Một số nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 66 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy văn

3.2.1. Một số nhiệm vụ

Thứ nhất, bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn phải gắn với xây dựng môi trường nhân văn và đời sống văn hóa cộng đồng dân cư. Tiên Phước là vùng văn hóa

trong văn hóa xứ Quảng, nhưng có sắc thái riêng, được hình thành lâu dài và liên tục từ thế kỷ XV. Quê hương, bản quán của những tiền dân Tiên Phước đến từ nhiều vùng quê khác nhau ở vùng Bắc Bộ. Trong quá trình tụ cư, khai canh trên vùng đất mới, bằng sức lao động cần cù, sáng tạo, các thế hệ người dân đã hình thành nên những làng q hiền hịa chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng, những ngơi nhà vườn, nhà cổ truyền thống. Đây là những tài sản vô cùng quý báu, được kết tinh từ những kinh nghiệm sống, được gìn giữ từ ngàn đời của cha ông cần được bảo vệ, bảo tồn một cách chủ động, trách nhiệm, thích ứng bằng nhiều giải pháp, cách thức tổ chức, quản lý phù hợp trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hố và q trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn và phát huy, tạo thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Những tài sản văn hóa làng, nhà cổ, nhà vườn ở Tiên Phước đa phần thuộc sở hữu tư nhân nên cần có định hướng khai thác, bảo tồn và phát huy một cách hợp lý, đúng đắn trên cơ sở phát huy vai trò cộng đồng dân cư, hợp tác chặt chẽ giữa địa phương, người dân và các cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua cơ chế phối hợp đồng bộ các lực lượng toàn xã hội, tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng dân cư và người dân, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân

cùng làm”, “người dân làm, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng tham gia” các giá trị văn hóa

làng, nhà vườn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả. Qua đó, nhiều giá trị văn hóa cả vật thể, phi vật thể, phong tục, tập quán, môi trường nhân văn (sinh thái văn hóa) được khơi phục, bảo tồn, trở thành một bộ phận quan trọng và gần gũi trong đời sống, sinh hoạt cộng đồng dân cư.

Thứ hai, bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn phải gắn liền với bảo tồn văn hóa của cộng đồng dân cư đang sinh sống. Di sản văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước

với những giá trị vật chất và tinh thần còn tồn tại đến hôm nay là nguồn tài nguyên, tài sản vô cùng quý giá cần được bảo tồn và phát huy. Làng là nơi sinh sống cũng là khơng gian văn hóa của người nông dân, những dấu ấn của đời sống, sinh hoạt cộng đồng đều được lưu lại trên không gian sống từ những mái nhà cổ, ngõ đá, bờ đá rêu phong, đến vườn cây trái, cách ăn, nếp ở, phong tục, tập quán, kinh nghiệm sản xuất, lễ hội…, tất cả đều mang đậm bản sắc riêng làm nên nét đặc trưng của văn hóa làng, nhà vườn ở Tiên Phước. Vì vậy, để bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước phải kết hợp bảo tồn, phát huy văn hóa vật chất với văn hóa tinh thần và trong mơi trường văn hóa của chính cộng đồng dân cư đã sáng tạo, bảo tồn và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc vừa bảo tồn những cảnh quan, kiến trúc nhưng cũng đồng thời bảo tồn, khuyến khích mạnh mẽ việc khơi phục, thực hành các các lễ hội, phong tục, tập quán trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cư.

Trên thực tế, những giá trị vật chất, khơng gian kiến trúc văn hóa làng, nhà vườn thường được quan tâm bảo vệ, bảo tồn kịp thời, bởi nếu khơng có biện pháp bảo tồn hợp lý thì sẽ có nguy cơ hư hỏng xuống cấp và biến mất. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm bảo tồn những di tích kiến trúc mà khơng chú trọng bảo tồn, khơi phục những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư thì khi đó văn hóa làng, khơng gian sống, khơng gian sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư cũng sẽ mất và trở thành những di tích khơng có hồn khơng thể phát huy trong đời sống. Chính như vậy, bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn ở Tiên Phước phải gắn với bảo tồn văn hóa của cộng đồng dân cư sinh sống bằng cách từng bước khôi phục, phục dựng lại các giá trị văn hóa tinh thần, phi vật thể đã bị mai một để thổi vào khơng gian văn hóa làng “cái hồn” của chính nó, làm cho nó dần hồi phục và phát huy bền vững.

Thứ ba, bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với phát triển du lịch. Phát triển kinh tế - xã

hội phải nhằm đạt mục tiêu bảo tồn, phát huy hệ thống giá trị văn hóa địa phương, trong đó bảo tồn văn hóa ở đây vừa phải đảm bảo giữ gìn hiệu quả các giá trị vốn có của văn hóa truyền thống, văn hóa làng, nhà vườn, đồng thời phải đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển sinh kế của người dân và cộng đồng dân cư. Văn hóa làng, nhà vườn ở Tiên Phước thuộc loại “di sản sống” đang tồn tại, phát triển trong không gian làng quê nông nghiệp với đại bộ phận là sở hữu tư nhân, có giá trị với cuộc sống đương đại và cũng có những sự thay đổi theo yêu cầu của cuộc sống, cần phải có một cách tiếp cận bảo tồn phù hợp để vừa bảo tồn, bảo vệ nguyên trạng, nguyên gốc di sản văn hóa, vừa khai thác nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khai thác lợi thế nền nông nghiệp vùng trung du núi thấp với nhiều loại cây trồng bản địa đặc trưng, đặc sản có giá trị để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển các loại hình du lịch. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng Tiên Phước thành huyện điểm về

phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản sắc văn hóa thuần Việt, góp phần tạo việc làm để người dân sinh sống, làm giàu bằng chính ngành nghề nơng nghiệp trên chính những vườn cây trái, với di tích nhà vườn mà họ sở hữu, để người dân tự nguyện bảo tồn, khai thác phát triển theo định hướng của Nhà nước một cách bền vững.

Thứ tư, kết hợp bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn, các di tích, di sản văn hóa để phát triển du lịch bền vững. Làng quê Tiên Phước còn giữ nguyên những đặc

trưng của làng quê xứ Quảng xưa, với nhiều di tích, kiến trúc nhà cổ, nhà vườn, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Điều này đặt ra vấn đề làm thế nào để bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả trong đời sống xã hội và thật xứng đáng với một di sản văn hóa đặc trưng trong điều kiện tác động mạnh của q trình đơ thị hóa. Triển vọng về bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn mở ra hướng khai thác giá trị di sản, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững cho huyện Tiên Phước trong tương lai.

Bảo tồn, phát huy văn hóa làng, nhà vườn phải đặt trong khơng gian văn hóa của huyện Tiên Phước; phải nằm trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên, giữa truyền thống và hiện đại để thấy được giá trị riêng có của làng q Tiên Phước, đó là khơng gian thiên nhiên xanh mát, gắn kết hài hòa giữa con người với thiên nhiên, ruộng vườn, cây trái, sông suối, với lối sống thuần Việt và còn lưu giữ nhiều những phong tục, tập quán tốt đẹp, những bờ đá, ngõ đá rêu phong tạo nên dấu ấn đặc trưng của làng q Tiên Phước, của khơng gian văn hóa đá và xứ sở của ngõ đá. Đó là những điều kiện để địa phương kết hợp giữa bảo tồn và phát huy khơng gian văn hóa làng với các di tích, di sản văn hóa tạo thành những sản phẩm đặc trưng thu hút du lịch. Điều này, vừa phù hợp với đặc điểm, định hướng của huyện Tiên Phước, phù hợp với quan điểm hiện nay của tỉnh Quảng Nam: “Phát triển thương mại,

dịch vụ du lịch theo hướng bền vững, gắn phát triển dịch vụ du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và truyền thống tốt đẹp của con người xứ Quảng” [69, tr. 2].

Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm gìn giữ, phục dựng các nhà cổ, nhà ở truyền thống gắn với sinh hoạt hằng ngày của người dân; trùng tu, tơn tạo, nâng cấp các di tích, di sản văn hóa, nhất là tại các điểm nhấn về du lịch như Làng cổ Lộc Yên, Thanh Bơi, Hội An…. Đầu tư nghiên cứu, có chiến lược cụ thể từng bước xây dựng lại những giá trị văn hóa tinh thần, phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hóa dân gian, ẩm thực để tạo thành điểm nhấn thu hút du lịch. Đặc biệt tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành của tỉnh, thu hút, liên kết các doanh nghiệp, công ty lữ hành đầu tư, hỗ trợ trong công tác bảo tồn các giá trị kiến trúc vật thể, nhà cổ, nhà vườn; tiến hành khảo sát xây dựng các tour, tuyến để giới thiệu, quảng bá trong việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch. Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cở sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, xúc tiến quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng mơ hình phát triển du lịch an tồn, du lịch xanh

theo loại hình du lịch sinh thái nơng nghiệp, du lịch cộng đồng homestay, farmstay… nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương, gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển du lịch bền vững mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)