7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở của việc bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn, phát triển du lịch tạ
1.2.2. Các văn bản của Trung ương, địa phương về bảo tồn, phát huy văn hóa vớ
hóa với phát triển du lịch
* Các văn bản của Trung ương
Lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc đều gắn liền với quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa, văn hiến vơ cùng đa dạng, giàu bản sắc dân tộc và chưa bao giờ bị đồng hóa về văn hóa mà ngược lại, chúng ta cịn tiếp nhận có chọn lọc nhiều giá trị mới của các nền văn hóa trên thế giới để làm phong phú hơn cho nền văn hóa Việt Nam. Tính bền vững của bản sắc văn hóa Việt Nam có được chính nhờ đã làm tốt cơng tác bảo tồn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc phát triển trong đời sống xã hội.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng ta đã xác định một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, Đảng ta “khẳng định và biểu dương những giá trị chân
cái lỗi thời, thấp kém” [16, tr. 144]. Đó vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ
trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đến Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến đây, quan điểm, mục tiêu về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển toàn diện và sâu sắc hơn, trong đó xác định: “Di sản vǎn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu vǎn hóa. Hết sức coi trọng cơng tác bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [4, tr. 7-8]. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong
Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX (2004) khi ban hành Kết luận “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới”.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng ta đã xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng của xã hội giàu tính nhân văn. Với quan điểm nhất quán xuyên suốt, ngày 9/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đảng ta tiếp tục khẳng định sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn, phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Trên cơ sở đó, đề cập đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc
trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện
nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo” [5, tr. 3].
Bên cạnh định hướng bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chú trọng khai thác yếu tố văn hóa truyền thống để phát triển và đặt ra mục tiêu: “Phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội” [11, tr. 2].
Ngày 29/6/2001, Quốc hội ban hành Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10, nêu rõ: “Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác
định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hố ở nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [50, tr. 1]. Ngày 14/6/2005, Quốc hội ban hành Luật Du
lịch số 44/2005/QH11, quy định cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khơi phục và phát huy các loại hình văn hố, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ cơng truyền thống; sản xuất hàng hố của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương [48, tr. 4]. Ngày 19/6/2016, Quốc hội Khóa XIV ban hành Luật du lịch số 09/2017/QH14 (thay thế Luật số 44/2005/QH11) xác định nguyên tắc: “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng” [49, tr. 3]. Ngày 06/10/2017 Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đây là động lực to lớn để huy động các nguồn lực đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch, tạo đà cho du lịch chuyển mình và phát triển.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 phê duyệt đề án phát triển văn hóa nơng thơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 xác định quan điểm: “Phát triển văn hóa nơng thơn trên cơ sở kế thừa những kết quả,
thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nơng thơn; việc xây dựng nông thơn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc” và đặc biệt coi trọng “nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa văn hóa làng (thơn, ấp, bản), tiêu chuẩn cơng nhận làng văn hóa, ý thức và vai trò tự quản của các cộng đồng dân cư trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu làng văn hóa.” [63, tr. 1-3].
* Các văn bản của tỉnh Quảng Nam và huyện Tiên Phước
Cùng với cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa và du lịch thành ngành mũi nhọn, thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động nhằm xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, con người Quảng Nam; chú trọng thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh.
Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, ngày 27/12/2016 Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 6 đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết nêu rõ quan điểm: “Phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo của cấp
ủy, chính quyền các cấp. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm hiệu quả, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và
môi trường; gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội” [67, tr. 2].
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định: “Phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các sản phẩm du
lịch, nhất là chuỗi liên kết du lịch đáp ứng bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển di tích, di sản, nhất là di sản văn hóa thế giới” [22, tr. 167]. Với
những định hướng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng nền văn hóa và con người Quảng Nam phát triển toàn diện, mang đậm bản sắc văn hóa của Đất và Người xứ Quảng. Đây thật sự là nguồn nội lực, sức mạnh nội sinh quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh.
Trong công tác quản lý nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn phát triển du lịch, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện công tác quản lý và huy động nguồn lực đầu tư để bảo tồn văn hóa và đầu tư cho phát triển du lịch như xây dựng đề án định hướng phát triển du lịch phía Nam tỉnh Quảng Nam đến năm 2025; Nghị quyết số 145/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1117/QĐ- UBND ngày 30/03/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 130/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 4143/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, huyện Tiên Phước đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện như: Chương trình hành động số 23-CTr/HU ngày 15/6/2017 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 30/12/2011 về Đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Tiên Phước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 46/NQ- HĐND ngày 18/12/2015 về quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến 2030.
Ủy ban nhân dân huyện đã cụ thể hóa chương trình, nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện thành kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng thực hiện Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 26/10/2017 về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại bền vững, gắn với du lịch sinh thái làng quê, xây dựng huyện Tiên Phước mang đặc trưng vùng Trung du xứ Quảng giai đoạn 2017 - 2025. Đề án đề ra mục tiêu: “Giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa
trung du xứ Quảng tại huyện Tiên Phước” [80, tr. 5]. Đây là cơ sở để huyện phát huy
tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông nghiệp gắn với khai thác những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng vùng trung du bán sơn địa để khai thác, phát triển du lịch, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng thành công huyện nông thôn mới và trở thành một Trung tâm du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Nam.