chất, về mặt tri thức. Các Tăng, Ni ý thức đƣợc việc trau dồi trí tuệ, thơng thạo kinh pháp, dẫn lối cho đời. Lấy “duy tuệ thị nghiệp” (lấy việc đạt đến tuệ giác làm sự nghiệp đích thực của mình) làm phƣơng châm tu học và hành đạo, Thành hội Đà Nẵng rất coi trọng sự nghiệp giáo dục, đào tạo cho Tăng, Ni. Điều đó đã đƣợc khẳng định bằng những bƣớc tiến trong công tác giáo dục đào tạo của GHPGVN tại thành phố Đà Nẵng trong những năm qua, đào tạo đƣợc một thế hệ tăng ni có trình độ Phật học và thế học, đáp ứng nhu cầu công tác phật sự của Giáo hội Thành hội và nhu cầu đòi hỏi hội nhập và giao lƣu quốc tế.
thiện nguyện cho Tăng Ni sinh. Giúp cho Tăng Ni sinh có điều kiện tiếp xúc với mơi trƣờng bên ngoài, rèn luyện phẩm hạnh và mang ý tƣởng Bồ Tát, tinh thần phổ độ chúng sinh áp dụng vào thực tiễn cuộc sống tu hành nhằm tạo thiện duyên cho xã hội. Rèn luyện ý chí, tinh thần vì lợi ích cho mọi ngƣời và cho xã hội, tính tự giác, tự kiềm chế, tính nhẫn nhịn và tinh thần từ bi, hỉ xả, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng, xây dựng ý thức cộng đồng cho Tăng Ni sinh. Với phƣơng châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” tinh thần "hộ quốc an dân" và những giá trị nhân văn, “tốt đời, đẹp đạo” Tăng Ni của cả thành phố đã có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.
* Phật giáo Đà Nẵng phát huy truyền thống “Phật tại tâm”, ngày càng có khuynh hướng nhập thế
Phật giáo Đà Nẵng ngày càng có khuynh hƣớng nhập thế tham gia tích cực các hoạt động của đời sống xã hội, coi niết bàn không chỉ là thế giới bên kia mà niết bàn hiện hữu ngay trong thế giới hiện thực nếu trong mỗi ngƣời ai ai cũng khởi tâm Phật. Phát huy truyền thống yêu nƣớc, yêu dân tộc của Phật giáo Việt Nam, 30 năm qua, GHPGVN thành phố Đà Nẵng luôn đồng hành cùng ngƣời dân, thể hiện rõ vai trị, vị trí của Phật giáo và dân tộc, thực hiện những việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời, khẳng định mối quan hệ gắn bó khơng thể tách rời giữa nhân dân và đạo pháp.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng, cơng nghệ số phát triển đang từng bƣớc xóa nhịa ranh giới văn hóa giữa các cộng đồng, quốc gia và vùng lãnh thổ. Nối tiếp truyền thống hộ quốc an dân, Phật giáo Đà Nẵng góp phần giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hội đang phải đối mặt nhƣ sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa của một bộ phận không nhỏ các thành phần xã hội, sự lạm dụng thái quá vật chất để thõa mãn nhu cầu cá nhân, sự lãng phí, vơ cảm trƣớc nỗi đau đồng loại… Bằng triết lý nhập thế tích cực, Phật giáo Đà Nẵng chú trọng xây dựng con ngƣời thông qua những nguyên tắc đạo đức căn bản nhƣ từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, không sát sinh, khơng trộm cắp, khơng tà dâm, khơng nói dối…, góp phần vào công cuộc phát triển đất nƣớc bền vững.
* Phật giáo Đà Nẵng kết hợp với mơ hình phát triển du lịch
Đà Nẵng đƣợc biết đến là thành phố biển, thành phố của du lịch, nơi đây thu hút hàng triệu lƣợt khách từ các tỉnh thành trên cả nƣớc và quốc tế ghé đến mỗi
năm. Du lịch đƣợc xem là mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Trong đó, du lịch tâm linh là một trong những loại hình du lịch văn hóa thu hút đơng đảo các tín đồ, đạo hữu từ phƣơng xa. Loại hình du lịch này chủ yếu khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong q trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức con ngƣời về thế giới, những giá trị về đức tin trong tín ngƣỡng, tơn giáo; từ đó mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con ngƣời trong khi đi du lịch. Nắm bắt đƣợc điều này, chính quyền đã đƣa ra những những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo vào phục vụ phát triển du lịch của thành phố. Trong các năm qua, thành phố đã tôn tạo, quy hoạch phát triển các khu điểm du lịch trên sơ sở khai thác các giá trị nổi bật về di sản văn hóa Phật giáo và cảnh quan nhƣ chùa Linh Ứng Sơn Trà, chùa Linh ứng Bà Nà, chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn,.. Đơn cử, chùa Linh Ứng Bãi Bụt đã trở thành địa điểm thu hút du khách trong ngoài nƣớc đến thăm viếng và đã đƣợc công nhận là điểm du lịch địa phƣơng trên địa bàn TP. Đà Nẵng tại Quyết định số 3023/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, nhiều cơng ty lữ hành cũng đã có thiết kế các chƣơng trình du lịch chuyên đề văn hóa tâm linh gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo; đồng thời, lồng ghép các hoạt động tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm cho du khách đến với không gian văn hóa, nghệ thuật các ngơi chùa, đình, miếu, mạo, lăng, tẩm, lễ hội Phật giáo trong tuyến du lịch. Khơng khó để bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của các du khách tham quan trong các tour du lịch có mặt ở chùa Linh Ứng Sơn Trà. Tổ chức các hoạt động dịch vụ tạo thuận lợi, tiện nghi cho du khách tại các khu, điểm du lịch trong không gian văn hóa Phật giáo để trở thành các sản phẩm đặc trƣng phục vụ khách du lịch có mục đích văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo. Chuỗi cung ứng các dịch vụ từ việc thông tin, đi lại, nghỉ ngơi cho tới dịch vụ hƣớng dẫn và phục vụ tham quan, tham gia, tìm hiểu, chiêm bái, chiêm ngƣỡng những giá trị văn hóa, tâm linh gắn với các di sản văn hóa Phật giáo. Có thể khẳng định, Phật giáo đóng vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, hòa cùng nhịp sống của thành phố mang đến giá trị tâm linh, giá trị tinh thần cùng những giá trị vật chất dành cho sự phát triển du lịch thành phố. Đây là đặc điểm nổi bật nhất tạo nên nét đặc trƣng của Phật giáo Đà Nẵng.