Các giải pháp

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 69 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy văn

3.2.2. Các giải pháp

* Đối với công tác bảo tồn

Một là cần nâng cao nhận thức người dân, cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn cảnh quan mơi trường gắn với phát triển du lịch bền vững. Làng là không gian

sống cũng là không gian kinh tế, khơng gian xã hội và khơng gian văn hóa của cộng đồng, trong đó có nhiều di sản văn hóa thuộc sở hữu tư nhân. Thực hiện công tác bảo tồn các di sản văn hóa cần phải nâng cao nhận thức từ các cấp ủy đảng, chính quyền đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện về công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan mơi trường, khơng gian vườn cũng như nhận thức về phát triển kinh tế du lịch. Đây là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị trên địa bàn, trong đó, người dân vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình thực hiện. Do vậy, cần tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân, chủ nhà vườn, cộng đồng dân cư và toàn xã hội nhận thức sâu sắc giá trị lịch sử, văn hố của các di tích, di sản, đặc biệt văn hóa làng, nhà vườn ở Tiên Phước, đây là những giá trị văn hóa quan trọng không thể tách rời của không gian văn hóa, cảnh quan mơi trường tạo nên giá trị văn hóa làng quê đặc trưng Tiên Phước được tạo dựng, giữ gìn qua hàng nhiều thế kỷ, từ khi các tiền dân đến khai canh, tụ cư, lập nghiệp trên vùng đất Tiên Phước.

Có nhiều cách để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn các di tích, di sản, bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn ở Tiên Phước, nhưng để hiệu quả, trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng đến người dân, đặc biệt người dân ở những khu vực làng cổ như Lộc Yên, Hội An, Thạnh Bình, Phú Lâm, Thanh Khê…, đây là những chủ nhân đang trực tiếp sở hữa, quản lý, sử dụng và thụ hưởng những giá trị văn hóa của cha ông để lại, vận động họ nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa, lịch sử to lớn của di tích, di sản để thêm trân trọng, tự hào và tự nguyện bảo tồn, gìn giữ; đồng thời thực hiện đồng bộ các hoạt động thông tin, tuyên truyền, thơng qua các hoạt động giao lưu văn hóa để phổ biến đầy đủ đến người dân trong huyện về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn nét văn hóa làng, nhà vườn đặc trưng Tiên Phước để khai thác, tạo nguồn lực bền vững phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bên cạnh đó, cần phối hợp với người dân nghiên cứu khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư như các lễ hội, trò diễn, trò chơi dân gian… để bảo tồn, phục dựng và thực hành trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng, qua đó khơng gian sinh hoạt văn hóa làng dần hồi phục và người dân sẽ tự ý thức để giữ gìn và phát huy.

Văn hóa gắn liền với mỗi cá nhân, cộng đồng và địa phương cụ thể thơng qua các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nên bảo tồn văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị cùng tham gia, phải đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người dân, mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần từ chủ trương, chính sách trong quản lý và tổ chức thực hiện. Phải đổi mới và tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, tạo sự chuyển biến nhận thức sâu sắc từ các ban, ngành, đoàn thể về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn cảnh quan mơi trường, văn hóa làng, nhà vườn gắn với phát triển du lịch ở huyện Tiên Phước. Cần coi trọng công tác giáo dục pháp luật, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến văn hóa, bảo tồn văn hóa; chú trọng phổ biến sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch, Quy chế quản lý, bảo vệ, phục hồi và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Tun truyền, vận động người dân nhận thức về giá trị di tích nhà cổ, nhà vườn, không gian vườn cây và các loại cây trồng bản địa đặc trưng để giữ gìn, cải tạo, bổ sung làm đa dạng, phong phú không gian vườn, nhà vườn để phát triển kinh tế, đồng thời vừa tạo cảnh quan không gian làng quê xanh mát gắn với triển kinh tế du lịch.

Các cấp chính quyền huyện Tiên Phước bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, cần xây dựng chiến lược quản lý, có kế hoạch cụ thể cho cơng tác bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn, các di tích, di sản để trên cơ sở đó cùng người dân bảo tồn, tu bổ kịp thời về kiến trúc nhà cổ, khơng gian văn hóa làng, nhà vườn, tránh nguy cơ biến mất của các di tích nhà cổ, nhà vườn, sự mua bán, xâm hại trong xây dựng, cải tạo nhà, cải tạo vườn làm phá vỡ khơng gian văn hóa làng đặc trưng Tiên Phước. Xây dựng các quy chế về quản lý, bảo tồn, khai thác di tích văn hóa lịch sử, văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước để bảo vệ, đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các cấp cả về lý luận để nhận diện giá trị di sản lẫn chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp bảo tồn, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ, bảo tồn, tơn tạo các di tích, di sản. Tuyên truyền, tập huấn cho người dân nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, gắn bảo tồn và phát triển du lịch, trong đó phát huy vai trị của cộng đồng dân cư cũng như trách nhiệm và quyền lợi của người dân tham gia trong công tác bảo tồn, khai thác phát triển du lịch trên nguyên tắc phát triển du lịch khơng làm biến dạng các di tích, di sản, khơng làm thay đổi cảnh quan vườn, văn hóa làng, nhà vườn đặc trưng Tiên Phước.

Gắn tuyên truyền nâng cao nhận thức với công tác quảng bá, giới thiệu về đặc trưng văn hóa làng, nhà vườn, tiềm năng văn hóa, du lịch huyện Tiên Phước, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa một cách hiệu quả, bền vững.

Hai là quy hoạch và quản lý quy hoạch khơng gian văn hóa làng, nhà vườn gắn với xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung phục vụ phát triển du lịch. Để bảo

tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước một cách hiệu quả, trước hết phải khảo sát, cần nhận diện, xác định rõ không gian, cảnh quan văn hoá; cấu tạo và diện mạo kiến trúc văn hóa làng, nhà vườn để định hướng bảo tồn, phát huy. Văn hóa làng ở Tiên Phước có đặc trưng riêng, khác với nơi khác, làng không có những hình ảnh

khép kín bởi cổng làng mà đã tạo những nét đặc trưng riêng. Đó là hình ảnh của những bờ đá, ngõ đá với hàng cau, chè tàu chạy dài quanh co, trong làng là những ngôi nhà rường ẩn dưới vườn cây trái nằm lưng chừng đồi, tạo nên một phong cảnh yên bình, hiền hòa hiếm thấy. Đây là một giá trị đặc trưng của vùng quê Tiên Phước và Quảng Nam.

Thời gian qua các cấp chính quyền huyện Tiên Phước rất quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống nhưng vẫn chưa có giải pháp đồng bộ trong xây dựng, bảo tồn khơng gian văn hóa làng, đặc biệt chưa có quy hoạch để quản lý và bảo vệ. Những đề án về bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng và đề án trùng tu, phát huy giá trị kiến trúc nhà ở cổ truyền mới chỉ là những đề án được thực hiện riêng lẻ chưa dựa trên sự quy hoạch chung. Điều này dẫn tới việc thực hiện công tác bảo tồn, phục dựng thiếu tập trung, dàn trải và gây khó khăn trong cơng tác quản lý, vận động người dân cùng tham gia. Một số ngôi nhà cổ đang có nguy cơ xuống cấp nặng, khơng gian vườn đang bị tác động trước nhu cầu chia sẻ về đất ở cho thế hệ sau. Do vậy, huyện Tiên phước cần triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm đạt mục tiêu “xây dựng huyện Tiên Phước thành huyện

Nông thôn mới vào năm 2022 và là một trong những Trung tâm du lịch sinh thái làng quê của tỉnh Quảng Nam” [24, tr. 152]. Tổ chức thực hiện các quy hoạch về sử dụng

đất đai, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, phát triển giao thông, quy hoạch về xây dựng, du lịch, phát triển văn hóa…, trong đó quy hoạch bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn phải kết hợp được các điều kiện về vị trí, kiến trúc, lịch sử, xã hội, kinh tế, môi trường, sự đồng thuận của người dân để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Ngoài ra, bên cạnh việc lập phương án trùng tu, tôn tạo, phục dựng các di sản, di tích nhà cổ, nhà vườn, phục dựng các giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống gắn với sinh hoạt của cộng đồng dân cư thì cơng tác quy hoạch bảo vệ, cải tạo, xây dựng lại khơng gian vườn, văn hóa làng đóng vai trị thiết yếu rất quan trọng, nhằm tạo ra một môi trường không gian phù hợp cho sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển sinh kế người dân và phục vụ phát triển du lịch. Trên cơ sở quy hoạch, huyện xây dựng đề án tổng thể và quy hoạch chi tiết về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng kế hoạch 5 năm, 10 năm và kế hoạch cụ thể hàng năm để có cơ sở tổ chức, quản lý, bảo tồn, phát huy di tích, di sản. Thơng qua quy hoạch, địa phương có hướng đầu tư trọng tâm, trọng điểm trong công tác bảo tồn, phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống của làng trên nhiều phương diện, cả về bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế gắn với bảo tồn, tạo sự an tâm và đồng thuận để người dân tự nguyện tham gia bảo tồn.

Bên cạnh quy hoạch khơng gian văn hóa làng, nhà vườn, các cấp chính quyền huyện Tiên Phước cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả các giải pháp quy hoạch xây dựng một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trồng cây ăn quả theo “Chương trình phát

xứ Quảng” đã được tỉnh thống nhất, trong đó ngồi việc duy trì phát triển các loại cây

trồng truyền thống, cần xác định cơ cấu cây trồng chủ lực, cây trồng xen cho phù hợp mỗi vùng, mỗi địa phương để bảo vệ, khôi phục và phát triển không gian vườn gắn với quy hoạch bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn phát triển kinh tế du lịch địa phương. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định tạo sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, đặc sản thu hút du lịch theo hướng trải nghiệm với các mơ hình du lịch trang trại nông nghiệp kết hợp lưu trú, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng…

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Phước lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2021 đặt ra lộ trình xây dựng huyện đạt chuẩn nơng thơn mới vào năm 2022 và đã có 11/14 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, điều này cho thấy công tác quy hoạch nông thôn mới và việc đầu tư hạ tầng cơ bản theo 19 tiêu chí về “điện, đường, trường, trạm” ở các xã cơ bản đã hoàn thành. Do vậy, giai đoạn đến xây dựng đạt chuẩn huyện Nông thơn mới cần ưu tiên giữ gìn bản sắc văn hóa là một trong các nội dung của nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao, bởi việc giữ gìn bản sắc văn hóa nơng thơn, văn hóa làng là quan trọng và cơng tác quy hoạch rất có ý nghĩa, đóng góp cho việc xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Gắn quy hoạch không gian văn hóa làng, nhà vườn trong quy hoạch nơng thơn mới là cơ hội để giữ gìn văn hóa làng, cùng với bảo vệ các di tích, di sản theo Luật Di sản văn hóa, các dấu ấn của làng xã có lịch sử lâu đời tạo nên “cái hồn” của làng quê thuần Việt như không gian cảnh quan, giếng nước, cổng làng, ngõ đá, hàng cau, kiến trúc... khi được quy hoạch sẽ được giữ gìn, bảo tồn hiệu quả.

Ba là hoàn thiện các cơ chế chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia bảo tồn văn hóa làng, nhà vườn, bảo vệ các di tích, di sản bền vững. Văn hóa làng,

nhà vườn Tiên Phước là các di tích, di sản sống tạo nên bản sắc văn hóa nơng thơn truyền thống, vừa có giá trị với cuộc sống đương đại nên cần có cách tiếp cận bảo tồn phù hợp để vừa bảo tồn hiệu quả, vừa tạo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư và người dân, những chủ nhân của di sản tự nguyện tham gia bảo tồn. Các cấp chính quyền huyện Tiên Phước, các cơ quan quản lý về văn hóa cấp huyện cần nghiên cứu các quy định của Nhà nước để kịp thời bổ sung, hướng dẫn, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn, tơn tạo, phục dựng các di tích, di sản, văn hóa làng, nhà vườn như: khôi phục lại kiến trúc, cấu kiện ngôi nhà cổ, không gian sinh hoạt, không gian vườn, các loại cây trồng bản địa đặc trưng, đường làng, lối đi trong vườn, những ngõ đá, bờ đá; khôi phục, bảo tồn những phong tục, tập quán, tri thức dân gian trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt; khôi phục, xây dựng mới những khu vườn, kiến trúc nhà ở truyền thống ở những khu vực vùng lõi cần bảo vệ, bị ảnh hưởng do nhu cầu về nhà ở, đất sản xuất, xây dựng nông thôn mới… đã tác động làm ảnh hưởng đến khơng gian văn hóa làng, nhà vườn cần được bảo vệ, phát triển.

Tổ chức đánh giá hiệu quả, kết quả thực hiện các chính sách, đề án về bảo tồn, tu bổ, tơn tạo các di sản, di tích nhà vườn cổ, kiến trúc nghệ thuật, đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái đã và đang thực hiện để đề xuất xây dựng các dự án trong thời gian tới nhằm đảm bảo tính khả thi, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, khó khăn về lồng ghép các cơ chế chính sách tài chính, cũng như việc bố trí kinh phí thực hiện, khi chưa cân đối được nguồn. Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng, xem xét ưu tiên bảo tồn, trùng tu cấp thiết đối với những ngôi nhà cổ xuống cấp nghiêm trọng, những khu vườn cần khơi phục để bố trí quy hoạch lại không gian, hỗ trợ cây trồng xen theo hướng đa tầng, đa dạng để đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ giá trị đặc trưng văn hóa làng, nhà vườn; thống nhất với chủ sở hữu các ngôi nhà cổ, nhà vườn về hạng mục tu bổ, trùng tu, tơn tạo, cây trồng để có mức hỗ trợ hợp lý trên quan điểm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” và vận động xã hội hóa về nguồn lực nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị di tích, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đóng góp về vật chất, tinh thần, hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; gắn việc bảo tồn, trùng tu di tích nhà cổ với các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại để khai thác du lịch.

Cần sớm ban hành quy định về một số chính sách quản lý và bảo vệ văn hóa làng, nhà vườn Tiên Phước; xây dựng quy chế quy định về bảo vệ môi trường và xác lập vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chủ nhân sở hữu di tích nhà cổ, nhà

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng, nhà vườn tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)