8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các Trường THPT
3.2.5. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Hoạt động GDBVMT là một hoạt động được lồng ghép vào rất nhiều môn học và nhiều hoạt động của nhà trường cho nên các lực lượng tham gia vào hoạt động này tương đối lớn, chính vì vậy sự phối hợp giữa các lực lượng là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Sự phối hợp tốt giữa các lượng lượng giúp nâng cao chât lượng của hoạt động GDBVMT bởi vì trong quá trình phối hợp sẽ giúp các thành viên tham gia có cách nhìn tổng quan các hoạt động từ đó tìm ra được những điểm hạn chế, chưa hiệu quả để có thể điều chỉnh một cách phù hợp.
- Sự phối hợp lượng cịn có vai trị tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục trao đổi kinh nghiệm, cùng tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động GDBVMT.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMTgiúp cho nhà quản lý có thêm sức mạnh về cả vật chất lẫn tinh thần để thực hiện tốt hoạt động GDBVMT.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDBVMT, hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tăng cường nhận thức của các lực lượng tham gia GDBVMT về vai trò, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các lực lượng. Thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp Cha mẹ HS và các buổi giao lưu gặp gỡ để tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dạc
- Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong hoạt động GDBVMT, xác định vai trò, nhiệm vụ phối hợp của từng lực lượng tham gia vào hoạt động GDBVMT. Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp giữa các lực lượng GDBVMT.
- Xây dựng nội dung phối hợp của các lực lượng trong việc tổ chức hoạt động GDBVMT gồm các nội dung sau:
+ Thường xuyên liên lạc, trao đổi với gia đình của học sinh, tổ chức Đoàn Thanh niên của địa phương, Phịng tài ngun mơi trường của Thành phố về công tác bảo vệ môi trường;
+ Phối hợp trong công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh; + Phối hợp trong xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung các trang thiết bị phục hoạt động GDBVMT
+ Tổ chức các cuộc toạ đàm trao đổi giữa các bên về công tác giáo dục BVMT cho học sinh;
+ Tổ chức các hoạt động xã hội nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn với sự tham gia của học sinh.
- Xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ của các lực lượng trong tổ chức thực hiện các hoạt động GDBVMT.
- Chú trọng việc xây dựng các mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng sau: + Hiệu trưởng phối hợp với gia đình và Ban đại diện Cha mẹ học sinh: Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục ý thức BVMT. Tác động, ảnh hưởng của gia đình đến HS là rất lớn, gia đình hình thành nền tảng ý thức BVMT cho HS dưới sự tác động có định hướng của các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hiệu trưởng cần thể hiện tầm quan trọng của Ban đại diện Cha mẹ học sinh. Lực lượng này chính là sợi dây liên hệ giữa nhà trường và gia đình, là lực lượng phối hợp thường xuyên, liên tục nhất với nhà trường. Hiệu trưởng cần tổ chức hiệu quả các hoạt động phối hợp với gia đình và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
+ Hiệu trưởng chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên. Đây là mối quan hệ phối hợp dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Hiệu trưởng góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh để chực hiện tốt chức năng GDBVMT. Hiệu trưởng có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí, tạo cơ sở vật chất và các điều kiện để Đoàn tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Ngồi ra hiệu trưởng cịn thực hiện nhiệm vụ đóng góp ý kiến để xây dựng các chủ trương, phương hướng hoạt động Đoàn, tạo điều kiện để Đồn phát huy vai trị hoạt động độc lập sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động GDBVMT.
+ Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội ngoài trường. Đây là mối quan hệ giữa đại diện nhà trường và các tổ chức khác của địa phương. Nếu xây dựng và khai thác tốt mối quan hệ này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động GDBVMT.
Ngoài ra hiệu trưởng cần chú trọng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các lực lượng sau: giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn; Đồn Thanh niên và giáo viên chủ nhiệm; Sự phối hợp, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên…
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng cần nhận thức sâu sắc về tầm ý nghĩa, tầm quan trọng của sự phối hợp các lực lượng trong hoạt động GDBVMT, đồng thời quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ.
- Hiệu trưởng nắm vững hệ thống các văn bản có liên quan đến công tác phối hợp các lực lượng giáo dục. Ngồi ra hiệu trưởng cần có năng lực vận động quần chúng, phải hiểu chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của từng lực lượng giáo dục, có quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục; có năng lực tổ chức để sắp xếp lực lượng một cách hợp lý phù hợp với vai trò của từng lực lượng.
- Hiệu trưởng chủ động trong việc thực hiện vai trò kết nối các lực lượng tham gia giáo dục, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động nhằm tăng tính gắn kết giữa các lượng lượng.