7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy văn hóa làng,
nhà vườn tại huyện Tiên Phước để phát triển du lịch
3.1.1. Những tồn tại trong hoạt động bảo tồn, phát huy, phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước huyện Tiên Phước
Là huyện miền núi, đời sống người dân cịn nhiều khó khăn, trong khi đó hầu hết các cơng trình nhà vườn, vườn để tạo cảnh quan văn hóa làng Tiên Phước đều thuộc sở hữu tư nhân, Nhà nước chỉ có thể vận động các chủ nhân gìn giữ nên cơng tác quản lý, ra quyết định bảo vệ các nhà cổ, không gian vườn hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn lực địa phương cịn hạn chế, các gia đình khơng có vốn đối ứng nên cơng tác hỗ trợ trùng tu chưa được thực hiện, nhiều nhà cổ đang có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Một số đề án về bảo tồn, phát huy di tích, di sản văn hóa chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy.
Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường cùng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ đã tạo ra những tác động đến nơng dân, nơng thơn; tình trạng nhường đất cho phát triển công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh… đã làm biến dạng không gian làng quê truyền thống, khơng ít giá trị từng được xem là tiêu biểu của cộng đồng làng, nay được nhìn nhận như những vật cản của sự phát triển; tình trạng du nhập những yếu tố văn hóa ngoại lai cũng gây nên nhiều tác động tiêu cực, làm phai nhạt nét đặc trưng của văn hóa làng. Chính điều này là một trong những tác nhân làm cho suy giảm văn hóa truyền thống. Có thể thấy, cơng nghiệp hóa, hiện đại hố khơng chỉ mang lại thời cơ lớn, mà còn tạo ra những thách thức không nhỏ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực văn hoá, trở thành thách thức với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn, các di tích, di sản văn hóa để giữ gìn và phát huy trong đời sống đương đại, trở thành nguồn tài nguyên thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương.
Văn hóa truyền thống thường được lưu giữ trong lớp người lớn tuổi, trong khi đó giới trẻ hiện nay có xu hướng tiếp thu văn hóa hiện đại, khơng gắn bó với văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, cơng tác bảo tồn văn hóa làng, các di sản, di tích nhà cổ, nhà vườn ở Tiên Phước mới đang tập trung bảo vệ, tơn tạo các giá trị văn hóa vật thể có thể nhìn thấy rõ như cảnh quan, đường làng, ngõ đá, bờ đá, nhà vườn.., nhưng còn những giá trị phi vật thể, cái “phần hồn” tạo nên văn hóa làng truyền thống chưa được phục dựng, bảo tồn, phát huy và thực hành nhiều trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư nên nhận thức và cách thức để bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của
người dân chưa toàn diện và sâu sắc, vì vậy có những nét văn hóa q giá trong sinh hoạt cộng đồng làng bị phá bỏ đáng tiếc, rất khó để phục hồi.
Hoạt động du lịch đang ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mang tính thời vụ, thiếu chun nghiệp, nhất là mơ hình du lịch cộng đồng mà Tiên Phước đang hướng đến. Các kinh nghiệm của việc tổ chức phục vụ khách du lịch chưa chuyên nghiệp, điều này dẫn đến chỉ thu hút du khách đến tham quan mà không giữ được khách lưu trú vì vậy chưa đem lại hiệu quả kinh tế, chưa mang đến sự ảnh hưởng nhất định trong nhận thức của người dân về giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống. Vai trị lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền huyện, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chưa chặt chẽ, thường xuyên; các cơ chế chính sách hỗ trợ chưa mạnh, chưa tạo được ảnh hưởng cũng như khuyến khích, động viên người dân, các doanh nghiệp tham gia bảo tồn, khai thác và phát huy văn hóa truyền thống để phát triển du lịch.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt ngành kinh doanh du lịch, nhiều hộ gia đình đầu tư khai thác giá trị di sản nhà cổ, nhà vườn để kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch, các cơng ty lữ hành gặp khó khăn phải dừng hoạt động; nhiều lao động trong lĩnh vực du lịch mất việc làm, giảm thu nhập, nhiều tour, tuyến được xây dựng, lập kế hoạch triển khai trên địa bàn huyện phải bị hủy bỏ.
3.1.2. Định hướng của Trung ương và địa phương về bảo tồn, phát huy văn hóa, phát triển du lịch trong giai đoạn 2021 - 2030 hóa, phát triển du lịch trong giai đoạn 2021 - 2030
* Định hướng của Trung ương
Bảo tồn và phát triển văn hóa là những nhân tố quan trọng không thể thiếu của sự phát triển bền vững; là hai mặt thúc đẩy trong quá trình truyền giữ và làm thăng hoa các giá trị di sản văn hóa, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của văn hóa, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực
hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế” [20, tr. 134].
Đồng thời chủ trương: “Gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài ngun văn hóa cho các thế hệ mai sau” [19, tr. 146]
Bộ Chính trị Khóa XII ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định: “Phát triển du lịch
bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội” [11, tr. 2]. Trên cơ sở đó, để phù hợp đường lối, quan hệ hợp
tác trong tình hình mới, Quốc hội ban hành Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 (thay thế Luật Du lịch số 44/2005/QH11 hết hiệu lực). Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 6/9/2017 triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó khẳng định quan điểm: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự
phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại…; Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc” [65, tr. 1].
* Định hướng của tỉnh Quảng Nam và huyện Tiên Phước
Nhận thức đúng về giá trị di sản văn hóa, tỉnh Quảng Nam đã rất chú trọng các phương án bảo tồn những di sản văn hóa, đồng thời duy trì tính đa dạng văn hóa hiện có của các dân tộc địa phương. Đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp quy liên quan cho công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, trong đó quy định các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và danh thắng; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích bảo vệ các di tích trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội; phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng, trên cơ sở đó giữ gìn, bảo tồn yếu tố nguyên gốc của di tích. Đồng thời, phát huy giá trị của di tích, di sản đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân; khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhấn mạnh: “Tiếp tục
phát triển mạnh mẽ lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là chuỗi liên kết đáp ứng bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển di tích, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Quảng Nam. Quan tâm phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, sự kiện, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe” [22, tr. 94].
Tiếp tục quan điểm phát triển du lịch trên cở sở bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 6 ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 20/7/2021 về phát triển thương mại, du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, khẳng định: “Phát triển thương mại, dịch vụ du lịch là trách nhiệm của
các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; sự quản lý, điều hành thống nhất của chính quyền các cấp, phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; Phát triển thương mại, dịch vụ du lịch theo hướng bền vững, gắn liền với quy mơ, trình độ phát triển sản xuất của tỉnh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn; gắn phát triển dịch vụ du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và
truyền thống tốt đẹp của con người xứ Quảng; ưu tiên phát triển du lịch xanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch thế giới” [69, tr. 2].
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5177/KH-UBND ngày 10/8/2021 về phát triển du lịch xanh Quảng Nam đến năm 2025, đặt mục tiêu: “Du lịch xanh góp
phần phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, văn hóa cộng đồng, cảnh quan thiên nhiên. Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh nhằm khai thác các điểm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch” [77, tr. 1] nhằm khuyến khích phát triển các loại
hình du lịch, đa dạng các sản phẩm, đáp ứng bộ tiêu chí các sản phẩm du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển di tích, di sản; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ, giữ gìn tài nguyên văn hóa cho thế hệ sau.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo, các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Phước lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Tập trung quyết liệt để tạo đột phá trong phát triển kinh tế du lịch, du
lịch sinh thái gắn với xây dựng Tiên Phước mang đậm bản sắc văn hóa thuần Việt”
[24, tr. 165], trong đó đặc biệt: Tập trung bảo tồn, tơn tạo, khai thác, phát huy hiệu quả các giá trị di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng địa phương, bản sắc văn hóa thuần Việt của người Tiên Phước. Xây dựng các mơ hình làng văn hóa sinh thái tiêu biểu trên địa bàn để hiện thực hóa chủ trương xây dựng Tiên Phước mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng [24, tr. 170]. Nghị quyết số 03/NQ-HU ngày 12/4/2021 của Huyện ủy về đẩy mạnh phát triển triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản sắc văn hóa thuần Việt giai đoạn 2021 - 2025 đặt mục tiêu: “Tồn huyện có
trên 50 trang trại đạt tiêu chí và trên 200 vườn đạt tiêu chí, trong đó có ít nhất 5 trang trại và 50 vườn đủ điều kiện đón khách du lịch. Đến năm 2025 Tiên Phước trở thành điểm đến du lịch độc lập, kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh” [37, tr. 5].
Ủy ban nhân dân huyện Tiên Phước tiếp tục triển khai đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng cho giai đoạn 2021 - 2025 nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy bằng các chính sách hỗ trợ, mở rộng diện tích vườn nhà, trùng tu nhà cổ gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch.
Với những định hướng nêu trên cho thấy công tác bảo tồn, phát huy các giá trị, di sản văn hóa ln được Đảng và Nhà nước quan tâm, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Tiên Phước cần tập trung phát huy trong thời gian đến. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn gắn với phát triển du lịch phát huy hiệu quả, trong thời gian đến huyện Tiên Phước cần phải xác lập được các nhiệm vụ, giải pháp thật cụ thể để triển khai thực hiện một cách đồng bộ từ nhiều cấp, nhiều ngành và người dân địa phương. Có như
vậy mới bảo tồn được di sản văn hóa, tạo những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn để phát triển kinh tế, phát triển du lịch một cách bền vững.