CHƢƠNG 5 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
5.4. Phân tích tiên nghiệm
5.4.1. Phân tích tiên nghiệm qua bài kiểm tra Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm
Việc phân tích định lượng dựa trên kết quả của bài kiểm tra được HS thực hiện trong đợt thực nghiệm sau khi chúng tôi dạy các giáo án thực nghiệm ở lớp thực nghiệm.
Mục tiêu của bài kiểm tra:
- Kiểm tra khả năng tiếp thu các kiến thức về TK&XS được học của HS và biểu hiện của NL TD&LL.
- Kiểm tra mức độ ghi nhớ các kiến thức toán học, khả năng TD&LL, khả năng vận dụng các biện pháp được trình bày trong luận văn.
Cấu trúc và hình thức đề kiểm tra
- Cấu trúc đề kiểm tra:
Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập (40%).
Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự (40%).
Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống (20%).
- Hình thức: kiểm tra bằng hình thức tự luận trong thời gian 40 phút.
Nội dung đề kiểm tra sau thực nghiệm
Khác với những gì ban đầu khảo sát, đánh giá thực trạng, vì đã được bồi dưỡng và tập luyện thường xuyên NL TD&LL toán học trong quá trình học tập yếu tố TK&XS nên đề kiểm tra khơng cịn làm các em bối rối. Các em khá tự tin khi đối mặt với những dạng tốn TK&XS. Thơng qua các biện pháp chúng tôi đã đưa ra, GV đã từng bước luyện tập, phát triển cho HS các biểu hiện của NL TD&LL tốn học, điều đó đã mang lại hiệu quả không nhỏ cho các biện pháp đã được đề xuất.
Phân tích tiên nghiệm về bài kiểm tra sau thực nghiệm
Đề kiểm tra được thiết kế với dụng ý sư phạm cụ thể như sau: Thứ tự các bài toán được sắp xếp đi từ những kiến thức cơ bản, những bài toán quen thuộc trong SGK
(từ mức độ biết), rồi gợi mở, dẫn dắt HS phát triển bài tốn đó (mức độ kết nối, vận dụng). Với ý đồ thiết kế đề kiểm tra như vậy nhằm giúp HS thích thú, đam mê với việc học toán và quan trọng hơn là HS nắm được bản chất của vấn đề, hình thành cho học sinh một phương pháp học tập chủ động và sáng tạo. Những bài toán trong đề kiểm tra gắn với tình huống cuộc sống nên HS dễ nhận thấy tính ứng dụng và sự kết nối kiến thức trong SGK với thực tiễn.
Đối với câu 1 của đề, địi hỏi các em phải có năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực suy luận, lập luận. Làm được câu này, HS đạt mức độ tốt. Các biện pháp 1 và 3 giúp các em phát triển được năng lực này.
Đối với câu 2 của đề kiểm tra c ng giúp chúng tôi đánh giá được các thao tác của TD, NL suy luận thống kê, NL TD&LL. Biện pháp 1, 3 và 5 giúp các em giải quyết tốt bài toán này.
Đối với câu 3, đòi hỏi các em phải suy luận, chọn từ ngữ điền vào cho thích hợp. Biện pháp 2 và 4 sẽ giúp các em thực hiện tốt bài tập này.
5.4.2. Phân tích tiên nghiệm qua giáo án thực nghiệm
Chúng tôi thực hành 2 kế hoạch dạy học thực nghiệm ( Phụ lục 5,6)
Bài 65: Biểu đồ tranh (Trang 102)
Trong hoạt động khám phá, chúng tôi sử dụng biện pháp 1 và biện pháp 3 nhằm hướng đến NL tư duy, lập luận, NL suy luận thống kê.
Bước 1: Thực hiện thao tác phân tích
Bước 2: Thực hiện thao tác tổng hợp.
Sau khi phân tích, HS biết được số ô tô mỗi loại là bao nhiêu chiếc. Bước 3: Thực hiện thao tác so sánh
Yêu cầu HS so sánh số ô tô mỗi loại, biết được loại nào nhiều nhất, loại nào ít nhất, so sánh được số ô tô loại này với ô tô loại kia.
Bên cạnh đó, trong khi hướng dẫn HS phân tích biểu đồ, GV đặt câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta phải phân loại số ô tơ? (Để biết ơ tơ có màu gì và số lượng bao nhiêu)
+ Vậy chúng ta sẽ biểu diễn số lượng ô tô như thế nào? (Biểu diễn theo từng cột với màu sắc tương ứng)
Qua việc hoàn thành biểu đồ, HS đã biết thu thập, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê, hình thành năng lực cần thiết cho quá trình suy luận thống kê.
Ở phần bài tập, bài 1, chúng tôi sử dụng biện pháp 1 để HS hình thành NL phân tích, tổng hợp, so sánh và rèn luyện TDPB.
Thao tác phân tích: u cầu HS phân tích, đếm các loại hình (hình vng, hình trịn, hình tam giác, hình chữ nhật) và số lượng hình mỗi loại.
Thao tác tổng hợp: HS nhìn vào biểu đồ biết được số lượng mỗi loại hình, từ đó biết được hình nào nhiều hơn, hình nào ít hơn.
Thao tác so sánh: HS biết cách so sánh số lượng hình vng và hình chữ nhật, hình chữ nhật nhiều hơn hình tam giác bao nhiêu hình.
Rèn luyện TDPB: HS tiến hành thảo luận trong nhóm hồn thành phiếu, báo cáo kết quả thảo luận, sau đó đặt câu hỏi, nêu thắc mắc cho các bạn trả lời.
Ở bài tập 2, chúng tôi c ng sử dụng các biện pháp như ở bài tập 1.
Bài 66: Chắc chắn, có thể, khơng thể (Trang 106)
Ở hoạt động khám phá, chúng tôi sử dụng biện pháp 4 giúp HS nhận ra được, mơ tả được các khả năng chắc chắn, có thể, khơng thể.
Bước 1: GV đưa ra tình huống học tập có vấn đề: Bạn nào chắc chắn lấy được bóng xanh? Sau đó yêu cầu HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
Bước 2: HS tiến hành làm việc nhóm để giải quyết vấn đề. - HS thao tác trên vật thật, dự đoán và kiểm nghiệm.
Bước 3: GV kết luận
Ở phần bài tập, chúng tôi sử dụng biện pháp 2, biện pháp 5 hướng đến NL TDPB, NL lập luận.
- GV tổ chức các hình thức học thơng qua chơi để thực hành luyện tập bài 1, bài 2, bài 3 rèn luyện TD logic, NL lập luận..
- Trong quá trình thảo luận, báo cáo kết quả bài tập, HS rèn luyện NL TDPB.