Sự liền thương của dây chằng quanh răng

Một phần của tài liệu mô tả đại thể, vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ (Trang 51 - 53)

- Bề mặt chân răng

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1. Sự liền thương của dây chằng quanh răng

Sự liền thương của DCQR gồm hai hiện tượng là tái bám dính và bám dính mới. Tái bám dính là hiện tượng tái hợp nhất của mô liên kết và bề mặt chân răng sau khi bị chia cắt do rạch đứt hoặc do chấn thương. Bám dính mới là sự hình thành mô liên kết ở vùng bề mặt chân răng bị lộ ra với tổ chức xung quanh, điều kiện bám dính mới là vùng mất DCQR nhỏ và còn phần DCQR lành mạnh xung quanh.

Trong nghiên cứu thực nghiệm cắm lại răng muộn của chúng tôi, trên tất cả các tiêu bản mô học tại các thời điểm sau cắm lại răng 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần đều không thấy hình ảnh liền thương DCQR, thậm chí cũng không thấy sự hiện diện của DCQR nằm trên thành HOR từ tuần thứ 4 trở đi. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì tất cả các răng thỏ cắm lại đều có thời gian răng để khô ngoài huyệt ổ răng là 60 phút, DCQR đã bị lấy bỏ nên không quan sát được hiện tượng tái bám dính trên tất cả các tiêu bản. Trong sự lành thương của cắm lại răng bị bật khỏi huyệt ổ răng, DCQR đóng một vai trò quan trọng. Một số nghiên cứu của Andreasen trên thực nghiệm cho thấy sự tái bám dính cũng như bám dính mới thành công trong cắm lại răng tùy thuộc vào sự sống

của DCQR chứ không phải là sự hiện diện của DCQR trong huyệt ổ răng [26], [36], [39]. Phần DCQR nằm trên thành huyệt ổ răng có khả năng bảo vệ chân răng khỏi hiện tượng bị tiêu nhưng không thể tái tạo lại DCQR nếu thiếu sự có mặt của DCQR sống nằm trên bề mặt chân răng [26]. Các nghiên cứu khác trên khỉ, chó, chuột cũng cho kết quả tương tự [26],[27], [31].

4.2.2. Tiêu viêm

Tiêu viêm xảy ra khi cắm lại răng mà tủy bị nhiễm khuẩn và bị mất nhiều DCQR. Quá trình này bắt đầu ở vùng tiêu bề mặt bởi các hủy cốt bào tiếp xúc với vùng mất cement và ngà bị lộ ở những vùng mà DCQR bị mất hoặc hoại tử. Vi khuẩn và những sản phẩm của nó có trong tủy hoại tử xâm nhập vào ống ngà, thông qua ống ngà đến bề mặt chân răng và ngăn không cho DCQR tự sửa chữa gây trở ngại cho quá trình liền thương và gây ra tiêu viêm.

Khi tủy nhiễm trùng được điều trị kịp thời, tiêu viêm sẽ dừng lại, nếu không được điều trị, quá trình tiêu viêm lan rộng, dẫn đến mất răng nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Carlos và cộng sự khi nghiên cứu quá trình liền thương ở khỉ sau cắm lại răng không điều trị tủy thấy quá trình tiêu viêm

diễn ra rất nhanh dẫn đến mất răng nhanh chóng [25]. Nghiên cứu của

Andreason JO năm 1980 cũng cho thấy tiêu viêm xuất hiện đầu tiên sau một tuần và nhanh chóng lan rộng [26].

Các tài liệu nghiên cứu trước đã báo cáo một tỷ lệ cao cắm lại răng muộn, khi mà thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng kéo dài, quá trình tiêu viêm có khả năng phát triển và dẫn đến tình trạng tiêu nghiêm trọng là do tủy và DCQR đã bị hoại tử [40]. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mất răng nhanh chóng. Vì vậy, trong nghiên cứu cắm lại răng muộn, chúng tôi đã tiên lượng để kiểm soát những biến chứng ấy bằng cách điều trị nội nha và lấy bỏ DCQR hoại tử trước khi răng được cắm trở lại. Việc điều trị tủy ngoài miệng đã loại bỏ được vi khuẩn, loại bỏ tác nhân gây viêm. Việc đặt canxihydroxit trong ống tủy giúp ngăn cản hoặc giảm quá trình tiêu viêm từ những vi khuẩn còn sót lại bởi vì canxihydroxit có khả năng trung hòa độc tố vi khuẩn và hoạt động của vi khuẩn [31],[41], [42], [43]. Do vậy mà trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có tiêu bản ở tuần thứ 2 có sự hiện diện của quá trình tiêu viêm với sự dày lên của mô liên kết, mô liên kết sung huyết nhiều mạch máu, chứng tỏ quá trình viêm vẫn đang xảy ra. Tuy nhiên, chân răng vẫn liền nét, như vậy thực chất đó là do phản ứng tự sửa chữa trong quá trình liền thương (Hình 3.3). Các tiêu bản mô học tại các thời điểm 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần không thấy sự hiện diện của quá trình tiêu viêm.

Một phần của tài liệu mô tả đại thể, vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w