Phân tích mô học

Một phần của tài liệu mô tả đại thể, vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ (Trang 41 - 42)

- Trước phẫu thuật đánh số từng con thỏ theo số thứ tự từ 1 đến 12 Răng tiến hành phẫu thuật là răng cửa hàm dưới bên trái.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phân tích mô học

Phân tích mô học vào các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần cho các kết quả sau.

Tất cả các mẫu quan sát được đều bị ảnh hưởng bởi tiêu chân răng, một vài mẫu có tiêu viêm, trong đó tiêu thay thế chiếm ưu thế. Có hình ảnh các sợi liên kết xơ sắp xếp định hướng song song với bề mặt chân răng, tuy nhiên không có khu vực nào có tái bám dính. Cụ thể qua các giai đoạn như sau: - Thời điểm 2 tuần, thấy sự

dày lên của mô liên kết, mô liên kết sung huyết nhiều mạch máu, chứng tỏ quá trình viêm vẫn đang xảy ra (Hình 3.3)

Hình 3.3. Thỏ 1, 2 tuần:

(1) Răng, (2) Khe DCQR, (3) Mô liên kết, (4) mạch máu, (5) Xương ổ răng. (H.E x125)

3

25 5

41 1

Hình ảnh mô học với độ phóng đại lớn hơn cho thấy hình ảnh mô liên kết dày đặc song song hoặc vuông góc với bề mặt chân răng. Khoảng DCQR được lấp bởi những mô liên kết, nguyên bào sợi và những tế bào lympho.

Có sự tiêu chân răng với hình ảnh các hủy cốt bào, cùng lúc với sự hình thành mô cứng mới với các nguyên bào xương quan sát thấy ở trên 2 bề mặt chân răng và xương ổ răng (Hình 3.4)

Hình 3.4. Thỏ 3, 2 tuần

(1) Ngà răng, (2) Khe DCQR, (3) Mô liên kết, (4) Tạo cốt bào, (5) Xương ổ răng. (H.E x250)

- Thời điểm 4 tuần: Khe DCQR hẹp lại với sự xâm lấn của mô liên kết dày, có những vùng mô liên kết xâm lấn sâu vào ngà răng (Hình 3.5). Phóng đại vùng xâm lấn thấy hình ảnh của các hủy cốt bào lẫn các tế bào xương xâm lấn thay thế ngà răng (Hình 3.6)

Hình 3.5. Thỏ 4, 4 tuần

(1) Ngà răng, (2) Khe DCQR, (3) Mô liên kết, (4) Xương ổ răng. (H.E x125)

Hình 3.6. Thỏ 4, 4 tuần

(1) Tạo cốt bào, (2) Hủy cốt bào. (H.E x 500)

Một phần của tài liệu mô tả đại thể, vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w