Đặc điểm liền thương trên siêu cấu trúc

Một phần của tài liệu mô tả đại thể, vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ (Trang 57 - 59)

- Bề mặt chân răng

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4. Đặc điểm liền thương trên siêu cấu trúc

Bề mặt chân răng (pha hữu cơ) gồ ghề, nhiều hốc lõm sâu trong khi bề mặt chân răng bình thường bằng phẳng, nhẵn. Điều này có thể do tác động cơ học của việc nhổ răng và cắm lại răng làm tổn thương bề mặt mô răng. Trên pha

khoáng thấy hình ảnh các vết nứt trên bề mặt, lớp khoáng bong ra, có những vùng lõm rộng, những vùng lõm rộng này có thể là những vùng bị tiêu chân răng

Bề mặt xương ổ răng (pha hữu cơ) thấy hình ảnh các ổ khuyết xương, đây là kết quả của quá trình sửa chữa hủy xương và tạo xương diễn ra. Có thể quá trình hủy xương diễn ra mạnh hơn quá trình tạo xương, nên đã tạo ra các ổ khuyết. Bề mặt xương ổ răng (pha khoáng) gặp chủ yếu là vùng khoáng đang hình thành và vùng hủy khoáng, đây là vùng hoạt động tiêu chân răng đang diễn ra.

Nghiên cứu sợi liên kết giữa chân răng và xương ổ răng cho thấy: khoảng cách giữa chân răng và xương ổ răng ở giai đoạn 4 tuần thu hẹp, điều này có thể giải thích là do hoạt động tiêu thay thế đang diễn ra, các tế bào xương xâm lấn vùng khe DCQR dẫn đến hẹp khe DCQR. Điều này phù hợp với các đặc điểm lâm sàng, xquang và mô học cùng ở giai đoạn 4 tuần. Giai đoạn 12 tuần, chân răng có nhiều vùng sát xương, có những vùng dính liền với xương ổ răng, điều này là do hiện tượng tiêu thay thế và dính khớp đang diễn ra dẫn đến chân răng và xương dính liền nhau. Đặc điểm này cũng phù hợp với đặc điểm trên lâm sàng, xquang và mô học cùng giai đoạn.

Trong nghiên cứu cắm lại răng muộn của chúng tôi, theo dõi qua các giai đoạn 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, 8 tuần chúng tôi đã mô tả các đặc điểm liền thương trên cả lâm sàng, xquang và vi thể cho thấy: các đặc điểm liền thương trên lâm sàng đều phù hợp với các kết quả liền thương trên xquang và trên vi thể. Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh việc tiên lượng và kiểm soát những biến chứng của tủy, DCQR hoại tử cho kết quả tốt, tỷ lệ tiêu viêm ít hơn so với nhóm cắm lại ngay mà không có sự kiểm soát sự sống của tủy.

Qua nghiên cứu thực nghiệm cắm lại răng muộn trên 12 con thỏ tại bộ môn Mô Phôi thai, Trường Đại Học Y Hà Nội trong thời gian 3 tháng, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu mô tả đại thể, vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w