Cơ sở và hoạt động thờ tự

Một phần của tài liệu Phật giáo đà nẵng giai đoạn 19972017 (Trang 48 - 56)

7. Bố cục luận văn

2.3. Tình hình Phật giáo Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017

2.3.2. Cơ sở và hoạt động thờ tự

* Cơ sở thờ tự

Sự ra đời và phát triển của Phật giáo gắn liền với sự xuất hiện của các cơ sở thờ tự, nơi đƣợc xem là trung tâm tu tập, truyền bá giáo lý, sinh hoạt tôn giáo. Trong hàng ngàn năm dung nhập và tồn tại trên mảnh đất Đà Nẵng, các cơ sở thờ tự Phật giáo ngày càng phát triển theo năm tháng với sự ra đời của các chùa, tịnh thất, tịnh xá, Niệm Phật đƣờng do chƣ Tăng Ni, Khuôn hội tập thể xây dựng hay do các Ngài khai sơn dựng nên các chùa Tổ đình hay thậm chí các chùa làng từ nhiều đời truyền lại. Trong giai đoạn 1997-2017, các cơ sở thờ tự Phật giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phát triển chậm về số lƣợng. Nhƣ trong Bảng 2.2, theo các Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự trong từng giai đoạn của Ban Trị sự Thành hội Thành phố Đà Nẵng, năm 1997-2002, có 112 cơ sở thờ tự với các chùa, tịnh thất, tịnh xá, Niệm Phật đƣờng và Phật đài nhƣng đến năm 2012-2017 chỉ có thêm 5 cơ sở thời tự mới, nâng tổng số cơ sở thờ tự lên 117 cơ sở. Cần chú ý rằng, các số liệu cơ sở thờ tự này là những nơi mà Giáo hội quản lí cịn các chùa làng, các tịnh thất khác Thành hội khơng quản lí thì khơng thể kiểm đếm hết số lƣợng.

Bảng 2.2. Số lƣợng chùa, tịnh thất, tịnh xá, Niệm Phật đƣờng trên địa bàn TP. Đà Nẵng từ năm 1997-2017

1997-2002 2002-2007 2007-2012 2012-2017

Chùa Bắc Tông 99 101 108 110

Chùa Nam Tông 1 1 1 1

Tịnh xá Khất sĩ 2 2 2 3

Tịnh thất 7 4 6 2

Niệm Phật đƣờng 2 2 - 1

Phật đài 1 1 - -

Tổng 112 111 117 117

(Ghi chú: “-”: Không được nhắc đến trong Báo cáo Tổng kết)

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phật sự qua 04 nhiệm kì

Dựa vào Bảng 2.2, có thể thấy, các ngôi chùa Bắc Tông ở Đà Nẵng với số lƣợng đông đảo và phát triển nhanh qua từng giai đoạn, chiếm hơn 90% các cơ sở thờ tự Phật giáo trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Ở nƣớc ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng, Phật giáo Đại Thừa (Bắc Tơng) chiếm số lƣợng tín đồ và cơ sở thờ tự lớn. Thực ra, ban đầu Phật giáo truyền vào nƣớc ta chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ, tuy nhiên từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X, các nhà truyền giáo của Ấn Độ bắt đầu giảm dần thay vào đó các nhà truyền giáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo là các phái thiền của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình du nhập, tiếp biến và chịu sự đô hộ hàng ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo ở Việt Nam đã ảnh hƣởng luồng văn hóa Phật giáo từ phía Bắc (Bắc tơng) đi cùng là sự hiện diện của nền văn minh Trung Hoa. Chính vì vậy, Phật giáo Bắc tông chiếm số lƣợng đông đảo và ảnh hƣởng sâu rộng đến ngƣời dân Việt Nam. Đến năm 2014, Ban Trị sự GHPGVN TP. Đà Nẵng đã làm thủ tục công nhận thêm 02 chùa Bắc Tông là chùa Từ Tâm (quận Ngũ Hành Sơn) và chùa Bảo Tịnh (huyện Hòa Vang) [10, tr.2], nâng lên 110 ngôi chùa Bắc tông ở Đà Nẵng.

Trái ngƣợc với số lƣợng chùa Bắc tơng, trên địa bàn TP. Đà Nẵng chỉ có 01 ngơi chùa Nam tông là chùa Tam Bảo tọa lạc trên đƣờng Phan Châu Trinh, quận Hải Châu. Sự phân chia này không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi, địa vị mà do khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật. Đơn cử việc thờ tự, Phật giáo Nam Tơng thì chỉ thờ duy nhất một tƣợng Phật Thích Ca và các vị A La Hán có mẫu tƣợng giống ngƣời Ấn Độ. Song Phật giáo Bắc Tơng, ngồi việc thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cịn thờ nhiều tƣợng Phật và Bồ tát khác nữa.

Trƣớc năm 2012, Giáo hội chỉ quản lí 02 Tịnh xá Khất sĩ gồm Tịnh xá Ngọc Cơ (tọa lạc trên đƣờng Hoàng Diệu) và Tịnh xá Ngọc Giáng (tọa lạc ở đƣờng Lê Duẩn) nhƣng đến năm 2014 Ban Trị sự GHPGVN TP. Đà Nẵng đã làm hồ sơ công nhận thêm Tịnh Xá Ngọc Viên (huyện Hòa Vang), nâng lên 03 tịnh xá khất sĩ trên địa bàn thành phố. Tịnh xá theo tiếng phạn là Vihara, có nghĩa là nơi thanh tịnh. Hầu hết những nơi thờ tự của Hệ phái Khất sĩ đều mang tên Tịnh xá. Nơi đây vắng vẻ, thanh tĩnh, yên lặng, trú xứ dành cho chƣ Tăng tu hành, tham thiền, nhập định. Khác với chùa có chức năng thực hiện hành lễ thì tịnh xá chú trọng vào việc tĩnh lặng để nghỉ ngơi, tu tâm. Danh hiệu các ngôi tịnh xá thƣờng có hai chữ. Chữ Ngọc đứng đầu là để ẩn dụ rằng các ngôi đạo tràng tịnh xá là nơi

hoằng hóa đạo đức, lợi lạc, quần sanh, có giá trị nhƣ là những viên ngọc quý trong thế gian. Còn chữ thứ hai, thƣờng dùng tên địa phƣơng khu vực đó để đặt [31].

Đối với cơ sở thờ tự Tịnh thất trên địa bàn thành phố có sự biến động theo từng giai đoạn, trong giai đoạn 1997-2002, số lƣợng Tịnh thất với 07 cơ sở nhƣng đến giai đoạn 2012-2017 chỉ còn lại 02 cơ sở dƣới sự quản lí của Giáo hội gồm: Tịnh thất Liên Hoa và Tịnh thất Hồng Pháp.

Hiện nay, Niệm Phật đƣờng còn lại ở Đà Nẵng là Niệm Phật đƣờng Liên Trì tọa lạc trên đƣờng Núi Thành. Theo định nghĩa, Niệm Phật Đƣờng là ngôi nhà thờ Phật, là nơi bá tánh đến thắp nhang cầu nguyện, thƣờng khơng có tăng ni trụ trì.

Ngồi các cơ sở thờ tự phổ biến trên, giai đoạn trƣớc năm 2007, theo thống kê trong Báo cáo Tổng kết của Ban Trị sự Thành hội, trên địa bàn thành phố có 01 Phật đài, dân gian thƣờng quen gọi Phật đài Hịa Mỹ. Đây là một cơng trình tƣợng đài Phật Thích ca nằm tọa lạc trên đƣờng Quốc lộ 1A thuộc làng Hòa Mỹ xƣa kia. Hiện nay, Phật đài Hịa Mỹ nằm trong khn viên của chùa Quang Minh. Tƣợng Đức Phật Thích Ca đƣợc thiết kế với chiều cao lên đến 20 mét, đang ngồi tọa thiền trên tịa sen có hình lục giác rộng 8 mét với bệ xi măng rất lớn cao đến 10 mét. Phật đài đƣợc xây dựng từ năm 1964 và hồn thành cơng trình này vào năm 1969 và đây là một pho tƣợng Phật lớn nhất nƣớc ta vào thời kì bấy giờ [1].

Xét về quy mơ, ở những giai đoạn trƣớc năm 1997, khi thành phố Đà Nẵng vẫn còn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, Phật giáo dù đã phát triển mạnh và ảnh hƣởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân ở đây. Song, với tình hình chung của thành phố cịn nghèo nàn, khó khăn, cơ sở thờ tự Phật giáo trong thời gian này với quy mơ khơng lớn, kinh phí đầu tƣ khơng nhiều, chỉ mang tính chất tự phát, tự xây dựng bởi các chƣ Tăng Ni, Khuôn hội tập thể,... Bƣớc sang khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2010 là thời gian cao điểm thành phố Đà Nẵng cải tạo, xây dựng hạ tầng cơ sở, quy hoạch lại các khu dân cƣ. Các cơ sở Phật giáo hòa trong sự phát triển chung của thành phố. Rất nhiều ngôi chùa xuống cấp đƣợc sửa chữa nâng cấp, xây cổng Tam quan, dựng các tƣợng đài có trị giá cao, xây dựng Chánh điện, Hậu tổ,... với nguồn kinh phí hàng trăm tỉ đồng.

Bảng 2.3. Kinh phí xây dựng, trùng tu các cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (1997-2012)

(Đơn vị: đồng)

Các chùa trên địa bàn 1997-2002 2002-2007 2007-2012

Quận Thanh Khê 4,123,051,000 6,612,241,000 18,710,000,000 Quận Sơn Trà 4,413,446,000 6,000,000,000 17,913,800,000 Quận Ngũ Hành Sơn 10,364,500,000 7,000,000,000 139,100,000,000 Quận Liên Chiểu 2,276,000,000 9,000,000,000 50,000,000,000 Quận Hải Châu 5,872,215,937 33,658,000,000 20,500,000,000

Quận Cẩm Lệ 0 4,000,000,000 13,464,000,000

Huyện Hòa Vang 117,000,000 3,200,000,000 42,246,000,000

Tổng 27,166,212,937 69,470,241,000 301,933,800,000

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phật sự qua 03 nhiệm kì

[6,tr.11-14], [8, tr.12-13], [9, tr.19]

Qua Bảng thống kê 2.3, có thể thấy, kinh phí trùng tu, sửa chữa các cơ sở thờ tự trên địa bàn Quận/Huyện thành phố Đà Nẵng tăng lên nhanh chóng qua các năm, tăng gấp 11 lần so với giai đoạn 1997-2002. Trong giai đoạn 1997-2002, nhiều cơ sở đã đƣợc Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng cấp đất cho chùa xây dựng các cơng trình: chùa, tƣợng đài Bổn sƣ đƣờng kính 12m, cao 27m (tính từ mực nƣớc biển tƣợng đài cao đồ sộ 1.480m), vƣờn Lộc Uyển, Quan âm lộ thiên với kinh phí tƣơng ứng 3.500.000.000đ đối với chùa Linh Ứng 1 (tọa lạc trên diện tích 20ha đất, quận Sơn Trà), 2.500.000.000đ đối với chùa Linh Ứng 2 ( tọa lạc tại Bà Nà, Hịa Vang) [6,tr.14]. Một cơng trình xây dựng có quy mơ lớn khác đƣợc khởi công vào năm 2010 với kinh phí hơn 200 tỉ đồng đó là ngơi chùa đá Qn Thế Âm tọa lạc tại chân Núi Kim Sơn, phƣờng Hịa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn. Điều đó cho thấy, quy mơ chùa chiền, tƣ viện, tịnh thất, tịnh xá trên địa bàn thành phố đã phát triển và đầu tƣ kinh phí rất lớn so với trƣớc. Trong những năm qua, nguồn kinh phí có đƣợc để xây dựng, trùng tu, mở rộng quy mô các cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố từ việc vận động, tùy hỉ của các đạo hữu, mạnh thƣờng quân, các tín đồ phát tâm cúng dƣờng. Việc đầu tƣ xây dựng, mở rộng quy mơ, cơi nới diện tích, trang trí khn viên, cảnh vật xung quanh cơ sở thờ tự có lẽ là do các nguyên nhân sau:

sử năm 2006 đã làm đổ nát, phá hủy nặng nề 80/111 cơ sở thờ tự trong thành phố. Có một số chùa bị tàn phá nặng nề từ 70 - 90% nhƣ Thiền viện Bồ Đề, chùa Phổ Quang quận Thanh Khê phải xây dựng mới hoàn toàn.

Thứ hai, việc đầu tƣ hàng trăm tỉ đồng xây dựng cho các ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt (Sơn Trà), chùa Linh Ứng Bà Nà (Hòa Vang), chùa Quán Thế Âm (Ngũ Hành Sơn) vừa mang ý nghĩa văn hóa tâm linh của thành phố, vừa là một trong những quần thể danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc hội tụ về đây, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch. Nhờ sự kết hợp hữu tình thiên nhiên, đất, nƣớc, khí trời hịa quyện, các ngôi chùa trên đã trở thành điểm đến khơng cịn xa lạ đối với du khách khi đến với Đà Nẵng.

Thứ ba, kể từ khi tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nhịp sống đô thị Đà Nẵng trở nên vội vã, bộn bề cuộc sống bủa vây con ngƣời khiến ngƣời dân nơi đây thƣờng có xu hƣớng tìm về nơi cửa Phật làm chỗ dựa tinh thần. Có thể nói, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng tăng thì việc phát triển, trùng tu, sửa chữa, nâng cấp các ngôi chùa cũ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đáp ứng tâm tƣ, nguyện vọng của các tín đồ nơi đây.

Xét về kiến trúc, các cơ sở thờ tự ở Đà Nẵng theo các tông phái Phật giáo khác nhau sẽ có những nét kiến trúc riêng biệt, mang những ý nghĩa tâm linh khác nhau. Phần lớn các ngôi chùa thuộc tông phái Phật giáo Bắc tơng trên địa bàn Đà Nẵng thƣờng có lối kiến trúc gần giống nhau theo kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu chữ nội Công ngoại Quốc. Trƣớc khi vào chùa lễ Phật, thƣờng phải qua cổng Tam quan. Qua tam quan, cõi tục và cõi trần nhƣ đã đƣợc phân chia, con đƣờng Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Chẳng hạn nhƣ chùa Linh Ứng Bãi Bụt, đi từ cổng Tam quan nhìn vào là 18 vị La Hán uy nghiêm xếp thành 2 hàng bên lối dẫn vào Chánh điện. Đi vào bên trong chùa, tòa chánh điện thƣờng nằm ngay phía trung tâm, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến tính nhằm xây dựng lịng thiện theo con đƣờng từ bi của đức Phật. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi cịn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Tịa nhà hậu thƣờng để thờ tổ chùa, thờ mẫu, thờ những ngƣời có cơng với chùa; đồng thời làm nơi ở cho chƣ tăng, nhà khách, nhà bếp… Ngồi ra, trong khn viên chùa cịn có các tƣợng đài, pho tƣợng, gác chng, tháp,… Tiêu biểu nhƣ chùa Bồ Đề tọa lạc

đƣờng Hoàng Thị Loan (Liên Chiểu) với bảo tháp 12 tầng, cao tới 65m. Tòa tháp này thờ phụng 10 ngàn tƣợng Đức Phật A Di Đà.

Khác với chùa Bắc Tơng, trên địa bàn Đà Nẵng chỉ có duy nhất 01 ngơi chùa Nam Tông là Chùa Tam Bảo. Đƣợc thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc Đông Nam Á những vẫn tôn lên đƣợc những nét rất riêng có của kiến trúc Việt. Về tổng thể kiến trúc, chùa Tam Bảo Đà Nẵng bao gồm 5 tòa tháp cao, nổi bật hẳn lên so với những cơng trình khác. Mỗi tháp lại mang những màu sắc khác nhau, bao gồm màu: đỏ, vàng, xanh, cam trắng. Đây cũng là 5 màu sắc xuất hiện trên lá cờ Phật. Trong tòa tháp cao nhất là nơi đặt Xá lợi – Xƣơng của Đức Phật. Ở phần sân trƣớc và sau của chùa Tam Bảo cũng đƣợc trồng hai lồi cây có ý nghĩa to lớn và đƣợc nhắc đến rất nhiều trong Phật giáo Nguyên Thủy. Ở sân trƣớc đƣợc trồng hai cây bồ đề, đặc biệt ở chỗ nó đƣợc chiết từ chính cây bồ đề Đạo trƣờng tại thánh địa Bodh Gaya ở Ấn Độ, đây cũng chính là nơi Đức Phật Thích Ca đã tu thành chính quả. Ở phần sân sau là hai cây sa – la, đƣợc mang về từ vƣờn Lumbini ở Nepal – nơi Đức Phật sinh ra và lớn lên [30]. Có thể thấy, khác với kiến trúc Bắc Tông, kiến trúc của Hệ phái Nam Tông mang đậm nét Phật giáo nguyên thủy hơn dƣới sự ảnh hƣởng của Phật giáo gốc Ấn, nhã nhặn, khơng cầu kì. Biểu tƣợng cây Bồ đề đƣợc khắc họa xung quanh chùa, ngay cả nơi thờ Phật Thích ca, tái hiện khung cảnh Phật Thích ca đang tu hành.

Bên cạnh các chùa theo hệ phái Bắc Tông, Nam Tông, các tịnh xá của hệ phái Khất sĩ có lối kiến trúc riêng. Tịnh xá luôn là nơi lý tƣởng để chƣ Tăng Ni tham thiền nhập định, Chánh điện ln ở chính giữa, là trung tâm điểm của một ngơi tịnh xá, nơi tháp cao nhất chính là nơi thờ tơn tƣợng Đức Phật Bổn Sƣ. Riêng về mơ hình ngơi chánh điện, nhìn từ ngồi vào trong, chánh điện Tịnh xá Ngọc Giáng có hình bát giác đƣợc kiến thiết hồn tồn bằng gỗ lim, máy ngói 3 tầng; cổ lầu tứ giác; trong lòng chánh điện là bốn cột lớn; bệ thờ Phật xây ba bậc; tôn tƣợng Đức Phật ngồi trong tháp gỗ có mƣời ba tầng; trên đỉnh chánh điện là hoa sen và ngọn đèn Chơn lý. Đặc biệt tôn tƣợng Đức Bổn Sƣ cao 3,5m bằng đồng đƣợc mạ vàng y. Phía sau bảo tháp thờ Phật là nơi tơn trí di ảnh Đức Tổ sƣ để tứ chúng tƣởng niệm từ khi Ngài vắng bóng đến nay, sau lƣng vách thờ Tổ là nơi thờ Cửu huyền.

Nẵng cịn có một ngơi chùa mang nét đặc trƣng riêng của ngƣời Hoa. Chùa Chiêu Ứng tọa lạc ơ một hẻm nhỏ trên đƣờng Lí Thái Tổ do cộng đồng ngƣời Hoa ở Hải Nam xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp giữa Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông, không giống bất kỳ ngôi chùa nào của ngƣời Hoa tại Việt Nam. Trƣớc sân chùa có một tịa bảo tháp hình lục giáp gọi là Bát quái đình nối liền với thềm chính điện. Cửa chính điện gồm 3 phần: phần giữa ghi Chiêu Ứng Công Từ; bên phải ghi Phong Điều Vũ Thuận; bên trái ghi Quốc Thái Dân An.

Tóm lại, các cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố có quy mơ ngày một tăng, diện mạo khang trang hơn giai đoạn trƣớc đó, một số cơ sở đƣợc UBND thành phố cấp đất, cho phép cơi nới diện tích xây dựng, tọa lạc trên những vị trí đắt địa nhƣ chùa Linh Ứng Bãi Bụt, chùa Linh Ứng Bà Nà,... và rất nhiều ngôi chùa đƣợc đầu tƣ xây dựng hàng trăm tỉ đồng từ nguồn kinh phí tùy hỉ, phát tâm cúng dƣờng của đạo hữu, Phật tử. Kiến trúc ở các cơ sở thờ tự đa dạng theo sự phân chia các hệ phái đã tạo nên những

Một phần của tài liệu Phật giáo đà nẵng giai đoạn 19972017 (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)